Đối với việc kết hơn có yếu tố nước ngồ

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 92 - 97)

Khi xem xét tính hợp pháp của việc kết hơn, pháp luật đề cập tới hai vấn đề là điều kiện kết hơn và nghi thức kết hơn. Vì vậy, khi xem xét tính hợp pháp của việc kết hơn có yếu nước ngồi việc chọn pháp luật áp dụng cũng được đặt ra đối với điều kiện kết hôn và nghi thức kết hơn như sau:

Về điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Theo quy định của pháp luật các nước trên thế giới, việc chọn pháp luật áp dụng điều chỉnh điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi thường dựa vào dấu hiệu quốc tịch hoặc dấu hiệu nơi cư trú của đương sự. Do đó, đương sự mang quốc tịch hoặc có nơi cư trú ở nước nào thì pháp luật nước đó sẽ quy định về điều kiện kết hôn. Việc áp dụng dấu hiệu quốc tịch hoặc

nơi cư trú phụ thuộc vào quy định của pháp luật mỗi nước. Thông thường các nước theo hệ thống Civil Law quy định dùng dấu hiệu quốc tịch, còn các nước theo Common Law dùng dấu hiệu nơi cư trú của đương sự.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, khoản 1 Điều 103 LHNGĐ năm 2000 quy định:

Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn.

Việc kết hơn giữa những người nước ngồi với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của luật này về điều kiện kết hôn.

Từ nội dung của khoản 1 Điều 103 LHNGĐ năm 2000 trên đây, việc áp dụng pháp luật điều chỉnh điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi có thể được chia làm hai trường hợp, đó là: Trường hợp kết hơn khơng được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và trường hợp kết hơn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.

Trường hợp thứ nhất, khi kết hơn khơng được tiến hành trước cơ

quan có thẩm quyền của Việt Nam. Trường hợp này xảy ra khi công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngồi mà việc kết hơn này khơng được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi. Trong trường hợp này, cơng dân Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hơn, cịn người nước ngồi phải đảm bảo các tiêu chuẩn về điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật của nước người đó mang quốc tịch. Việc tuân theo quy định trên đây sẽ là một trong những cơ sở pháp lý quan trọng

để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cơng nhận tính hợp pháp của việc kết hơn đó.

Trong thực tiễn quốc tế, để xác định điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định các bên kết hơn phải tn theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn. Đây được coi là tiêu chí đầu tiên để cơ quan có thẩm quyền của một nước cơng nhận tính hợp pháp của việc kết hơn có yếu tố nước ngồi khi việc kết hơn đó khơng được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước đó. Như vậy, có thể nói các quy định hiện hành của Việt Nam trên đây về vấn đề chọn pháp luật điều chỉnh điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi là hồn toàn phù hợp với thực tiễn quốc tế.

Trường hợp thứ hai, kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm

quyền của Việt Nam. Trong trường hợp này, khi các bên kết hôn (công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi hoặc người nước ngồi kết hôn với nhau) tiến hành kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước Việt Nam thì các bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn, đồng thời người nước ngồi phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hơn.

Cụ thể hóa các điều kiện kết hơn trong LHNGĐ năm 2000, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định tại Điều 10 đối với hai trường hợp cụ thể như sau:

Trong trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình về điều kiện kết hơn đồng thời người nước ngồi cịn phải tuân theo Điều 9 và Điều 10 của LHNGĐ năm 2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn, nếu việc kết hôn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam (khoản 1).

Trong trường hợp người nước ngồi kết hơn với nhau tại Việt Nam trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì mỗi bên phải tuân theo pháp luật nước mình là công dân hoặc theo pháp luật nơi thường trú (đối với người không quốc tịch) về điều kiện kết hơn; ngồi ra các bên cịn phải tuân theo Điều 9 và Điều 10 của LHNGĐ năm 2000 về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn (khoản 2).

Từ nội dung các quy định trên đây có thể nói pháp luật Việt Nam đã quy định khá đầy đủ và chi tiết việc chọn pháp luật áp dụng trong trường hợp có xung đột pháp luật về điều kiện kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Về nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi

Trong thực tiễn quốc tế, giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi, người ta thường áp dụng luật nơi tiến hành kết hơn (Lex loci celebrationis) để xác định tính hợp pháp về nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi. Theo nội dung này thì việc kết hơn được tiến hành ở đâu thì pháp luật ở đó sẽ quy định về tính hợp pháp về nghi thức của việc kết hơn đó. Bên cạnh việc áp dụng luật nơi tiến hành kết hơn, nhiều nước cịn đưa ra một số điều kiện bổ sung để nhằm xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi [94, tr. 238].

Ví dụ, theo quy định của pháp luật Cộng hịa Pháp thì khi cơng dân Pháp kết hơn ở nước ngồi, thì bên cạnh việc phải tuân thủ quy định của pháp luật nơi tiến hành kết hôn, công dân Pháp phải thông báo việc kết hôn này về nước cho cơ quan có thẩm quyền; hoặc theo quy định của pháp luật Đức thì khoản 3 Điều 13 Tư pháp quốc tế Đức được sửa đổi ngày 15/7/1986 quy định: Một cuộc hơn nhân có yếu tố nước ngồi nếu khơng phù hợp với pháp luật nước nơi tiến hành kết hôn, nhưng phù hợp với pháp luật quốc tịch của đương sự thì cuộc hơn nhân đó vẫn được coi là hợp pháp về mặt nghi thức [94, tr. 238]; hoặc trong các điều ước quốc tế liên quan tới quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, khi xác định tính hợp

pháp của nghi thức kết hôn đều ghi nhận việc áp dụng luật nơi tiến hành kết hơn. Ví dụ, Điều 15 Cơng ước Lahay 1902 về kết hơn có quy định: "Nghi thức kết hôn được công nhận là hợp pháp nếu nó tn theo luật nơi tiến hành kết hơn".

Theo pháp luật Việt Nam, LHNGĐ năm 2000 khơng có quy phạm quy định cụ thể việc chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, vấn đề liên quan tới nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi được đề cập tới tại khoản 1 Điều 20 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP. Đoạn 1 khoản 1 Điều 20 của Nghị định quy định:

Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc với người nước ngồi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật của nước đó thì được cơng nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trường hợp cấm kết hôn.

Theo quy định trên đây, việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi phải "phù hợp với pháp luật nước đó thì được cơng nhận tại Việt Nam". Sự "phù hợp" trong quy định này được hiểu là việc kết hôn trước cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi khơng chỉ phù hợp với điều kiện kết hơn mà cịn phải phù hợp về nghi thức kết hôn theo quy định của pháp luật nước ngồi đó. Như vậy, có thể nói, quy định nghi thức kết hơn tiến hành ở nước ngoài trên đây của Việt Nam là phù hợp với các quy định pháp luật của nhiều nước và phù hợp với Công ước Lahay 1902.

Tuy nhiên, nội dung khoản 1 Điều 20 của Nghị định 68/2002/NĐ-CP trên đây là quy định về công nhận nghi thức kết hôn ở nước ngồi chứ khơng được coi là quy định về chọn pháp luật điều chỉnh nghi thức kết

hơn có yếu tố nước ngồi. Vì vậy, các quy định chọn pháp luật áp dụng cho nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam cần được nghiên cứu bổ sung. Việc xem xét bổ sung quy định này sẽ được đề cập tới trong chương 3 của luận án này.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 92 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w