- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà
2.3.1.3. Theo tập quán quốc tế
Áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi là một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận trong pháp luật của các nước trên thế giới. Ở Việt Nam, tập quán quốc tế được áp dụng để giải quyết quan hệ hơn nhân có
yếu tố nước ngoài cũng được quy định trong LHNGĐ năm 2000. Tuy nhiên, nội dung của quy định này còn hạn chế.
Theo quy định của khoản 3 Điều 100 của LHNGĐ năm 2000 thì Nhà nước Việt Nam "bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngồi trong quan hệ hơn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế". Quy định này là rất cần thiết bởi vì nó là cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền áp dụng tập quán quốc tế khi pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập khơng có quy định áp dụng.
Tuy nhiên, nội dung này có thể chưa tồn diện, bởi vì nếu chỉ dựa vào nội dung quy định trên đây, thì tập quán quốc tế chỉ được áp dụng để giải quyết quan hệ hôn nhân "của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi". Vậy tập quán quốc tế có được áp dụng để giải quyết đối với các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi khác hay khơng? Ví dụ quan hệ hơn nhân của người nước ngoài với nhau, giữa người nước ngồi với người khơng có quốc tịch trên lãnh thổ Việt Nam. Nếu quy định tại khoản 3 Điều 100 của LHNGĐ năm 2000 chỉ áp dụng trong trường hợp bảo vệ quan hệ hôn nhân của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi thì vơ hình chung có sự phân biệt đối xử trong việc giải quyết quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi đối với từng trường hợp cụ thể khác.
Do đó, nội dung quy định trên đây cần được sửa đổi, bổ sung. Việc sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật đối với việc áp dụng tập quán quốc tế sẽ được đề cập trong chương 3 của luận án này.