Chấm dứt quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 32 - 37)

Nếu pháp luật quy định các cơ sở pháp lý cho sự tồn tại của quan hệ vợ chồng, thì pháp luật cũng đưa ra các quy định nhằm xác nhận sự chấm dứt của quan hệ vợ chồng. Có nhiều sự kiện làm chấm dứt quan hệ hôn nhân như: Do sự kiện chết của một bên vợ hoặc chồng; hoặc có sự tuyên bố của cơ quan có thẩm quyền về sự kiện chết của một bên vợ hoặc chồng; hoặc có sự kiện ly hơn giữa các bên vợ chồng.

- Hôn nhân chấm dứt do sự kiện chết của một bên vợ hoặc chồng

Sự kiện chết của một trong các bên vợ, chồng là một trong những trường hợp hơn nhân chấm dứt ngồi ý muốn chủ quan của các bên. Về mặt lý luận, quan hệ hơn nhân chỉ có thể tồn tại khi có sự tồn tại của của các bên chủ thể trong quan hệ hơn nhân đó. Điều này có nghĩa là nếu một trong các bên vợ, chồng bị chết thì hơn nhân đó đương nhiên bị chấm dứt mà khơng cần có sự tun bố của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này hơn nhân sẽ hồn tồn bị chấm dứt.

- Hơn nhân chấm dứt do cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tuyên bố sự kiện chết của một bên vợ hoặc chồng

Hôn nhân cũng bị chấm dứt khi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tuyên bố một bên vợ hoặc chồng đã chết. Trên thực tế có nhiều

trường hợp, mặc dù khơng có chứng cứ về sự kiện chết của một người, nhưng đồng thời cũng khơng có cơ sở pháp lý để chứng minh sự tồn tại của người đó trong xã hội. Do đó, để giải quyết các quan hệ và để bảo vệ quyền lợi cho những người khác có liên quan, cơ quan có thẩm quyền của nhà nước tuyên bố sự kiện chết của người đó. Việc cơ quan có thẩm quyền của nhà nước công bố sự kiện chết của một bên vợ hoặc chồng là cơ sở pháp lý chấm dứt một quan hệ hôn nhân.

Hậu quả của việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên bố sự kiện chết của một người cũng giống như trường hợp một trong các bên vợ chồng bị chết, nó là cơ sở pháp lý để chấm dứt một quan hệ hơn nhân. Tuy nhiên, có điểm khác nhau trong hai trường hợp này. Nếu trong trường hợp một trong các bên vợ chồng bị chết thì hơn nhân bị chấm dứt hồn tồn, thì trong trường hợp cơ quan của nhà nước có thẩm quyền tuyên bố một trong các bên bị chết thì hơn nhân khơng bị chấm dứt hồn tồn. Trong trường hợp thứ hai, hôn nhân bị chấm dứt có thể được phục hồi. Ví dụ, khi một người đã bị cơ quan có thẩm quyền tuyên bố là đã chết thì quan hệ hơn nhân của người này đương nhiên bị chấm dứt. Tuy nhiên, nếu trên thực tế người bị tuyên bố là đã chết mà vẫn cịn sống và sau này người đó trở về với gia đình của mình thì quan hệ hơn nhân của họ với vợ hoặc chồng trước đó đương nhiên được phục hồi và được pháp luật thừa nhận. Nói cách khác, pháp luật mặc nhiên công nhận sự tồn tại của quan hệ hôn nhân này, mà các bên không phải tiến hành đăng ký việc kết hôn lại tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là một trong những đặc trưng của quan hệ hôn nhân [93, tr. 56-57]. Đặc trưng này được gọi là đặc trưng phục hồi của quan hệ hôn nhân. Tuy nhiên, trong các trường hợp đặc biệt thì đặc trưng phục hồi quan hệ hôn nhân không được áp dụng. Ví dụ, một bên vợ hoặc chồng đã bị cơ quan có thẩm quyền tuyên bố là đã chết, và bên kia sau đó đã kết hơn với người khác thì khi người bị tuyên bố là đã chết có trở về thì cuộc hơn

nhân ban đầu khơng được phục hồi mà cuộc hôn nhân thứ hai vẫn được coi là hợp pháp.

- Hôn nhân chấm dứt do ly hôn

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước pháp luật theo yêu cầu của một hoặc của cả hai bên vợ chồng. Nếu như kết hơn là cơ sở để hình thành một quan hệ vợ chồng dựa trên sự tự nguyện của các bên chủ thể thì ly hơn là sự tự nguyện của ít nhất một bên chủ thể làm cơ sở để chấm dứt quan hệ vợ chồng. Sự tự nguyện yêu cầu chấm dứt hôn nhân của một bên hoặc cả hai bên sẽ là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền của nhà nước xem xét cho phép ly hơn. Nói cách khác, cơ sở pháp lý để tiến hành ly hơn là ý chí tự nguyện của một hoặc của cả hai bên vợ, chồng.

Nếu chúng ta cho rằng, kết hôn là cơ sở pháp lý để tạo nên tế bào xã hội đó là gia đình thì ly hơn khơng có nghĩa là làm tan rã tế bào xã hội ấy và làm cho xã hội suy yếu. Bởi vì, bên cạnh yếu tố tiêu cực, ly hơn cịn mang một ý nghĩa tích cực đó là bảo vệ quyền tự do của con người, giúp con người thốt khỏi những ràng buộc vơ lý, phi dân chủ của xã hội lạc hậu. Về vấn đề này V.I. Lê-nin đã khẳng định: "Ly hơn khơng có nghĩa là làm "tan rã" những mối liên hệ gia đình, mà ngược lại, nó củng cố những mối liên hệ đó trên những cơ sở dân chủ, những cơ sở duy nhất có thể có và vững chắc trong một xã hội văn minh" [40, tr. 335]. Khi nói về ly hơn, Ph. Ăngghen chỉ rõ: "Nếu tình yêu đã hồn tồn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly hơn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội" [56, tr. 128]. Như vậy, khi cuộc sống hôn nhân khơng thể tồn tại thì ly hơn là điều cần thiết khơng chỉ cho đơi bên nam nữ mà cịn cho xã hội.

Ly hơn mang bản chất xã hội và tính giai cấp sâu sắc, do đó quan điểm về ly hơn của các nước có chế độ xã hội, chính trị khác nhau là không giống nhau. Ở hầu hết các nước tư bản, với quan điểm cho rằng

quan hệ hôn nhân như một quan hệ hợp đồng, do đó việc ly hơn được coi là việc chấm dứt một quan hệ hợp đồng khi một trong các bên đã vi phạm hợp đồng hoặc khơng muốn duy trì quan hệ hợp đồng đó. Ngược lại, đối với nhiều nước theo đạo giáo, với quan điểm cho rằng hôn nhân do chúa hoặc do thánh tạo dựng, cho nên vợ chồng đã lấy nhau thì phải sống với nhau suốt đời do đó vấn đề ly hôn không được đặt ra.

Dưới chế độ phong kiến, với quan điểm "trọng nam, khinh nữ", bảo vệ quyền gia trưởng của người đàn ơng trong gia đình, người đàn bà được người đàn ông lấy về làm vợ chỉ với chức năng sinh đẻ con cái và hầu hạ gia đình nhà chồng. Vì thế người chồng có quyền ly hơn vợ với những nguyên cớ rất vô lý [93, tr. 169], ngược lại người vợ khơng có quyền được ly hơn. Trong chế độ xã hội dân chủ và văn minh, quyền được tự do ly hôn của phụ nữ luôn được tôn trọng. Khi bàn về vấn đề này Lê-nin đã khẳng định: "Nếu ngay từ bây giờ, khơng địi hỏi quyền hồn tồn tự do ly hơn, vì thiếu quyền tự do ấy là một sự ức hiếp lớn đối với giới bị áp bức, đối với phụ nữ" [40, tr. 163].

Cơ sở pháp lý để chấm dứt một quan hệ vợ chồng bằng việc ly hôn thông thường là một bản án do tịa án có thẩm quyền tun (trong một số trường hợp ly hơn có thể được thực hiện bằng một thủ tục hành chính do cơ quan có thẩm quyền thực hiện. Ví dụ, Đài Loan hoặc Nhật Bản, trong trường hợp nếu vợ chồng thuận tình ly hơn thì có thể tới cơ quan công chứng, hộ tịch để làm thủ tục cơng nhận sự thuận tình ly hơn của họ). Có thể nói, nếu đăng ký kết hôn là cơ sở pháp lý xác định quan hệ vợ chồng thì bản án ly hơn của tịa án được coi là cơ sở pháp lý phổ biến chấm dứt quan hệ hôn nhân. Việc nhà nước can thiệp vào việc ly hôn không chỉ nhằm bảo vệ lợi ích cụ thể của các bên chủ thể trong quan hệ hơn nhân mà cịn nhằm mục đích bảo vệ nhà nước và xã hội. Như vậy có thể nói rằng, mặc dù ly hôn là quyền tự do của các bên nhưng quyền tự do ấy khơng

nằm ngồi các quy định của pháp luật. Việc ly hơn chỉ có thể được tiến hành khi nó hội đủ các căn cứ đã được quy định trong pháp luật.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ly hôn được ghi nhận trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự và LHNGĐ năm 2000. Ví dụ, Điều 38 Bộ luật Dân sự của Việt Nam quy định: "Vợ hoặc chồng hoặc cả vợ chồng có quyền u cầu Tịa án cho chấm dứt quan hệ hơn nhân khi có lý do chính đáng" hoặc theo quy định của Điều 8, LHNGĐ năm 2000 thì "ly hơn là chấm dứt quan hệ hơn nhân do tịa án cơng nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng".

Từ các quy định trên đây có thể thấy, việc ly hơn chỉ có thể được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét khi có một hoặc cả hai bên yêu cầu ly hôn.

Cũng như đối với kết hôn, pháp luật của tất cả các nước đều có quy định đối với ly hơn. Tuy nhiên, nội dung các quy định cụ thể điều chỉnh ly hôn của các nước là khơng giống nhau. Bởi vì, nội dung của các quy định này phụ thuộc rất nhiều vào chế độ kinh tế, chế độ xã hội và phong tục tập quán của mỗi nhà nước khác nhau. Ví dụ, trong xã hội phong kiến Việt Nam trước đây, với quan điểm bảo vệ quyền lợi của người đàn ông, Điều 118, 119 của Dân pháp điển Bắc kỳ (1931) đã đưa ra những điều kiện dễ dàng hơn của người đàn ông so với người đàn bà trong việc ly hôn [13]. Nhưng trong chế độ XHCN của Nhà nước Việt Nam hiện nay, với quan điểm nam nữ bình đẳng trong mọi quan hệ, bao gồm cả quan hệ hơn nhân, do đó vợ chồng có quyền ly hơn, nếu đời sống chung của hai bên vợ chồng khơng thể kéo dài, mục đích hơn nhân khơng đạt được.

Pháp luật điều chỉnh việc ly hơn đóng một vai trị quan trọng trong việc xây dựng và phát triển xã hội. Nếu pháp luật điều chỉnh ly hơn khơng phù hợp thì sẽ làm cho xã hội hỗn loạn và hậu quả của nó là làm cho xã

hội bị suy yếu. Ngược lại, nếu pháp luật điều chỉnh ly hơn phù hợp thì khơng những làm cho xã hội ổn định mà còn làm cho xã hội vững mạnh. Bởi vì, như đã trình bày ở trên, ly hơn cũng có những điểm tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển một xã hội dân chủ, văn minh.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 32 - 37)