Pháp luật về hôn nhân từ năm 1945 đến năm

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 59 - 65)

Thời kỳ từ năm 1945 đến năm 1975 được chia thành hai giai đoạn: Từ 1945 đến 1954 và từ 1954 đến 1975.

- Giai đoạn từ 1945 đến 1954

Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2 tháng 9 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tun ngơn độc lập tại quảng trường Ba Đình chính thức khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Là một nhà nước dân chủ non trẻ vừa lột xác từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong thời kỳ non trẻ đó Việt Nam phải gồng mình để đối phó với bao thù trong giặc ngồi, trong đó có cuộc kháng chiến thần thánh chín năm chống thực dân Pháp và kết thúc bằng chiến thắng Điện Biên Phủ. Trong thời kỳ khó khăn này tồn bộ chí lực, vật lực của nước nhà tập trung cho cơng cuộc kháng chiến nên rất ít văn bản pháp luật riêng lẻ được ban hành để điều chỉnh các quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ hơn nhân và gia đình.

Cho tới tháng 5 năm 1950, các vấn đề liên quan tới quan hệ dân sự trong đó có quan hệ hơn nhân và gia đình đều chịu sự điều chỉnh của các quy định được ghi nhận trong ba Bộ luật Dân sự: Dân pháp điển Bắc kỳ (1931), Dân pháp điển Trung kỳ (1936) và Pháp quy Giản yếu (1883). Cơ sở pháp lý cho việc áp dụng các bộ luật này là Sắc lệnh ngày 10/10/1945. Sắc lệnh này quy định tạm giữ các luật lệ hiện hành ở Việt Nam để thi hành cho đến khi ban hành những bộ luật mới cho toàn cõi Việt Nam, trừ những quy định đi ngược lại độc lập dân tộc và quyền lợi của nhân dân.

Trong giai đoạn này, có một văn bản pháp luật có giá trị cao nhất đầu tiên đề cập gián tiếp đến quan hệ hơn nhân đó là bản Hiến pháp năm 1946. Bản Hiến pháp này được Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hịa thơng qua ngày 9/11/1946. Tại Điều 9 Hiến pháp quy định: "Đàn bà ngang quyền với đàn ơng về mọi phương diện". Có thể nói, đây là nội dung tiến bộ thể hiện bản chất tốt đẹp của một xã hội văn minh, một xã hội mà trong đó mọi người được bình đẳng với nhau ở mọi mọi lĩnh vực trong đó có đời sống hơn nhân và gia đình.

Ngày 22/5/1950, Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 97-SL quy định sửa đổi một số quy lệ và chế định dân luật. Sau khi đã đưa ra các quy định tiến bộ điều chỉnh quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ hơn nhân và gia đình, Sắc lệnh số 97-SL đã tuyên bố bãi bỏ việc thi hành những quy định trái với các nguyên tắc tiến bộ trong quan hệ hôn nhân và gia đình của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa. Điều 14 Sắc lệnh số 97-SL quy định: "Tất cả các điều khoản trong Dân pháp điển Bắc kỳ, Dân pháp điển Trung kỳ, Pháp quy giản yếu 1883 (Sắc lệnh ngày 3-10-1883) thi hành ở Nam kỳ, và những luật lệ theo sau, trái với những điều khoản trên này đều bị bãi bỏ".

Sắc lệnh số 97-SL đã đưa ra nhiều quy định khá chi tiết về quan hệ hôn nhân. So với các quy định được ghi nhận trong ba Bộ dân luật trước đó thì các quy định trong Sắc lệnh có nội dung rất tiến bộ. Ví dụ từ Điều 2 đến Điều 5 Sắc lệnh quy định: Người con đã thành niên khơng bắt buộc phải có cha mẹ bằng lịng mới được kết hơn; người trong thời kỳ tang chế vẫn có thể được lấy vợ, lấy chồng; người đàn bà ly dị có thể lấy chồng khác ngay sau khi có án tuyên ly dị, nếu dẫn chứng được rằng mình khơng có thai hoặc đang có thai; chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình... Có thể nói, nội dung các quy định trên đây là các nội dung pháp lý rất tiến

bộ trong quan hệ hôn nhân mà chưa bao giờ được quy định trong pháp luật của Việt Nam trước đó.

Văn bản pháp lý riêng biệt đầu tiên đề cập đến lĩnh vực hôn nhân là Sắc lệnh số 159-SL được ban hành ngày 17/11/1950, quy định về vấn đề ly hôn. Trong Sắc lệnh này, các duyên cớ ly hôn, thủ tục ly hôn và hiệu lực của việc ly hôn được quy định tuy không nhiều nhưng tương đối cụ thể. Sự ra đời của Sắc lệnh số 159-SL quy định riêng biệt các vấn đề về ly hôn đã thể hiện phần nào quan điểm cho rằng hôn nhân là quan hệ dân sự đặc biệt và cần được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật riêng. Trên thực tế, quan điểm này đã được thực hiện khi Nhà nước ta ban hành Luật Hơn nhân và gia đình năm 1959.

Như vậy, giai đoạn 1945 - 1954, với sự ra đời của Sắc lệnh số 97- SL đã hủy bỏ các quy định lạc hậu được ghi nhận trong ba Bộ dân luật, đồng thời ghi nhận những nội dung tiến bộ điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung và hơn nhân nói riêng. Trong giai đoạn này các vấn đề liên quan đến kết hôn sẽ tuân theo quy định của Sắc lệnh số 97-SL ngày 22/5/1950, các vấn đề về ly hôn sẽ tuân theo quy định của Sắc lệnh số 159-SL ngày 17 tháng 11 năm 1950. Trong tất cả các quy định điều chỉnh quan hệ hôn nhân trong giai đoạn này khơng có một quy phạm nào ghi nhận việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.

- Giai đoạn từ 1954 đến 1975

Đây là thời kỳ Việt Nam bị chia cắt thành hai miền Nam Bắc, mà vĩ tuyến 17 là ranh giới tạm thời giữa hai miền. Miền Bắc làm cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, sau đó tiến hành cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; miền Nam, mặc dù sống trong sự kìm kẹp của chính quyền bù nhìn, nhân dân vẫn tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ để thống

nhất nước nhà. Do đó trong thời kỳ này, pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung và điều chỉnh quan hệ hơn nhân nói riêng ở mỗi miền là khác nhau.

- Pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi ở miền Bắc

Trong giai đoạn này miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ tiến hành công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đồng thời hỗ trợ cho miền Nam tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ để tiến tới thống nhất nước nhà. Một sự kiện quan trọng trong giai đoạn này là Hiến pháp của nước Việt Nam dân chủ cộng hịa được Quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 31/12/1959 và được Chủ tịch nước ký Sắc lệnh công bố ngày 1/1/1960. Hiến pháp ghi nhận các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh mọi quan hệ, trong đó có quan hệ hơn nhân. Về quan hệ hôn nhân, Điều 24 Hiến pháp năm 1959 quy định: Phụ nữ nước Việt Nam dân chủ cộng hịa có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình; Nhà nước bảo hộ hơn nhân và gia đình.

Trong thời kỳ này, cùng với việc ban hành Hiến pháp, Nhà nước đã ban hành Luật hơn nhân và gia đình. Xuất phát từ thực tế về quan hơn nhân và gia đình trong tình hình mới, Luật hơn nhân và gia đình Việt Nam đã được Quốc hội thơng qua tại kỳ họp thứ 11 Ngày 29/12/1959. Luật này được Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hịa cơng bố bằng Sắc lệnh số 02-SL ngày 13/1/1960. Sự ra đời của LHNGĐ năm 1959 được xem như một mốc dấu cho việc tách quan hệ hơn nhân và gia đình khỏi ngành luật dân sự thành một ngành luật độc lập [17, tr. 12].

Luật hơn nhân và gia đình 1959 bao gồm 6 chương với 35 điều quy định tương đối tồn diện về quan hệ hơn nhân và gia đình. Tuy nhiên, LHNGĐ năm 1959 khơng có một quy phạm nào quy định về quan hệ hơn

nhân có yếu tố nước ngồi. Có lẽ trong thời kỳ này vì các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi chưa phổ biến ở Việt Nam, do đó việc khơng đưa ra các quy định dự liệu cho việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài là điều dễ hiểu.

- Pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi ở miền Nam

Ở miền Nam, dưới sự cai trị của bộ máy ngụy quân, ngụy quyền miền Nam, các quan hệ dân sự nói chung và các quan hệ hơn nhân nói riêng trong thời kỳ này vẫn chịu sự điều chỉnh của Pháp quy giản yếu (1883) cho đến năm 1959.

Dưới sự cai trị của chính quyền Ngơ Đình Diệm, ngày 02/01/1959, Luật gia đình của chế độ họ Ngơ được cơng bố. Về mặt pháp lý, Luật gia đình này đã chấm dứt sự điều chỉnh của Pháp quy giản yếu (1883) đối với các quan hệ hôn nhân trong khu vực tạm thời nằm dưới sự cai trị của chính quyền ngụy quân, ngụy quyền miền Nam. Mặc dù sự ra đời của Luật gia đình này đã đánh dấu một bước tiến bộ trong việc xây dựng các quy định về hôn nhân, nhưng về kỹ thuật lập pháp cũng như nội dung của luật này cịn có nhiều hạn chế.

Thứ nhất, về cách dùng từ

Việc Luật gia đình 1959 dùng từ "hơn thú" ở trong luật này là khơng chính xác. Ngay tại Thiên I, Chương 1, Luật gia đình đã dùng từ "hơn thú" để chỉ một cơ sở pháp lý xác lập hơn nhân thay vì phải dùng từ "giá thú". Bởi vì, theo Vũ Văn Mẫu thì "hơn thú" là danh từ chỉ áp dụng riêng cho việc lấy vợ của người đàn ông, còn danh từ "giá thú" mới là danh từ chỉ việc lấy vợ, lấy chồng của hai bên nam nữ [57, tr. 163]. Nếu việc dùng từ này là cố ý thì có lẽ những nhà làm luật của chính quyền Ngơ Đình Diệm đã coi người đàn ơng là người quyết định quan hệ hơn nhân. Hay nói cách khác,

luật hơn nhân này nhằm chỉ bảo vệ người đàn ông trong việc lấy vợ mà thôi.

Thứ hai, về nội dung

Trong Luật gia đình có nhiều quy định có nội dung lạc hậu. Ví dụ, pháp luật quy định cấm đốn ly hơn, trừng phạt nghiêm khắc về hình sự đối với các trường hợp ngoại hơn, trừng phạt nghiêm khắc về hình sự đối với việc vi phạm các nghĩa vụ phát sinh từ giá thú... Nội dung của các quy định này "đã tạo ra sự xáo trộn vơ ích, trái với tục lệ truyền thống và không phù hợp với nhu cầu xã hội" [58, tr. 7].

Về các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi được Luật gia đình 1959 quy định tại các điều 24, 25, 70. Nội dung của các điều khoản này chỉ quy định các điều kiện và thủ tục về tính hợp pháp của "hơn thú" được lập ở nước ngoài giữa người Việt Nam với nhau hoặc giữa người Việt Nam với người nước ngồi.

Tháng 11 năm 1963, chính quyền họ Ngơ đã bị lật đổ, chính quyền bù nhìn mới lên thay đã ban hành Sắc luật số 15/64 thay thế cho Luật gia đình 1959 của chế độ gia đình trị họ Ngơ.

Nội dung của Sắc luật 15/64 nhìn chung giống nội dung của Luật gia đình 1959 nhưng cấu trúc của Sắc luật này có khác. Nếu trong Luật gia đình 1959 chia thành các thiên và các chương thì Sắc luật 15/64 chia thành các chương và các tiết. Sắc luật 15/64 bao gồm 3 chương, 12 tiết với 158 điều. Mặc dù có những cải cách tiến bộ hơn so với Luật gia đình 1959 nhưng Sắc luật này khơng tránh khỏi những khiếm khuyết về kỹ thuật cũng như về nội dung [57, tr. 8].

Ngày 20/12/1972 Bộ dân luật được ban hành. Bộ dân luật này đã thay thế cho Sắc luật 15/64. Như vậy, từ tháng 12 năm 1972 cho đến 30 tháng 4

năm 1975 các quan hệ hơn nhân dưới chính quyền Ngụy Sài Gịn chịu sự điều chỉnh bởi các quy phạm quy định trong Bộ dân luật này.

Về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, Bộ dân luật quy định tại Điều 125. Cũng như nội dung của các Điều 24, 25, 70 của Luật gia đình 1/59 dưới thời họ Ngơ, Điều 125 của Bộ dân luật dưới chế độ Nguyễn Văn Thiệu chỉ quy định các điều kiện và thủ tục để một hôn thú được lập ở nước ngồi có giá trị tại miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.

Nhìn chung, các văn bản pháp luật dưới chế độ ngụy quân, ngụy quyền miền Nam là các văn bản có nội dung đi ngược lại lợi ích của quốc gia và dân tộc [12, tr. 34]. Mặc dù đã xóa bỏ chế độ đa thê nhưng vẫn thể hiện nguyên tắc bất bình đẳng giữa vợ và chồng, phân biệt đối xử với các con trong và ngoài giá thú, cấm vợ chồng ly hôn...

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 59 - 65)