Pháp luật về hôn nhân có yếu tố nước ngồi từ năm 1986 đến năm

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 66 - 68)

đến năm 1993

Để đáp ứng với tình hình mới, khi mà điều kiện kinh tế của Việt Nam có nhiều thay đổi, các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 có nhiều quy phạm khơng cịn phù hợp với thực tế, do đó tại kỳ họp lần thứ 12 Quốc hội khóa VII đã thơng qua Luật hơn nhân và gia đình ngày 29/12/1986. Luật hơn nhân và gia đình 1986 gồm 10 chương với 57

điều quy định các nguyên tắc tiến bộ điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình Việt Nam.

Đối với quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, LHNGĐ Việt Nam 1986 đã quy định một chương riêng (chương 9) về "Quan hệ hôn nhân và gia đình của cơng dân Việt Nam với người nước ngồi". Chương này gồm ba điều đó là các Điều 52, 53, 54 với các nội dung sau:

- Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên tuân theo những quy định của pháp luật nước mình về kết hơn. Nếu việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi tiến hành ở Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tn theo các quy định ở Điều 5, Điều 6, Điều 7 của LHNGĐ Việt Nam.

- Quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con, hủy việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi và đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài do Hội đồng Nhà nước quy định.

- Trường hợp đã có Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về hơn nhân và gia đình giữa Việt Nam và nước ngồi, thì tn theo những quy định của các Hiệp định đó.

Có thể nói, việc dành một chương riêng trong LHNGĐ năm 1986 để quy định về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi là một bước phát triển mới, một tiến bộ mới trong công tác lập pháp của nước ta về lĩnh vực này. Nó khơng những thể hiện sự quan tâm của nhà nước đến vấn đề hơn nhân có yếu tố nước ngồi, mà còn phản ánh một xu thế thời đại là các quy định của pháp luật Việt Nam đã bước đầu có những nội dung phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế trong quan hệ hôn nhân.

Tuy nhiên, trong ba điều (Điều 52, 53, 54) thì chỉ có Điều 52 quy định việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi là có thể áp dụng để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, mà việc thực hiện quy định của Điều 52 được cụ thể hóa trong Nghị định số 12/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành ngày 01 tháng 02 năm 1989, về thủ tục kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Các vấn đề khác như quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con cái, hủy việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam và người nước ngồi khơng được áp dụng ngay, mà phải 7 năm sau, kể từ khi LHNGĐ năm 1986 có hiệu lực, mới được cụ thể hóa để áp dụng vào trong đời sống xã hội bằng sự ra đời của Pháp lệnh Hôn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi (1993).

Trong giai đoạn này có một văn bản pháp luật quan trọng liên quan tới quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, đó là Pháp lệnh lãnh sự 1990 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1991). Trong Pháp lệnh này, về vấn đề liên quan tới quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, được quy định tại Điều 22 như sau: "Trường hợp công dân Việt Nam kết hơn với cơng dân nước ngồi thì lãnh sự chỉ đăng ký khi nước tiếp nhận đồng ý". Quy định này thể hiện sự tôn trọng của Việt Nam đối với nhà nước nước ngoài trong việc giải quyết các quan hệ về hơn nhân có yếu tố nước

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 66 - 68)