Trong Tư pháp quốc tế nói chung và trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói riêng, bên cạnh việc dùng dấu hiệu quốc tịch của đương sự, người ta còn dùng dấu hiệu nơi cư trú của đương sự để xác định pháp luật áp dụng. Theo đó đương sự cư trú ở đâu thì pháp luật của nước đó sẽ được áp dụng. Việc áp dụng dấu hiệu nơi cư trú của đương sự để xác định luật nơi cư trú (Lex domicilii) nhằm điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi thể hiện ngun tắc tơn trọng chủ quyền quốc gia đối với nước mà đương sự đang cư trú.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, dấu hiệu nơi cư trú của đương sự được áp dụng để xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi trong trường hợp khơng áp dụng dấu hiệu quốc tịch của các bên. Điều 103 và Điều 104 LHNGĐ năm 2000 quy định: Trong trường hợp các bên trong quan hệ ly hôn thường trú tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật Việt Nam; Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hơn thì giải quyết theo pháp luật nước nơi thường trú chung của vợ và chồng.
Như vậy, trong các trường hợp trên đây pháp luật Việt Nam đã lấy dấu hiệu nơi cư trú của chủ thể trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài để xác định pháp luật áp dụng. Nói cách khác, nơi cư trú của đương sự sẽ một trong những dấu hiệu quan trọng để xác định pháp luật áp dụng mà khơng phụ thuộc vào đương sự đó đang cư trú tại Việt Nam hay cư trú ở nước ngoài. Việc lấy dấu hiệu nơi cư trú của chủ thể để xác định pháp
luật áp dụng cho quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi đã thể hiện sự tôn trọng nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Nhà nước Việt Nam.