từ khi ban hành Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 đến nay
Như đã trình bày ở trên, LHNGĐ năm 1986 đã đóng góp một phần to lớn trong việc điều chỉnh các quan hệ hơn nhân và gia đình Việt Nam trong suốt hơn 13 năm đổi mới. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới của đất nước, một số quy định của LHNGĐ năm 1986 đã bộc lộ nhiều vấn đề cần được nghiên cứu sửa đổi bổ sung. Ví dụ, nhiều quy định có tính ngun tắc, khái qt cần được cụ thể hóa; nhiều quy định chưa phù hợp với quan hệ hơn nhân và gia đình trong nền kinh tế thị trường [7, tr. 70]...
Trong thời kỳ mở cửa và hội nhập quốc tế, có nhiều yếu tố tác động rất mạnh mẽ tới các quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Do đó, để điều chỉnh một cách có hiệu quả các quan hệ hơn nhân và gia đình trong tình hình mới địi hỏi pháp luật về hơn nhân và gia đình phải có những quy định phù hợp.
Nhằm đáp ứng những yêu cầu trong nước và quốc tế trong giai đoạn mới đối với quan hệ hơn nhân và gia đình Việt Nam, LHNGĐ năm 2000 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 09/6/2000 tại kỳ họp thứ 7 (khóa 10). Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. LHNGĐ năm 2000 bao gồm 13 chương với 110 điều. So với LHNGĐ năm 1986 gồm 10 chương với 57 điều thì có thể nói LHNGĐ năm 2000 có quy mơ rất lớn.
Theo quy định của Điều 109 của LHNGĐ năm 2000 thì luật này thay thế cho LHNGĐ năm 1986 và đặc biệt là chấm dứt hiệu lực của Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993 - một văn bản pháp luật riêng biệt điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi của Việt Nam.
Để cụ thể hóa một số quy định trong LHNGĐ năm 2000 về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, ngày 10/07/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP về Quy định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.
Như vậy, các văn bản pháp luật hiện hành trong nước điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam là LHNGĐ năm 2000, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
2.2.2. Điều ước quốc tế
Bên cạnh pháp luật trong nước, điều ước quốc tế được coi là nguồn pháp luật quan trọng điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam. Trong quan hệ quốc tế, ngay từ những năm 80 Việt Nam đã ký kết nhiều điều ước quốc tế trong đó quy định điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, đó là các HĐTTTP. Trong các HĐTTTP, Việt Nam đã thỏa thuận với các nước nguyên tắc, cách thức hỗ trợ nhau trong hoạt động tư pháp như: Tống đạt giấy tờ, điều tra, thu thập các chứng cứ, tiến hành khám xét, thu giữ tang vật, chuyển giao vật chứng, giám định, lấy lời khai của các bên đương sự, công nhận và thi hành các bản án do tòa án của nước tham gia ký kết tuyên... Đặc biệt là trong lĩnh vực dân sự, thương mại và hơn nhân gia đình, các HĐTTTP quy định ngun tắc chọn pháp luật áp dụng để giải quyết quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể.
HĐTTTP đầu tiên mà Việt Nam ký kết với nước ngoài là HĐTTTP giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), được ký ngày 15/12/1980 [23]. Hiệp định là cơ sở pháp lý quan trọng để các cơ quan bảo vệ pháp luật của hai nước tiến hành hợp tác trong lĩnh vực tố tụng dân sự, hình sự và các hoạt động tư pháp khác có liên quan tới hai nước. Tuy nhiên, Hiệp định này đã hết hiệu lực kể từ ngày 3/10/1990 trên cơ sở của Công hàm số 50A-505-27/4/DDR/VIE của Bộ Ngoại giao Cộng hòa Liên bang Đức [3]. Mặc dù đã hết hiệu lực nhưng về mặt lịch sử, HĐTTTP giữa Việt Nam và Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) được coi là điều ước quốc tế tay đôi đầu tiên của Việt Nam quy định việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.
Sau khi ký kết HĐTTTP với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), Việt Nam đã tiến hành ký nhiều HĐTTTP với các nước như:
- Liên xô (cũ) ký ngày 10/12/1981 [24]. Hiệp định này sẽ được thay thế bằng các hiệp định song phương giữa Việt Nam với từng nước của Liên Xô trước đây (nay gọi là cộng đồng các quốc gia độc lập).
- Tiệp khắc (cũ) ký ngày 12/10/1982 [25]. Hiệp định này đến nay được Cộng hịa Séc và Xlơvakia kế thừa;
- Cu Ba ký ngày 30/11/84 [26]; - Hunggary ngày 18/1/1985 [27]; - Bungary ngày 3/10/1986 [28]; - Ba Lan ngày 22/03/1993 [29];
- Liên bang Nga ngày 25/8/1998 [30];
- Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào ngày 06/07/1998 [31]; - Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ngày 19/10/1998 [32]; - CH Pháp ngày 24/02/1999 [33];
- Ucraina ngày 06/04/2000 [34]; - Mông Cổ ngày 17/04/2000 [35]; - Belarus ngày 14/09/2000 [36].
Cũng như HĐTTTP mà Việt Nam ký với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ), các HĐTTTP Việt Nam ký kết với các nước sau này, vấn đề hơn nhân có yếu tố nước ngoài liên quan tới các nước ký kết đều được ghi nhận. Trong đó nguyên tắc giải quyết các vấn đề về kết hôn, quan hệ vợ chồng, ly hôn, xác định hơn nhân, xác định thẩm quyền của Tịa án trong lĩnh vực hôn nhân... được quy định tương đối cụ thể. Nội dung của các quy định này là cơ sở pháp lý để các cơ quan hữu quan của Việt Nam và của các nước ký kết thực hiện việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của các bên chủ thể trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi liên quan.
2.2.3. Tập quán quốc tế
Ở Việt Nam, văn bản pháp luật đầu tiên quy định tập quán quốc tế như một nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân và gia đình là Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài ngày 02/12/1993. Đoạn 2 khoản 2 Điều 1 của Pháp lệnh quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền lợi chính đáng của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi trong quan hệ hơn nhân và gia đình với người nước ngồi, phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật và tập quán quốc tế".
Nội dung quy định áp dụng tập quán quốc tế để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi quy định trong Pháp lệnh đã được kế thừa và ghi nhận trong LHNGĐ năm 2000. Khoản 3 Điều 100 của LHNGĐ năm 2000 quy định: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi trong quan
hệ hơn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế".
Với nội dung của các quy định trên đây có thể rút ra hai điểm cần chú ý: Thứ nhất, pháp luật quy định bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi khơng chỉ dựa vào các quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật nước ngoài (nước sở tại), pháp luật quốc tế mà cịn dựa vào tập qn quốc tế. Điều này có nghĩa là Việt Nam đã coi tập quán quốc tế là một nguồn của pháp luật để bảo vệ quyền lợi của cơng dân Việt Nam trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.
Thứ hai, với quy định về thứ tự áp dụng thì nguồn pháp luật trong nước và
điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng trước tiên, tập quán quốc tế được coi là nguồn áp dụng sau. Điều này cũng có nghĩa là tập quán quốc tế chỉ có thể được áp dụng khi pháp luật trong nước hoặc điều ước quốc tế khơng có quy định áp dụng.
Tóm lại, nhìn vào quá trình phát triển của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hơn nhân có yếu tố nước ngồi, có thể rút ra một số nhận xét như sau:
Một là, pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi
của Việt Nam được hình thành khá muộn. So với thời gian hơn 30 năm kể từ khi Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ban hành Sắc lệnh số 97- SL ngày 22/5/1950 về Sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật, trong đó có vấn đề hơn nhân và Sắc lệnh số 159-SL ngày 17/11/1950 quy định về vấn đề ly hơn, thì sự ra đời của quy định điều chỉnh hơn nhân có yếu tố nước ngồi được ghi nhận trong LHNGĐ năm 1986 được coi là khá muộn.
Hai là, các quy định pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu
những thời điểm khác nhau. Các quy định đầu tiên điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi của Việt Nam được ghi nhận trong điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, đó là HĐTTTP giữa Việt Nam với Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) (15/12/1980). Sau sự ra đời của các quy định được ghi nhận trong điều ước quốc tế này gần 6 năm, các quy định điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi mới được ghi nhận trong pháp luật trong nước, đó là LHNGĐ năm 1986. Gần 7 năm sau, kể từ khi pháp luật trong nước có quy định điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, quy định áp dụng tập quán quốc tế như một nguồn của pháp luật được ghi nhận trong Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài (1993).
Ba là, mặc dù với những thời điểm ra đời khác nhau của các quy
định pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi trong các loại nguồn pháp luật, nhưng đến nay các quy định này đã trở thành hệ thống và đang dần được hồn thiện để điều chỉnh một cách có hiệu quả quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.