Quy định về việc tạm đình chỉ vụ án ly hơn vì khơng tìm được địa chỉ của bị đơn

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 151 - 157)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.2.2.2. Quy định về việc tạm đình chỉ vụ án ly hơn vì khơng tìm được địa chỉ của bị đơn

được địa chỉ của bị đơn

Theo quy định của khoản 1(c) Điều 45 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự được Hội đồng Nhà nước thơng qua ngày 29/11/1989 thì vụ án dân sự, trong đó có các vụ án về hơn nhân sẽ bị tạm đình chỉ việc giải quyết trong nhiều trường hợp, trong đó có trường hợp khi "khơng tìm được địa chỉ của bị đơn".

Có thể nói, nội dung quy định trên đây hiện nay đã khơng cịn phù hợp với tình hình mới trong việc giải quyết ly hơn có yếu tố nước ngồi. Thực tế cho thấy, hiện nay có nhiều trường hợp một trong các bên vợ,

chồng ra nước ngồi học tập, cơng tác, lao động đã không về nước nữa. Những người ở nước ngồi này tuy khơng có ý định tiếp tục chung sống như vợ chồng với người ở trong nước, nhưng lại khơng muốn ly hơn vì nhiều ngun nhân khác nhau. Do đó, trong những trường hợp này, thơng thường người sống ở nước ngồi cố tình giấu địa chỉ của mình ở nước ngồi. Vì vậy, trong trường hợp này nếu người ở trong nước muốn ly hôn với người đang cư trú ở nước ngồi sẽ gặp khó khăn bởi vì "khơng tìm được địa chỉ của bị đơn". Để giải quyết thỏa đáng quyền lợi của các bên, đặc biệt là của bên nguyên đơn đang cư trú trong nước, pháp luật cần phải quy định rõ thế nào là "khơng tìm được địa chỉ của bị đơn". Trường hợp bị đơn của vụ án ly hơn đang cư trú ở nước ngồi mà cố tình giấu địa chỉ của mình có thể được coi là "khơng tìm được địa chỉ bị đơn" hay khơng?

Về vấn đề "Khơng tìm được địa chỉ của bị đơn" được Nghị quyết số 03/HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 19 tháng 10 năm 1990 về việc "Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự", tại mục VIII - Về việc tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án quy định như sau:

Khơng tìm được địa chỉ của bị đơn được hiểu là sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án, thì bị đơn khơng có mặt tại địa chỉ do nguyên đơn cung cấp và không ai biết địa chỉ của bị đơn. Trong trường hợp này Tịa án u cầu ngun đơn tìm địa chỉ của bị đơn, Tịa án cũng có thể áp dụng những biện pháp cần thiết để xác định địa chỉ của bị đơn. Nếu khơng tìm thấy địa chỉ của bị đơn thì Tịa án ra quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Về việc cố tình giấu địa chỉ, Nghị quyết 03/HĐTP trên đây nêu rõ việc cố tình dấu địa chỉ khơng thể được coi là "khơng tìm thấy địa chỉ của bị đơn", cho nên việc cố tình giấu địa chỉ của bị đơn không thể là lý do để

tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án. Về vấn đề này Nghị quyết chỉ rõ: "Nếu bị đơn cố ý giấu địa chỉ, cố ý lẩn tránh khơng đến Tịa án, khơng đến phiên tịa, nhưng trước đó Tịa án đã lấy được lời khai của họ, đã thu thập được chứng cứ đầy đủ, thì Tịa án có quyền xét xử vắng mặt bị đơn theo quy định của khoản 3 Điều 48 của Pháp lệnh".

Việc quy định như trên là hợp lý, nhưng trong trường hợp ly hơn có yếu tố nước ngồi, khi mà bị đơn cố tình giấu địa chỉ thì Tịa án khơng thể lấy được lời khai của bị đơn, do đó Tịa án khơng có đủ cơ sở để xử vắng mặt bị đơn theo quy định trên đây của Nghị quyết.

Để giải quyết trường hợp này Công văn số 517/NCPL ngày 9/10/1993 của Tịa án tối cao về việc ly hơn với một bên đang ở nước ngoài đã hướng dẫn cụ thể hơn việc giải quyết các trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ. Trên cơ sở của hướng dẫn này, Tịa án nhân dân (TAND) có thẩm quyền đã giải quyết một cách linh hoạt trong trường hợp bị đơn ở nước ngồi cố tình dấu địa chỉ. Có thể dẫn ra hai ví dụ điển hình được TAND thành phố Hà Nội xét xử sau đây.

Ví dụ thứ nhất, TAND thành phố Hà Nội xét xử vụ ly hơn có yếu tố nước ngồi giữa ngun đơn là chị Đinh Thị Bích Th và bị đơn là anh Phạm Phú H. Nội dung vụ việc như sau:

Chị Đinh Thị Bích Th và anh Phạm Phú H kết hơn tháng 3 năm 1992 và có đăng ký kết hơn tại phường HG, quận Hồn Kiếm, thành phố Hà Nội. Quá trình chung sống vợ chồng đã có 1 con chung. Do cuộc sống khó khăn nên hai vợ chồng bàn bạc để anh H đi nước ngoài làm ăn. Nên khoảng đầu năm 1998 anh H đi du lịch sang Liên Xô (cũ) và sang đầu năm 1999 anh H sang CH Séc. Trước đây, khi còn ở Liên Xơ (cũ) anh H có liên lạc với chị Th nhưng từ khi sang CH Séc thì anh H khơng cịn liên lạc gì với chị H nữa. Vì vậy chị Th đã mang con về nhà mẹ đẻ để ở. Khoảng

tháng 4/2001, chị Th nghe mẹ chồng nói là anh H có gọi điện về nhưng gia đình chồng có địa chỉ của anh H ở nước ngồi hay khơng thì chị khơng biết. Ngày 21/11/2001 chị Th đã nộp đơn xin ly hôn với anh H tại TAND thành phố Hà Nội.

Qua xác minh điều tra, TAND thành phố Hà Nội được biết tháng 4/2001 anh H có gọi điện thoại về nhà xin tiền và nói gia đình gửi tiền cho anh qua Cơng ty liên doanh thủy tinh Tiệp Khắc. Cịn anh H ở đâu gia đình khơng biết, gia đình chỉ liên lạc được với anh H khi anh H chủ động gọi điện thoại về nhà. Điều này cũng được tổ dân phố nơi mẹ đẻ anh H xác nhận.

Như vậy, anh H vẫn thường xuyên liên lạc với gia đình. Việc mẹ anh H cho rằng gia đình khơng biết địa chỉ của anh H là khơng có căn cứ vì anh H có u cầu gia đình gửi tiền cho mình thơng qua Cơng ty liên doanh thủy tinh Tiệp Khắc.

Vì khơng có địa chỉ của anh H nên TAND thành phố Hà Nội không thể tiến hành ủy thác tư pháp để lấy lời khai của anh H được. Ngày 24/12/2001, TAND thành phố Hà Nội đã cho đăng tin tại Đài tiếng nói Việt Nam nhắn anh H về Tòa án Hà Nội để giải quyết việc ly hôn giữa anh và chị Th, đồng thời nhờ gia đình anh H thơng báo cho anh H biết chị Th có đơn xin ly hơn với anh tại TAND thành phố Hà Nội và yêu cầu gia đình anh H cung cấp địa chỉ của anh H tại CH Séc. Tuy nhiên, gia đình đã từ chối với lý do khơng biết địa chỉ của anh H. Vì vậy, trên cơ sở của Cơng văn số 517/NCPL ngày 9/10/1993 của TAND tối cao, tại bản án số 44/LHST ngày 7/3/2002 TAND thành phố Hà Nội đã coi đây là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ và đã tiến hành xét xử và chấp nhận yêu cầu của chị Đinh Thị Bích Th ly hơn với anh Phạm Phú H.

Có thể thấy, trong vụ việc trên đây TAND thành phố Hà Nội đã coi việc không cung cấp địa chỉ của anh H là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ là hồn tồn chính xác. Để khẳng định được điều này, Tịa án phải dựa vào một tình tiết rất quan trọng đó là khi anh H u cầu gia đình gửi tiền cho mình ở nước ngồi. Giả sử nếu khơng có tình tiết này thì Tịa án khó có căn cứ để khẳng định việc giấu địa chỉ của bị đơn trong vụ án ly hôn trên đây là thực tế.

Ví dụ thứ hai, TAND thành phố Hà Nội xét xử vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi giữa nguyên đơn là chị Nguyễn Thu A và bị đơn là anh Phạm Phi H. Vụ án như sau:

Chị Nguyễn Thị A và anh Phạm Phi H kết hôn năm 1992 trên cơ sở tự nguyện và có đăng ký kết hơn tại Ủy ban nhân dân thị trấn Gia Lâm - Hà Nội. Sau khi cưới được hơn 1 tháng thì anh H đi Liên Xơ (cũ) và từ năm 1995 anh H sang Cộng hòa Liên bang Đức. Thời gian ở Liên Xô (cũ) anh H hay gửi thư về nhưng từ khi sang Cộng hịa Liên bang Đức thì rất ít khi viết thư về. Tháng 4 năm 1998 anh H có gọi điện thoại về và mong muốn chị A sang Đức sống cùng anh H. Vì khơng có tiền và khơng muốn xa con nên chị A đã không đi. Khoảng tháng 12/1999 chị A nghe mẹ chồng nói là anh H có gọi điện về và khơng cho biết là khi nào về. Khi chị A hỏi bố mẹ chồng về địa chỉ của anh H thì bố mẹ chồng đều nói khơng biết địa chỉ. Vì đã lâu anh H khơng quan tâm tới chị H nên tháng 7/2000 chị A đã mang con về nhà mẹ đẻ và ngày 10/10/2001 chị A gửi đơn ly hôn ra Ủy ban nhân dân thị trấn Gia Lâm. Ủy ban nhân dân thị trấn Gia Lâm đã lập biên bản hòa giải giữa chị A và mẹ đẻ của anh H. Trong biên bản có ghi nhận lời khai của mẹ anh H là không biết địa chỉ của anh H ở Cộng hịa Liên bang Đức và nhất trí với yêu cầu của chị A ly hơn với anh H. Do đó ngày

19/12/2002, chị A đã nộp tồn bộ giấy tờ và đơn ly hơn tại TAND thành phố Hà Nội.

TAND thành phố Hà Nội qua xác minh được biết: Anh H ở nước ngồi thỉnh thoảng có gọi điện về nhưng chủ yếu là để bàn bạc với bố mẹ đẻ và cũng khơng cho gia đình biết địa chỉ của mình. TAND thành phố Hà Nội đã trực tiếp nhờ mẹ đẻ của anh H thông báo cho anh H biết việc chị A có đơn xin ly hơn với anh H tại TAND thành phố Hà Nội. Ngày 29-30 tết Nhâm Ngọ (tức 10-11/2/2002) anh H có gọi điện về cho mẹ đẻ. Trong cuộc nói chuyện qua điện thoại này mẹ đẻ của anh H đã cho biết chị A đã làm đơn xin ly hôn với anh H tại TAND thành phố Hà Nội và đề nghị anh H cung cấp địa chỉ và phải có ý kiến đối với việc xin ly hơn của chị A tại Tịa án. Tuy nhiên, anh H đã từ chối cung cấp địa chỉ với lý do là khơng có chỗ ở ổn định, cịn chị A muốn ly hơn với anh là tùy chị ấy và tùy Tịa án giải quyết theo nguyện vọng của chị, đồng thời anh H cho biết vì khơng có thời gian nên khơng viết đơn và cũng khơng trình bày với Tịa án.

Từ thực tế của vụ án, TAND thành phố Hà Nội nhận định, anh H đã biết việc chị A xin ly hơn với mình tại TAND thành phố Hà Nội nhưng anh H đã từ chối không cung cấp địa chỉ và từ chối khai báo với Tịa án. Căn cứ Cơng văn số 517/NCPL ngày 9/10/1993 của TAND Tối cao, tại bản án số 249/LHST ngày 13/12/2002 TAND thành phố Hà Nội đã xét xử vụ án trong trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ. Do đó TAND thành phố Hà Nội đã chấp nhận yêu cầu của chị A là ly hôn với anh H.

Qua hai ví dụ trên đây có thể thấy, mặc dù pháp luật khơng quy định cụ thể vấn đề này nhưng để bảo vệ quyền lợi của nguyên đơn ở trong nước, Tòa án đã vận dụng linh hoạt nội dung của Công văn số 517/NCPL đối với các trường hợp bị đơn ở nước ngồi cố tình giấu địa chỉ. Để giải quyết có hiệu quả hơn các trường hợp bị đơn ở nước ngồi cố tình giấu địa

chỉ, nội dung của các quy định được ghi nhận trong Công văn số 517/NCPL trên đây cần được quy định trong các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn, ví dụ như được quy định trong thông tư liên tịch.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 151 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w