Bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân trên tinh thần tôn trọng pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 88 - 91)

tinh thần tôn trọng pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế

Một trong những đặc điểm quan trọng trong quan hệ hôn nhân là chủ thể luôn là cá nhân. Cá nhân với tư cách là chủ thể trong quan hệ hôn nhân, luôn được hưởng quyền và phải thực hiện những nghĩa vụ cụ thể theo quy định của pháp luật. Trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước

ngồi, quyền lợi của các chủ thể luôn được pháp luật Việt Nam bảo vệ. Pháp luật Việt Nam quy định cụ thể việc bảo vệ quyền lợi của các chủ thể trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi như sau:

Thứ nhất, đối với cơng dân Việt Nam ở nước ngồi. Khoản 3 Điều

100 LHNGĐ năm 2000 quy định: Nhà nước Việt Nam bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi trong quan hệ hôn nhân phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế. Từ nội dung của quy định trên đây, có hai điểm pháp lý cần được lưu ý đó là chủ thể trong quan hệ hơn nhân và nguồn pháp luật được áp dụng để bảo vệ quyền của chủ thể trong quan hệ hơn nhân đó.

Về chủ thể trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi là cơng dân Việt Nam. Như đã trình bày trong chương 1 của luận án, về mặt pháp lý cũng như thực tiễn, công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước người đó mang quốc tịch bảo vệ. Theo quy định của Điều 100 khoản 3 LHNGĐ năm 2000, trong trường hợp khi công dân Việt Nam cư trú ở nước ngồi thì quyền và lợi ích chính đáng của họ trong quan hệ hơn nhân sẽ được Nhà nước Việt Nam bảo hộ. Cơ chế bảo hộ này sẽ dựa trên các điều ước quốc tế có liên quan quy định, đồng thời việc thực hiện cơ chế này sẽ do các cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài như Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán của Việt Nam tiến hành trong phạm vi quyền hạn và chức năng của mình.

Về nguồn pháp luật được áp dụng. Theo quy định của Điều 100 khoản 3 của LHNGĐ năm 2000 trên đây thì các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi bao gồm pháp luật trong nước (pháp luật Việt Nam và pháp luật nước sở tại), điều ước quốc tế và tập quán quốc tế sẽ được áp dụng để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi. Nói cách khác, quy định được ghi nhận trong các loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu

tố nước ngồi đã được Việt Nam tuyên bố áp dụng để bảo vệ quyền lợi chính đáng của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi trong lĩnh vực hơn nhân. Việc ghi nhận quy định này không những khẳng định chủ quyền quốc gia của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi chính đáng của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi mà nó cịn thể hiện sự tôn trọng của Việt Nam đối với pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Thứ hai, đối với người nước ngoài ở Việt Nam. Khoản 2 Điều 100

LHNGĐ năm 2000 quy định: "Trong quan hệ hơn nhân và gia đình với cơng dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như cơng dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định khác". Nội dung quy định này đã thể hiện việc không phân biệt đối xử của Nhà nước Việt Nam đối với người nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam, trong quan hệ hôn nhân của họ với công dân Việt Nam. Về mặt lý luận, nội dung quy định này đã thể hiện quan điểm của Nhà nước Việt Nam trong việc áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân đối với người nước ngồi trong quan hệ hơn nhân. Theo chế độ này người nước ngoài được hưởng các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ hôn nhân giống như quyền và nghĩa vụ mà công dân Việt Nam được hưởng. Bản chất của việc áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân là Nhà nước đã cân bằng địa vị pháp lý của người nước ngồi với địa vị pháp lý của cơng dân nước sở tại. Nói cách khác, điều quy định trên đây của pháp luật Việt Nam trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi đã thể hiện tính nhân văn, nhân đạo và thể sự tôn trọng quyền con người của pháp luật Việt Nam.

Tóm lại, có thể nói, việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam phải tuân theo một số nguyên tắc pháp lý nhất định. Những nguyên tắc này được cụ thể hóa trong các quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình của Việt Nam. Việc tn thủ các nguyên tắc cơ bản này khơng chỉ bảo vệ lợi ích của quốc gia trong quan hệ quốc tế mà còn

bảo vệ các nguyên tắc pháp lý trong quan hệ hôn nhân, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w