Pháp luật Việt Nam về hôn nhân trước năm

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 57 - 59)

Trước năm 1945, Việt Nam là một nước thuộc địa nửa phong kiến, quan hệ hôn nhân thời kỳ này được điều chỉnh bởi các quy phạm được quy định trong một số Bộ luật Dân sự được áp dụng cho từng khu vực địa lý của Việt Nam. Với chính sách chia để trị của thực dân Pháp, Việt Nam đã bị chia thành ba miền: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Điều chỉnh quan hệ dân sự ở mỗi miền chịu sự chi phối bởi một Bộ luật Dân sự riêng [12, tr. 23], đó là: Dân pháp điển Bắc kỳ (1931) được áp dụng ở Bắc kỳ; Dân pháp

điển Trung kỳ (1936) được áp dụng ở Trung kỳ; và Pháp quy giản yếu (1883) được áp dụng ở Nam kỳ.

Với quan điểm cho rằng, quan hệ hôn nhân là quan hệ thuần túy dân sự nên các quan hệ này được điều chỉnh bởi các quy phạm quy định trong các Bộ luật Dân sự. Như vậy quan hệ hôn nhân ở Việt Nam trong thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám 1945 chịu sự điều chỉnh của ba Bộ luật Dân sự áp dụng cho ba miền Bắc - Trung - Nam.

Trong thời kỳ này mặc dù cả ba bộ luật áp dụng điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hơn nhân nói riêng ở ba miền Bắc - Trung -Nam nhưng khơng có bộ luật nào có quy phạm quy định một cách cụ thể việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Trên thực tế, các bộ luật này có một số quy phạm đề cập tới vấn đề hơn nhân có yếu tố nước ngồi, nhưng thực chất các quy phạm này khơng nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi mà chúng nhằm điều chỉnh vấn đề quốc tịch.

Ví dụ, tại Điều thứ 15 Dân pháp điển Bắc kỳ (1931) quy định: "Đàn bà quốc dân An-nam kết hôn với người Đại Pháp hay người ngoại quốc thì sẽ theo quốc tịch người chồng, trừ khi quốc luật của người ngoại quốc ấy không nhận cho vào quốc tịch người chồng thì khơng kể. Khi ấy người đàn bà vẫn thuộc luật An Nam"; hoặc Điều thứ 16 của Bộ luật này quy định: Đàn bà Pháp hay ngoại quốc mà kết hôn theo pháp luật với một quốc dân An Nam thì cũng trở thành quốc dân An Nam trừ trường hợp pháp luật của nước người đàn bà ấy không nhận cho theo quốc tịch người chồng, hoặc người đàn bà ấy không muốn theo quốc tịch người chồng.

Trong gần một thế kỷ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, ở Việt Nam có khơng ít những quan hệ hơn nhân được xác lập giữa người Việt Nam với người nước ngoài, đặc biệt là với người Pháp, nhưng khơng hề có quy phạm pháp luật cụ thể nào điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố

nước ngồi. Điều này là hồn tồn dễ hiểu, bởi vì tất cả những gì ở "xứ An Nam" lúc bấy giờ đều chịu sự ảnh hưởng của "nước mẹ Đại Pháp". Thậm chí Điều 1455 của Dân pháp điển Bắc kỳ (1931) còn quy định rằng việc giải thích pháp luật của An Nam thì phải lấy bản chữ Pháp làm căn cứ [13].

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 57 - 59)