Quy định thủ tục tố tụng riêng biệt về xét xử việc hôn nhân và gia đình trong Bộ luật tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 157 - 160)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.2.3. Quy định thủ tục tố tụng riêng biệt về xét xử việc hôn nhân và gia đình trong Bộ luật tố tụng dân sự

nhân và gia đình trong Bộ luật tố tụng dân sự

Giải quyết các vụ việc liên quan tới quan hệ hôn nhân là vấn đề tế nhị và nhạy cảm. Đó là các vấn đề liên quan tới quan hệ tình cảm của vợ, chồng, con cái. Vì vậy, thủ tục tố tụng đối với quan hệ này cũng cần quy định phù hợp tính chất của nó. Thực tế cho thấy nhiều nước trên thế giới đã có các quy định riêng về thủ tục tố tụng đối với các vụ việc về hơn nhân và gia đình.

Ví dụ:

- Ở Trung Quốc, thủ tục tố tụng cho việc xét xử các vụ án ly hơn được áp dụng riêng biệt. Q trình xét xử vụ án hơn nhân gia đình tại Tịa án được tiến hành theo thủ tục rút gọn do một thẩm phán thực hiện. Đối với các vụ án ly hôn, Điều 120 Luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (9/4/1991) quy định nếu đương sự u cầu khơng xét xử cơng khai thì có thể khơng xét xử cơng khai [51]. Xuất phát từ tính đặc thù của các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, Luật tố tụng dân sự của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa đã dành một phần riêng quy định về tố tụng dân sự có yếu tố nước ngồi. Đó là Phần 4 - Những quy định đặc biệt của trình tự tố tụng dân sự có yếu tố nước ngồi. Phần này bao gồm 6 chương với 33 điều [51].

- Theo quy định của pháp luật Nhật Bản, quá trình tiến hành điều tra, xét xử các vụ án về hôn nhân và gia đình được tiến hành theo một thủ tục riêng biệt [47, tr.114]. Một số nước khác như Hoa Kỳ, Đài Loan, việc giải quyết các vụ án hơn nhân và gia đình cũng được thực hiện theo thủ tục tố tụng riêng biệt.

Ở Việt Nam hiện nay thủ tục tố tụng trong xét xử các vụ việc dân sự được áp dụng chung cho việc xét xử các vụ án hơn nhân và gia đình. Điều này là khó khăn khơng nhỏ đối với Tịa án trong q trình giải quyết các vụ việc về hơn nhân có yếu tố nước ngồi.

Trên thực tế, để giải quyết các vụ việc liên quan tới hơn nhân có yếu tố nước ngồi, Tịa án có thẩm quyền đã phải vận dụng linh hoạt các quy định của pháp luật trên nguyên tắc không vi phạm các quy định về tố tụng nhưng vẫn bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự, đặc biệt là đối với bên đương sự ở trong nước. Ví dụ, TAND thành phố Hà Nội đã tiến hành xét xử vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi giữa chị Nguyễn Thị M và anh Vũ Văn T. Nội dung vụ án đó như sau:

Chị Nguyễn Thị M và anh Vũ Văn T có đăng ký kết hơn ngày 01/12/1988 tại Ủy ban nhân dân xã GT - Gia lâm - Hà Nội. Ngày 22/12/1988 anh T đi lao động tại Liên Xô (cũ). Tháng 5/1998, chị M viết đơn ly hôn gửi sang Nga cho anh T và đã được anh T viết vào đơn với nội dung đồng ý ly hôn đồng thời anh T đã ký vào đơn nhưng chữ ký khơng có xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga. Ngày 14/01/2002 anh T viết Giấp ủy quyền cho anh rể là Nguyễn Văn Th thay mặt mình để giải quyết ly hơn. Giấy ủy quyền này có dấu xác nhận của Phó chủ tịch Hội người Việt Nam tại Liên bang Nga. Chị M và mẹ đẻ của anh T đều xác nhận chữ viết trong giấy ủy quyền là chữ viết của anh M.

Trên cơ sở hồ sơ vụ án, TAND thành phố Hà Nội nhận định tại bản án số 41/LHST ngày 28/02/2002 như sau:

- Chị M và anh T kết hôn hợp pháp. Trên thực tế, vợ chồng đã sống xa nhau hơn mười năm, khơng cịn tình nghĩa vợ chồng.

- Mặc dù đơn ly hơn khơng có xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đối với chữ ký của anh T, song qua các tài liệu như:

Thư, giấy ủy quyền, đồng thời qua sự xác nhận của chị M và mẹ đẻ của anh T đã thể hiện việc anh T đã biết chị M ở trong nước xin ly hôn với anh. Nội dung các giấy tờ do anh T viết cũng đã thể hiện sự đồng ý của anh với yêu cầu ly hôn của chị M.

Trên cơ sở những nhận định trên, TAND thành phố Hà Nội thấy rằng, giữa chị M và anh T khơng có cuộc sống chung, khơng có tình cảm vợ chồng. Vì vậy, TAND thành phố Hà Nội đã áp dụng Điều 89 và Điều 70 của LHNGĐ năm 2000 chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của chị M đối với anh T.

Qua vụ việc trên, có thể thấy, vấn đề đặt ra trong vụ án này liên quan tới thủ tục tố tụng là đơn ly hơn khơng có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền đối với chữ ký của đương sự đang ở nước ngồi có được chấp nhận hay khơng? Nếu TAND thành phố Hà Nội khơng chấp nhận đơn ly hơn vì thiếu xác nhận chữ ký của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài đối với chữ ký của anh T thì chắc chắn vụ việc sẽ kéo dài và hậu quả thì chị M phải chịu. Ở đây, TAND thành phố Hà Nội đã khơng máy móc trong việc yêu cầu cần phải có xác nhận của Đại sứ quán Việt Nam tại Liên bang Nga đối với chữ ký của bên đương sự đang ở nước ngồi. Bởi vì trong vụ việc này Tịa án có đủ cơ sở để khẳng định chữ ký trong đơn ly hôn đúng là chữ ký của đương sự đang ở nước ngoài và đương sự đã bày tỏ rõ ràng ý chí chủ quan của mình.

Từ thực tế trên đây, có thể thấy các vụ việc xét xử liên quan tới quan hệ hơn nhân và gia đình, bao gồm các quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi có những đặc tính rất riêng của nó. Vì vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên xây dựng quy định về thủ tục tố tụng cho quan hệ hơn nhân và gia đình nói chung và hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói riêng theo hướng đơn giản và riêng biệt trong Bộ luật tố tụng dân sự.

Để đảm bảo quyền lợi của các bên, ngoài việc xây dựng những quy định đơn giản, pháp luật Việt Nam cũng nên bổ sung các quy định liên quan tới vai trò của những người tham gia tố tụng mà không phải là các bên chủ thể trong quan hệ hơn nhân, ví dụ như luật sư, đồn thể, tổ chức xã hội. Bởi vì, trên thực tế trong đời sống hơn nhân và gia đình có những vấn đề rất tế nhị mà không phải bất cứ chủ thể nào trong quan hệ đó cũng có thể nêu ra, phân tích một cách sâu sắc đúng bản chất của sự việc để bảo đảm tính khách quan trong q trình xét xử.

Việc xây dựng thủ tục tố tụng rút gọn và đơn giản đối với các vụ án hơn nhân và gia đình, đồng thời quy định cụ thể quyền hạn vai trị của những người tham gia tố tụng trong q trình xét xử vừa phù hợp với tính chất của các vụ việc về hơn nhân và gia đình vốn rất nhạy cảm và tế nhị, vừa phù hợp với tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 08/NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới".

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 157 - 160)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w