Phương pháp thực chất

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 37 - 40)

Phương pháp thực chất là phương pháp giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý nảy sinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi bao gồm

quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, thơng qua việc áp dụng các quy phạm thực chất.

Quy phạm thực chất là quy phạm quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ của các chủ thể. Quy phạm này được áp dụng để giải quyết quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi trong hai trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất, khi quy phạm thực chất được pháp luật quy

định áp dụng để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Ví dụ, Điều 100 khoản 2 LHNGĐ năm 2000 quy định: "Trong quan hệ hơn nhân và gia đình với cơng dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như cơng dân Việt Nam". Điều này có nghĩa là các quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình cũng sẽ được áp dụng cho người nước ngoài tại Việt Nam. Thực tế, các quy định điều chỉnh các quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam trong các quan hệ hơn nhân nói chung và quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói riêng là các quy phạm thực chất. Nói cách khác, nội dung trên đây là cơ sở pháp lý để áp dụng các quy phạm thực chất được quy định trong pháp luật Việt Nam nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi.

Trường hợp thứ hai, khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Như

đã trình bày ở trên, khi phát sinh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi thì vấn đề chọn pháp luật điều chỉnh được đặt ra. Việc chọn pháp luật áp dụng sẽ được tiến hành dựa vào nội dung của quy phạm xung đột. Nếu quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước nào thì pháp luật nước đó sẽ được áp dụng. Khi áp dụng pháp luật của một nước được dẫn chiếu thì thực tế là áp dụng các quy phạm trong pháp luật nước đó mà chủ yếu là các quy phạm thực chất.

Việc dẫn chiếu của quy phạm xung đột để chọn pháp luật áp dụng bao gồm cả trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba. Trường hợp dẫn chiếu ngược xảy ra khi quy phạm xung đột của pháp luật nước thứ nhất dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ hai, trong khi đó pháp luật của nước thứ hai lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu ngược lại pháp luật nước thứ nhất thì pháp luật nước thứ nhất được áp dụng. Trường hợp dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba xảy ra khi pháp luật của nước thứ nhất có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ hai, trong khi đó pháp luật nước thứ hai lại có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba thì pháp luật nước thứ ba được áp dụng. Trong các trường hợp dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba thì quy phạm pháp luật quy định trong pháp luật được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài là các quy phạm thực chất.

Để thấy rõ các trường hợp mà quy phạm xung đột dẫn chiếu, chúng ta có thể xem xét ba ví dụ sau:

Ví dụ thứ nhất, khoản 1 Điều 104 của LHNGĐ năm 2000 quy định: "Việc ly hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của luật này". Nội dung trên đây là cơ sở pháp lý để Tòa án Việt Nam áp dụng pháp luật Việt Nam giải quyết việc ly hơn. Nói cách khác, trong trường hợp này, trên cơ sở dẫn chiếu của quy phạm xung đột, pháp luật của Việt Nam đã được áp dụng.

Ví dụ thứ hai, khoản 3 Điều 104 LHNGĐ năm 2000 quy định: "Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngồi khi ly hơn phải tn theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó". Như vậy, nội dung quy

định này đã dẫn chiếu đến pháp luật nước ngồi, đó là luật của nước nơi có tài sản để giải quyết.

Ví dụ thứ ba, khoản 3 Điều 5 Nghị định số 60/CP ngày 6/6/1997 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài quy định như sau: "Trong trường hợp áp dụng pháp luật của nước ngoài theo quy định tại khoản 1 của điều này mà pháp luật của nước đó dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam, thì áp dụng pháp luật Việt Nam; nếu pháp luật nước đó dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba thì áp dụng pháp luật của nước thứ ba" hoặc Điều 101 LHNGĐ năm 2000 quy định: "Trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hơn nhân và gia đình Việt Nam".

Trong các trường hợp kể trên, khi quy phạm xung đột dẫn chiếu hệ thống pháp luật áp dụng thì kết quả của nó là các quy phạm pháp luật, bao gồm cả các quy phạm thực chất, trong hệ thống pháp luật được dẫn chiếu sẽ được áp dụng. Nói cách khác, quy phạm thực chất sẽ được áp dụng khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w