Nên quy định án lệ như nguồn pháp luật trong nước

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 172 - 175)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.2.5.3. Nên quy định án lệ như nguồn pháp luật trong nước

Án lệ là các vụ án điển hình đã được xét xử trước đây và sau này được vận dụng để xét xử các vụ việc trong trường hợp khi khơng có quy định pháp luật điều chỉnh hoặc mặc dù có quy định pháp luật điều chỉnh, nhưng quy định đó khơng rõ ràng [109, tr. 25]. Trong quá trình giải quyết vụ việc các vị thẩm phán đã dùng các bản án điển hình đã được tun trước đó để giải thích pháp luật hoặc rút ra những nguyên tắc áp dụng cho các vụ án sau này. Việc sử dụng án lệ như vậy không những làm sáng tỏ các vấn đề chưa rõ ràng và chưa cụ thể của pháp luật thành văn, mà còn là biện pháp hữu hiệu để các vị thẩm phán có thể giải quyết vụ án một cách kịp thời nhưng thấu tình đạt lý.

Về nguyên tắc, khi áp dụng án lệ để xét xử, các vị thẩm phán phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc này được thể hiện trong học thuyết về tiền lệ (The Doctrine Precedent) [110, tr. 63]. Việc tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình áp dụng án lệ sẽ đảm bảo cho việc xét xử công bằng và đúng pháp luật.

Ngày nay, thực tiễn tư pháp giữa các nước theo hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law) và các nước theo hệ thống pháp luật chung Anh - Mỹ

(Common Law System) đang có xu hướng xích lại gần nhau. Pháp luật của

nhiều nước trong hệ thống pháp luật châu Âu lục địa đang dần chấp nhận án lệ như một nguồn pháp luật trong nước, đồng thời các nước theo hệ thống pháp luật chung Anh - Mỹ cũng đang coi luật thành văn là nguồn pháp luật không thể thiếu trong việc điều chỉnh các quan hệ pháp lý. Có thể nói với xu thế trên đây, các nước trên thế giới đang tận dụng triệt để tính tích cực của các nguồn pháp luật trong nước đó là luật thành văn và án lệ.

Việt Nam không công nhận án lệ là nguồn của pháp luật trong nước mà chỉ công nhận nguồn luật trong nước là luật thành văn. Nói cách khác, các hình thức pháp luật khơng thành văn sẽ khơng được coi là nguồn của pháp luật của Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là chỉ các văn bản pháp luật thành văn mới là nguồn luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân gia đình, trong đó có quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài.

Tuy nhiên, trong thực tiễn tư pháp của Việt Nam, án lệ đã được xem xét như một nguồn tài liệu quan trọng trong việc giải thích và hướng dẫn thực hiện pháp luật. Trên thực tế, hằng năm khi đánh giá công tác năm cũ và đề ra phương hướng cho năm tới, Tòa án tối cao thường đưa ra các vụ án điển hình để rút kinh nghiệm. Ví dụ, trong Báo cáo tổng kết cơng tác ngành Tịa án năm 1999 và phương hướng nhiệm vụ cơng tác Tịa án năm 2000, Tòa án tối cao đã đưa ra một số vụ án để rút kinh nghiệm như: Vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán đá giữa nguyên đơn là ơng Nguyễn Hồng Khởi và bị đơn là Cơng ty xuất nhập khẩu thủy sản Năm Căn tỉnh Cà Mau; vụ án đòi nhà đất cho ở nhờ giữa nguyên đơn là Trần Thị Lan, Trần Thị Dung, Trần Thị Lợi với bị đơn là ông Trần Văn Tồn, anh Trần Văn Tiến, chị Trần Thị Lý tại tỉnh Tây Ninh [88, tr. 42-44], hoặc trong Báo cáo cơng tác

ngành Tịa án năm 2000 và phương hướng nhiệm vụ cơng tác năm 2001 Tịa án nhân dân tối cao đưa ra nhiều vụ án để làm ví dụ giải thích và rút kinh nghiệm cho công tác xét xử như: Vụ án chia di sản thừa kế giữa nguyên đơn là ông Trần Nguyên Tuất và bị đơn là cụ Phạm Thị Phả và Phạm Thị Pha (Hà Nội), vụ án lao động giữa bà Trương Thị Vân và Công ty xuất nhập khẩu điện tử (VIETTRONIMEX) (thành phố Hồ Chí Minh) [89, tr. 33-44], hoặc trong Báo cáo tổng kết cơng tác Tịa án năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ cơng tác Tịa án năm 2002 của Tịa án tối cao có đưa ra nhiều vụ án điển hình để phân tích rút kinh nghiệm như: Vụ án chia di sản thừa kế trên đất công giữa nguyên đơn là bà Ong Thị Lang và bị đơn là ông Châu Tư tỉnh Sóc Trăng, vụ án giữa nguyên đơn là bà Nguyễn Thị Bút và đồng bị đơn là anh Trương Văn Trung, chị Trương Thị Nga và chị Nguyễn Thị Liên ở tỉnh Hà Tây [90]...

Trong các vụ án mà Tòa án đưa ra làm để xem xét đánh giá là các vụ án điển hình cho tất cả các lĩnh vực như: Hình sự, dân sự, hơn nhân gia đình, hành chính, lao động v.v... Thơng qua việc phân tích mặt tích cực và hạn chế của các vụ án này để xem xét đánh giá rút kinh nghiệm, đặc biệt, việc nêu và phân tích các vụ án trên đây đã góp phần giải thích pháp luật. Việc làm này giống như một trong những kỹ năng sử dụng án lệ của các vị thẩm phán ở các nước theo hệ thống Common Law trong q trình xét xử và giải thích pháp luật.

Như vậy, có thể nói, việc Tịa án Tối cao dùng các bản án để phân tích, rút kinh nghiệm đã phần nào phản ánh tính tích cực của việc áp dụng án lệ trong những trường hợp cần thiết. Vì vậy, trong q trình hồn thiện pháp luật, bên cạnh việc sửa đổi bổ sung các quy định trong luật thành văn, các cơ quan có thẩm quyền nên xem xét để cơng nhận án lệ như một nguồn luật trong nước. Bởi vì, áp dụng án lệ sẽ giải quyết thỏa đáng các tình huống rất phức tạp diễn ra mn hình mn vẻ, mà khơng có quy

phạm pháp luật thành văn nào có thể dự liệu trước được. Tất nhiên khi chấp nhận án lệ như một nguồn pháp luật trong nước thì cần phải có sự chuẩn bị trước về các điều kiện cần thiết để áp dụng án lệ như: Bồi dưỡng kiến thức về án lệ cho thẩm phán, xây dựng nguồn án lệ, quy định nguyên tắc áp dụng án lệ trong tình hình thực tế của Việt Nam. Quy định án lệ như nguồn pháp luật trong nước có thể được coi như việc thực hiện quan điểm chỉ đạo của chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 [8], đó là "trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế thế giới, cần phải tiếp thu, kế thừa sáng tạo, có chọn lọc những thành tựu mà nhân loại đã đạt được, những kinh nghiệm về xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật của các nước, đảm bảo kết hợp hài hịa tính truyền thống và tính hiện đại của hệ thống pháp luật".

Trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, khi án lệ được coi như một nguồn luật, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các trường hợp phức tạp diễn ra hàng ngày của quan hệ hôn nhân trong đời sống quốc tế.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 172 - 175)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w