Quy phạm chọn pháp luật áp dụng cho nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 146 - 150)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.2.1.2. Quy phạm chọn pháp luật áp dụng cho nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngoà

Với quan điểm cho rằng nghi thức kết hôn được coi là một trong những điều kiện xem xét tính hợp pháp của việc kết hơn, do đó trong quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi, vấn đề nghi thức kết hơn cũng được pháp luật các nước quy định nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng. Theo quy định pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới, việc xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi sẽ căn cứ vào luật nơi tiến hành kết hơn (Lex loci celebrationis). Theo đó việc kết hơn tiến hành ở đâu thì luật nước đó sẽ quy định tính hợp pháp của nghi thức kết hơn.

Ví dụ:

- Theo pháp luật của Anh, trừ những trường hợp đặc biệt, nghi thức kết hôn sẽ phải tuân theo pháp luật nơi tiến hành kết hôn [113, tr. 43]. Quan điểm này thể hiện rõ trong nhiều án lệ có từ thế kỷ 18, 19 như vụ án Scrimshine v. Scrimshine (1752), vụ án Dalrymple v. Dalrymple (1811)

[105, tr. 296].

- Việc quy định áp dụng luật nơi tiến hành kết hơn để xem xét tính hợp pháp của nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi cũng được ghi nhận trong pháp luật của Canađa [104, tr. 328].

- Theo luật của Qbec về nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi thì Điều 3088, Quyển 10 về Tư pháp quốc tế [55] quy định: "Các điều kiện về nghi thức kết hôn được luật nơi cử hành lễ cưới hoặc luật nơi cư trú hoặc luật quốc tịch của một trong hai vợ chồng điều chỉnh".

Theo quy định của pháp luật về quan hệ dân sự, hơn nhân gia đình và lao động có yếu tố nước ngồi, về các hợp đồng kinh tế quốc tế, luật áp dụng pháp luật, ngày 15/12/1975 của Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) [41] cũng quy định tại khoản 2 Điều 18 là nghi thức kết hôn xác định theo pháp luật của nước nơi tiến hành kết hơn.

Như vậy, có thể nói, vấn đề chọn luật áp dụng điều chỉnh nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi được quy định rất cụ thể và rõ ràng trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới.

Ở Việt Nam, vấn đề nghi thức kết hơn nói chung được quy định trong LHNGĐ năm 2000 nhưng nguyên tắc chọn pháp luật để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi thì chưa được quy định một cách cụ thể. Về nghi thức kết hơn nói chung được quy định tại Điều 11 và Điều 14 của LHNGĐ năm 2000. Quy định này được áp dụng cho việc kết hơn nói chung và mặc nhiên được áp dụng cho cả các quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Cụ thể hóa nội dung Điều 11 và Điều 14 của LHNGĐ năm 2000, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định chi tiết thủ tục tiến hành đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi được tiến hành tại Việt Nam (Điều 17) và việc đăng ký kết hôn được tiến hành trước cơ quan ngoại giao và lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (Điều 19).

Như vậy, các quy định trên đây chỉ áp dụng cho việc đăng ký kết hơn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, theo đó việc đăng ký kết hơn phải tuân theo pháp luật Việt Nam. Vấn đề đặt ra là trong trường hợp một quan hệ kết hôn không được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam thì việc xác định tính hợp pháp của nó sẽ căn cứ vào luật nước nào.

Như đã trình bày ở chương 2 của luận án, mặc dù pháp luật khơng có quy phạm chọn luật áp dụng để giải quyết xung đột pháp luật về nghi thức kết hôn nhưng trong Nghị định số 68/2002/NĐ-CP vấn đề công nhận việc kết hơn ở nước ngồi trước cơ quan của thẩm quyền của nước ngoài đã được đặt ra. Điều 20 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định: Việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với

người nước ngồi đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, phù hợp với pháp luật nước ngồi đó, thì được cơng nhận tại Việt Nam, nếu vào thời điểm kết hôn công dân Việt Nam không vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hơn và cấm kết hơn. Trong trường hợp có sự vi phạm pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hôn, nhưng vào thời điểm yêu cầu cơng nhận, hậu quả của sự vi phạm đó đã được khắc phục, hoặc việc cơng nhận đó có lợi cho việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và của trẻ em, thì hơn nhân đó cũng được cơng nhận tại Việt Nam.

Có thể nói, nội dung quy định trên đây thuộc lĩnh vực công nhận việc kết hôn ở nước ngồi trong trường hợp kết hơn khơng được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam mà không trong phạm vi xem xét chọn pháp luật áp dụng để điều chỉnh khi có xung đột pháp luật. Nói cách khác, pháp luật Việt Nam chưa quy định chọn pháp luật áp dụng đối với xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi. Điều đó sẽ là khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc giải quyết các vụ việc có liên quan tới vấn đề này.

Để khắc phục hạn chế trên đây, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên nghiên cứu, xây dựng quy định nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng xác định tính hợp pháp của nghi thức kết hôn. Nếu việc bổ sung quy định này vào LHNGĐ năm 2000 là khó có khả năng thực hiện thì có thể được thực hiện thơng qua việc sửa đổi hoặc ban hành các văn bản pháp luật khác. Ví dụ, quy định này có thể được đưa vào Nghị định số 83/1998/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký hộ tịch đang trong quá trình sửa đổi hoặc có thể được bổ sung bằng việc ban hành thông tư liên tịch...

Khi nghiên cứu sửa đổi vấn đề này nên tham khảo nội dung được quy định trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới. Đó là quy định áp dụng pháp luật nơi tiến hành kết hơn để xác định tính hợp pháp về nghi thức kết hơn. Theo đó, kết hơn được tiến hành ở đâu thì pháp luật của

nước đó sẽ quy định về tính hợp pháp của nghi thức kết hơn. Việc bổ sung quy định này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan giải quyết các vấn đề liên quan mà nó cịn phù hợp với quy định của các HĐTTTP mà Việt Nam đã ký với các nước, đồng thời thể hiện tinh thần tôn trọng pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế của nhà nước Việt Nam trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 146 - 150)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w