Mở rộng phạm vi áp dụng tập quán quốc tế trong quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 177 - 184)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.2.7. Mở rộng phạm vi áp dụng tập quán quốc tế trong quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoà

hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi

Như đã trình bày ở trên, tập qn quốc tế là một loại nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi trong trường hợp các loại nguồn khác như pháp luật trong nước và điều ước quốc tế có liên quan khơng có quy định áp dụng. Ở Việt Nam, việc quy định tập quán quốc tế như một loại nguồn pháp luật được ghi nhận trong Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài (1993), sau này được kế thừa và ghi nhận trong LHNGĐ năm 2000.

Điều 100 khoản 3 của LHNGĐ năm 2000 quy định như sau: "Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi trong quan hệ hơn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật và tập quán quốc tế".

Có thể thấy nội dung của quy định trên đây đã đề cập tới việc áp dụng các loại nguồn pháp luật để điều chỉnh quan hệ hôn nhân của công dân Việt Nam ở nước ngồi. Như vậy, nếu xét về câu chữ, thì có thể hiểu các nguồn pháp luật trong quy định này chỉ được áp dụng để bảo hộ quyền lợi hợp pháp của công dân Việt Nam ở nước ngồi trong quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, việc áp dụng pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế và pháp luật nước ngồi để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam nói chung đã được quy định trong một số quy định khác của LHNGĐ năm 2000. Ví dụ: Việc áp dụng pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế được quy định tại Điều 7 và việc áp dụng pháp luật nước ngoài được quy định tại Điều 101 của LHNGĐ năm 2000.

Như vậy chỉ còn vấn đề áp dụng tập quán quốc tế trong quy định này là cần được xem xét.

Trong trường hợp pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã gia nhập khơng có quy định áp dụng thì tập quán quốc tế sẽ được áp dụng. Tuy nhiên, như đã phân tích trên đây, quy định của Điều 100 khoản 3 của LHNGĐ năm 2000 chỉ áp dụng để bảo hộ quyền lợi hợp pháp của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi trong quan hệ hơn nhân và gia đình mà khơng đề cập tới vấn đề bảo vệ quyền lợi của người nước ngồi trong quan hệ này. Nói cách khác, việc áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi chỉ được áp dụng đối với trường hợp bảo vệ quyền lợi của cơng dân Việt Nam ở nước ngồi. Như vậy, nội dung quy định áp dụng tập quán quốc tế trên đây cần được xem xét thêm. Bởi vì, nội dung quy định này khơng chỉ bó hẹp phạm vi áp dụng mà nó cịn thể hiện sự phân biệt đối xử trong việc áp dụng tập quán để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các chủ thể khác là người nước ngồi trong quan hệ hơn nhân.

Để giải quyết tình trạng trên đây, pháp luật nên bổ sung quy định có nội dung bao qt hơn, thể hiện tính cơng bằng hơn theo hướng sẽ áp dụng tập quán quốc tế để chọn pháp luật áp dụng nhằm giải quyết tất cả các vấn đề liên quan tới quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi trong các trường hợp cần thiết. Việc bổ sung quy định áp dụng các tập quán này là phù hợp với nội dung quy định tại khoản 4 Điều 827 và Điều 828 của Bộ luật Dân sự, đó là tập quán quốc tế sẽ được áp dụng trong trường hợp pháp luật trong nước và trong điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia khơng có quy phạm điều chỉnh, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng tập quán quốc tế không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu trong chương 1 và chương 2 của luận án, trước bối cảnh quốc tế, tình hình thực tế và quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam trong thời gian qua, có thể thấy việc hồn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam là cần thiết.

Việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi nên tập trung vào một số vấn đề như: Bổ sung các quy định chọn pháp luật áp dụng đối với quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi; bổ sung một số quy định cụ thể điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi; xây dựng thủ tục tố tụng riêng biệt cho việc xét xử các vụ việc về hơn nhân và đình trong Bộ luật tố tụng dân sự; xây dựng quy định về tịa án gia đình trong Luật tổ chức Tịa án nhân dân; xây dựng một số chế định phù hợp với thực tế của đời sống quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân; bảo đảm thực hiện và tăng cường ký kết các điều ước quốc tế về vấn đề hơn nhân có yếu tố nước ngồi với các nước trên thế giới; mở rộng việc áp dụng tập quán quốc tế trong việc giải quyết quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.

Hồn thiện pháp luật theo hướng trên đây là phù hợp với chủ trương của Đảng là Nhà nước trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này không những làm cho việc điều chỉnh của pháp luật đối với quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi có hiệu quả hơn mà cịn góp phần hồn thiện cả hệ thống pháp luật của Việt Nam.

KẾT LUẬN

Tuy có quan hệ mật thiết với nhau nhưng hơn nhân và gia đình là hai khái niệm độc lập, do đó chúng có thể được nghiên cứu một cách độc lập. Hôn nhân là cơ sở tạo nên quan hệ hôn nhân bao gồm tổng thể các quan hệ về kết hôn, quan hệ vợ chồng và ly hơn.

Quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi là quan hệ hôn nhân được xác lập giữa hai bên chủ thể khác quốc tịch hoặc sự kiện pháp lý làm nảy sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ hơn nhân xảy ra ở nước ngồi hoặc tài sản liên quan tới quan hệ của hơn nhân ở nước ngồi.

Pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài là tổng thể các nguyên tắc, các quy phạm điều chỉnh quan hệ kết hôn, quan hệ vợ chồng và quan hệ ly hơn có yếu tố nước ngồi. Khơng giống quan hệ hôn nhân trong nước, quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi thường xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật. Vì hiện tượng xung đột pháp luật mà pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi có hai đặc điểm về phương pháp điều chỉnh và nguồn pháp luật điều chỉnh. Thứ nhất,

để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, người ta dùng các phương pháp điều chỉnh của quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi, đó là phương pháp thực chất và phương pháp xung đột. Dùng phương pháp thực chất để giải quyết trực tiếp quyền, nghĩa vụ của các bên chủ thể, và dùng phương pháp xung đột để chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài. Thứ hai, nguồn pháp luật điều chỉnh bao gồm: Pháp luật trong nước, điều ước quốc tế và tập quán quốc tế.

Pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố ngồi tại Việt Nam, được hình thành và phát triển trong hơn hai thập kỷ qua, mở đầu là các quy phạm quy định việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước

ngồi được ghi nhận trong HĐTTTP giữa Việt Nam với Cộng hịa dân chủ Đức (cũ) vào năm 1980 và sau đó được quy định trong LHNGĐ năm 1986. Kể từ đó tới nay, pháp luật trong lĩnh vực này luôn không ngừng phát triển. Sự phát triển này được đánh dấu bằng sự ra đời của một số văn bản pháp luật quan trọng như: Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài (1993); Nghị định số 184-CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hơn, nhận con ngồi giá thú, ni con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài. Mặc dù hiện nay hai văn bản trên đã hết hiệu lực thi hành nhưng nội dung cơ bản của các văn bản này được kết thừa trong các văn bản pháp luật hiện hành đó là LHNGĐ năm 2000 và Nghị định số 68/2002/NĐ- CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.

Trong quan hệ quốc tế, Việt Nam đã ký kết một số điều ước quốc tế, đó là các HĐTTTP. Trong các HĐTTTP, Việt Nam đã thỏa thuận với các nước về các nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng để giải quyết quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Việc áp dụng các quy phạm quy định trong ước quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết các vấn đề về hơn nhân có yếu tố nước ngồi giữa Việt Nam với các nước ký kết.

Cùng với việc áp dụng các quy phạm pháp luật được quy định trong luật trong nước và điều ước quốc tế, các tập quán quốc tế trong quan hệ hơn nhân và gia đình cũng được Việt Nam thừa nhận và áp dụng, mặc dù việc áp dụng các tập quán quốc tế trong lĩnh vực này vẫn còn hạn chế.

Ở Việt Nam việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi phải tuân thủ một số nguyên tắc pháp lý nhất định như: Tôn trọng chủ quyền quốc gia trong việc xác định pháp luật áp dụng trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi; bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi phải phù hợp với pháp luật

Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập và bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của cá nhân trên tinh thần tôn trọng pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Các quy định điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam được ghi nhận trong pháp luật trong nước, các HĐTTTP mà Việt Nam đã ký kết và tập qn quốc tế đã và đang đóng vai trị quan trọng trong việc giải quyết quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam. Các quy định này đã điều chỉnh tương đối cụ thể đối với từng nội dung của quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi là các vấn đề về kết hôn, quan hệ vợ chồng và ly hơn.

Tuy nhiên, để đáp ứng được những địi hỏi thực tiễn trong nước và quốc tế đối với lĩnh vực này, pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam cần được hồn thiện. Để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này, một số vấn đề cụ thể sau đây nên được xem xét:

1. Bổ sung một số quy phạm xung đột vào pháp luật hơn nhân và gia đình. Ví dụ: Quy phạm xung đột giải quyết quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi, quy phạm chọn luật áp dụng cho nghi thức kết hơn có yếu tố nước ngồi.

2. Bổ sung một số quy định cụ thể trong pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân. Ví dụ: Quy định về thủ tục xác định người có năng lực hành vi dân sự trong việc kết hơn, quy định về việc tạm đình chỉ vụ án ly hơn vì khơng tìm được địa chỉ của bị đơn.

3. Quy định thủ tục tố tụng riêng biệt về xét xử đối với việc hôn nhân và gia đình trong Bộ luật tố tụng dân sự.

5. Xây dựng một số chế định phù hợp với thực tế của đời sống quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân như: Ly thân, hôn ước, quy định án lệ như nguồn pháp luật trong nước.

6. Bảo đảm hiệu quả việc thực hiện và tăng cường ký kết các điều ước quốc tế về vấn đề hơn nhân có yếu tố nước ngồi với các nước trên thế giới.

7. Mở rộng việc áp dụng tập quán quốc tế trong việc giải quyết quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực hơn nhân và gia đình hiện nay là việc làm cần thiết và hoàn toàn phù hợp với chủ trương của Đảng trong việc triển khai một số nhiệm vụ trọng tâm cơng tác tư pháp trong thời gian tới. Việc hồn thiện này góp phần cho sự hồn thiện của cả hệ thống pháp luật Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 177 - 184)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w