Quan hệ vợ chồng

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 30 - 32)

Quan hệ vợ chồng là quan hệ được xác lập trên cơ sở của việc kết hôn phù hợp với quy định của pháp luật. Quan hệ vợ chồng bao gồm hai nhóm quan hệ, đó là quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.

Thứ nhất, đối với quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng. Quan hệ

nhân thân giữa vợ và chồng là quan hệ được hình thành trên cơ sở những chế định pháp luật gắn liền với nhân thân của các bên chủ thể như tên gọi, quốc tịch, uy tín, danh dự, nhân phẩm của các bên, đồng thời nó cũng xuất phát từ tình cảm của các bên trong quan hệ vợ chồng như tình yêu và trách nhiệm của mỗi bên trong quan hệ vợ chồng. Ở mỗi chế độ xã hội khác nhau, pháp luật điều chỉnh quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng cũng khác nhau. Dưới chế độ phong kiến, với quan điểm trọng nam khinh nữ, sau khi kết hôn người vợ hầu như lệ thuộc vào người chồng. Ví dụ: Trong xã hội phong kiến Việt Nam đã từng tồn tại quan niệm "Xuất giá tòng phu", có nghĩa là người đàn bà sau khi đi lấy chồng thì phải theo chồng và phải lệ thuộc hồn tồn vào gia đình nhà chồng. Ở một số nước tư bản trước đây pháp luật quy định khi người phụ nữ đi lấy chồng thì phải mang họ chồng, nếu lấy chồng là người nước ngồi thì phải mang quốc tịch của nước người chồng... Tuy nhiên, nội dung của quy định kể trên ngày nay đang dần được thay đổi. Hiện nay pháp luật của nhiều nước trên thế giới và trong nhiều

điều ước quốc tế khi đề cập tới vấn đề này đều có quy định tiến bộ. Đó là, việc kết hơn không làm thay đổi quốc tịch người phụ nữ hoặc việc nhập quốc tịch nước khác của một trong các bên vợ chồng không làm thay đổi quốc tịch của người kia.

Ví dụ, khoản 2 Điều 9 Cơng ước của Liên Hợp Quốc về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ đã quy định:

Các nước tham gia Công ước hoan nghênh quyền của phụ nữ bình đẳng với nam giới trong việc thay đổi hoặc giữ nguyên quốc tịch của mình. Đặc biệt sẽ bảo đảm rằng khi người phụ nữ lấy chồng người nước ngồi khơng nhất thiết phải thay đổi quốc tịch trong suốt q trình hơn nhân, khơng làm người vợ bị mất quốc tịch hoặc bắt buộc người đó phải mang quốc tịch của người chồng [10].

Ở Việt Nam vấn đề quốc tịch liên quan tới quan hệ hôn nhân cũng được quy định tương đối cụ thể trong Luật Quốc tịch Việt Nam [48]. Điều 9 và Điều 10 của Luật Quốc tịch Việt Nam (1998) quy định: Việc kết hôn, ly hôn và hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi khơng làm thay đổi quốc tịch của các bên và việc vợ hoặc chồng, nhập hoặc mất quốc tịch không làm thay đổi quốc tịch của người kia.

Thứ hai, đối với quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Quan hệ tài sản

giữa vợ chồng là quan hệ liên quan tới lợi ích vật chất của các bên vợ chồng đối với tài sản. Để đảm bảo quyền lợi vật chất của vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân, pháp luật của tất cả các nước đều quy định điều chỉnh quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.

Tuy nhiên, nội dung của các quy định trên đây có thể khác nhau tùy theo chế độ chính trị, chế độ kinh tế và phong tục, tập quán của mỗi nước. Ví dụ, dưới chế độ phong kiến, với quan điểm cho rằng người vợ là người sống phụ thuộc trong gia đình, do đó tài sản trong gia đình là do

người chồng làm ra, cho nên người chồng luôn là người chủ sở hữu của các tài sản đó. Trong chế độ tư bản, địa vị xã hội của người phụ nữ được coi trọng hơn, vì vậy quyền đối với tài sản của vợ trong các gia đình dưới xã hội tư bản cũng được coi trọng hơn. Trong xã hội XHCN, xuất phát từ quan điểm nam nữ bình đẳng đồng thời tơn trong quyền và lợi ích của mỗi cá nhân trong mọi quan hệ, trong đó có quan hệ hơn nhân và gia đình, cho nên dưới chế độ XHCN vợ chồng có quyền ngang nhau đối với tài sản chung, nhưng đồng thời có quyền có tài sản riêng của mình.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 30 - 32)