Một số quy định cụ thể của pháp luật trong nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 104 - 123)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

2.3.2. Một số quy định cụ thể của pháp luật trong nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam

Như đã đề cập ở chương 1 của luận án, quy phạm xung đột là một loại quy phạm phổ biến thường được sử dụng để chọn hệ thống pháp luật áp dụng trong trường hợp khi có xung đột pháp luật. Về nguyên tắc thì quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật nước nào thì hệ thống pháp luật nước đó được áp dụng để điều chỉnh. Trong trường hợp quy phạm xung đột dẫn chiếu đến pháp luật trong nước của Việt Nam để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi thì, tùy từng trường hợp cụ thể, các nội dung sau đây có thể được áp dụng.

2.3.2.1. Kết hơn

Khi xem xét tính hợp pháp của việc kết hôn, pháp luật Việt Nam cũng như pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều đề cập tới hai tiêu chí pháp lý là điều kiện kết hơn và nghi thức kết hơn. Theo đó, hơn nhân chỉ được coi là hợp pháp khi đáp ứng các quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn. Đối với nhiều nước trên thế giới, hôn nhân không thỏa mãn các quy định của pháp luật về hai dấu hiệu pháp lý trên đây sẽ bị coi là hôn nhân vô hiệu. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, trường hợp này được gọi là hôn nhân trái pháp luật. Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng hậu quả pháp lý của hôn vô hiệu và hơn nhân trái pháp luật là giống nhau, đó là pháp luật khơng cơng nhận sự tồn tại của hôn nhân khi không đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về điều kiện kết hôn và nghi thức kết hôn.

Thứ nhất, về điều kiện kết hôn

- Điều kiện về tuổi kết hôn

Theo quy định của pháp luật tất cả các nước, tuổi kết hôn được xem xét như là một điều kiện đầu tiên cho việc kết hôn. Một người chỉ được phép kết hôn khi đã đạt được độ tuổi nhất định. Việc quy định về độ tuổi kết hôn không chỉ nhằm bảo vệ sức khỏe của các bên kết hôn mà điều cơ bản là bảo vệ cuộc sống gia đình của họ. Một gia đình khơng thể bền

vững, không thể hạnh phúc khi mà chủ thể của quan hệ hơn nhân trong gia đình đó là những người chưa phát triển đầy đủ về thể lực và trí lực để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của gia đình.

Tuy nhiên, xuất phát từ sự khác nhau về trình độ kinh tế, đặc biệt là sự khác nhau về phong tục tập quán giữa các nước mà pháp luật của các nước có quy định khơng giống nhau về độ tuổi đủ điều kiện kết hơn. Ví dụ: theo pháp luật của Trung Quốc thì nam từ hai mươi hai tuổi trở lên, nữ từ hai mươi tuổi trở lên mới đủ điều kiện kết hơn. Trong khi đó theo luật của Anh thì tuổi kết hơn đối với cả nam và nữ là mười sáu tuổi [94, tr. 234]. Theo luật của Australia thì cả nam và nữ khi đủ mười tám tuổi thì đủ điều kiện về tuổi kết hôn. Tuy nhiên, tại Australia, trong một số trường hợp đặc biệt, tuổi đủ điều kiện kết hơn đối với cơng dân Australia có thể dưới mười tám tuổi. Trong những trường hợp đặc biệt thì nữ mười bốn tuổi,

nam mười sáu tuổi được phép kết hôn nếu được sự đồng ý của cha mẹ và của tòa án [103, tr. 116-117].

Theo pháp luật Việt Nam, về độ tuổi kết hôn, khoản 1 Điều 9 LHNGĐ năm 2000 quy định nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới đủ điều kiện về tuổi kết hôn. Đối với các trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngồi, khoản 1 Điều 103 LHNGĐ năm 2000 quy định: Trong việc kết hôn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi hoặc giữa những người nước ngoài với nhau được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì các bên phải tuân theo pháp luật Việt Nam về điều kiện kết hơn.

Như vậy, có thể nói, về độ tuổi kết hôn để xác định điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam trong các trường hợp có yếu tố nước ngoài sẽ được áp dụng cụ thể như sau:

Trong trường hợp nếu hai bên muốn kết hôn cùng mang quốc tịch Việt Nam nhưng kết hôn được tiến hành ở nước ngồi thì nam phải từ hai mươi tuổi trở lên và nữ từ mười tám tuổi trở lên.

Trường hợp nếu một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngồi muốn kết hơn với nhau ở nước ngồi mà việc kết hơn này khơng được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam, thì điều kiện về tuổi kết hơn sẽ là: Nam công dân Việt Nam phải từ hai mươi tuổi trở lên và nữ công dân Việt Nam phải từ mười tám tuổi trở lên.

Trường hợp nếu công dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi hoặc những người nước ngồi kết hơn với nhau trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì các bên khơng những phải tn theo quy định về tuổi kết hôn theo pháp luật nước mình mà cịn phải tn theo pháp luật Việt Nam về độ tuổi kết hơn. Theo quy định này thì người nước ngồi nếu là nam thì phải từ hai mươi tuổi trở lên, nếu là nữ thì phải từ mười tám tuổi trở lên mới đủ điều kiện về độ tuổi kết hơn.

Pháp luật của các nước nói chung và pháp luật của Việt Nam nói riêng chỉ quy định độ tuổi tối thiểu, mà không quy định cụ thể về tuổi tối đa trong việc kết hôn, đồng thời pháp luật cũng không quy định giới hạn về sự chênh lệch tuổi giữa nam và nữ trong việc kết hôn. Điều này phù hợp với quan điểm cho rằng hôn nhân được bắt nguồn từ tình u, do đó khơng có giới hạn về tuổi tác giữa các bên muốn kết hôn.

Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay về vấn đề kết hôn với người nước ngồi "khơng tính đến tuổi tác" cần phải được các cơ quan hữu quan xem xét thêm. Trong những năm vừa qua tại một số tỉnh và thành phố của Việt Nam đã có rất nhiều trường hợp nữ cơng dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi hơn mình nhiều tuổi một cách bất bình thường. Ví dụ, theo báo cáo của tỉnh An Giang có những trường hợp nữ cơng dân Việt Nam kết hôn với công dân Đài Loan lớn hơn mình đến năm mươi tuổi, thậm chí có

trường hợp chênh nhau tới sáu mươi tuổi [74]. Đằng sau những trường hợp bất bình thường này rất có thể là những toan tính, vụ lợi, khơng đúng với bản chất tốt đẹp của hơn nhân đó là tình u. Vì vậy, các cơ quan chức năng của Nhà nước cần nghiên cứu tìm ra các biện pháp ngăn chặn các trường hợp làm mất đi bản chất tốt đẹp của hôn nhân.

- Điều kiện sức khỏe

Sức khỏe là một trong những điều kiện hết sức cần thiết để cho một người trở thành một bên chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Để đảm đương được cơng việc của cuộc sống gia đình và duy trì tốt giống nịi (một chức năng quan trọng của gia đình), pháp luật của hầu hết các nước điều quy định các bên nam, nữ trong quan hệ hôn nhân phải đủ điều kiện sức khỏe. Nói chung, một người có đủ độ tuổi kết hơn theo quy định của pháp luật thì cũng đã có đủ điều kiện sức khỏe để kết hôn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, nhiều người mặc dù đã đủ tuổi kết hôn, song không đủ điều kiện sức khỏe vì lý do bệnh tật (đối với một số bệnh tật nhất định) thì cũng khơng được phép kết hơn. Bởi vì, y học đã chứng minh rằng nếu cha mẹ mắc một số bệnh đặc biệt thì thường sẽ cho ra đời những đứa trẻ có khuyết tật. Vì vậy, để bảo vệ gia đình và xã hội, pháp luật của hầu hết các nước trên thế giới đều quy định những người mắc một số bệnh nhất định sẽ không được phép kết hơn.

Mặc dù pháp luật các nước có sự khác nhau trong việc quy định về các loại bệnh cụ thể mà những người mắc phải không được phép kết hôn, nhưng nhìn chung pháp luật các nước đều quy định những người mắc một số bệnh nhất định liên quan tới thần kinh, các bệnh liên quan đến đường sinh dục khơng được phép kết hơn. Ví dụ, các bệnh tâm thần, bệnh hoa liễu, bệnh Sida...

Theo pháp luật Việt Nam, việc quy định người mắc một số bệnh nhất định không được phép kết hôn đã được ghi nhận trong nhiều văn bản

pháp luật từ trước tới nay. Ví dụ, LHNGĐ 1959, LHNGĐ năm 1986, Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài (1993), LHNGĐ năm 2000 quy định như sau:

LHNGĐ năm 1959, tại Điều 10 quy định, những người bất lực hoàn toàn về sinh lý; mắc một trong các bệnh hủi, hoa liễu, loạn óc mà chưa chữa khỏi thì khơng được kết hơn;

LHNGĐ năm 1986 quy định tại Điều 7(b): Những người đang mắc bệnh tâm thần khơng có khả năng nhận thức hành vi của mình, đang mắc bệnh hoa liễu khơng được phép kết hơn.

Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài (1993), tại khoản 1 Điều 6 quy định: Kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hơn và cấm kết hơn. Nếu việc kết hôn này được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngồi cịn phải tn theo các quy định tại các Điều 5, 6, 7 của LHNGĐ Việt Nam và không bị nhiễm HIV.

LHNGĐ năm 2000 quy định về điều kiện sức khỏe tại khoản 2 Điều 10 là "những người mất năng lực hành vi dân sự" không được kết hôn.

So sánh các quy định về điều kiện sức khỏe được ghi nhận trong LHNGĐ năm 2000 với các văn bản pháp luật trước đây, có thể thấy nội dung quy định tại khoản 2 Điều 10 của LHNGĐ năm 2000 được mở rộng hơn so với các quy định trong LHNGĐ năm 1959, LHNGĐ năm 1986 và Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi (1993). Bởi vì các quy định trong LHNGĐ năm 1959, 1986 và Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi về vấn đề sức khỏe của các bên kết hơn được quy định theo tính chất liệt kê đối với một số bệnh cụ thể, nhưng trong LHNGĐ năm 2000 vấn đề này được quy định có tính ngun tắc với nội dung bao quát hơn đảm bảo

quyền dân sự của mỗi cá nhân. Nội dung này hoàn toàn phù hợp với các quy định của Bộ luật Dân sự được ghi nhận tại Điều 12 về bảo vệ quyền dân sự và Điều 35 về quyền kết hôn.

Để thực hiện quy định về điều kiện sức khỏe trên đây, khoản 1(b) Điều 13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định một trong các loại giấy tờ trong hồ sơ xin đăng ký kết hôn là Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền của Việt Nam hoặc của nước ngồi cấp chưa q 6 tháng (tính cho đến ngày nhận hồ sơ) xác nhận hiện tại người xin đăng ký kết hôn không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức khơng có khả năng nhận thức được hành vi của mình.

Tuy nhiên, vấn đề được đặt ra là theo quy định của khoản 2 Điều 10 LHNGĐ thì một người như thế nào thì bị coi là người mất năng lực hành vi dân sự? Về việc mất năng lực hành vi dân sự, khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: "Khi một người do bị tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, thì theo u cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền".

Từ nội dung của khoản 1 Điều 24 của Bộ luật Dân sự trên đây, có thể rút ra ba cơ sở pháp lý cơ bản để xác định một người mất năng lực hành vi dân sự như sau:

Thứ nhất, người mất năng lực hành vi dân sự là người mắc bệnh

tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức để làm chủ hành vi của mình;

Thứ hai, một người chỉ bị coi là mất năng lực hành vi dân sự khi

có quyết định của tịa án trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định có thẩm quyền.

Thứ ba, các cơ quan chức năng như Tịa án, tổ chức giám định có

thẩm quyền chỉ tham gia xem xét một người có bị mất năng lực hành vi dân sự hay khơng khi có u cầu của người có quyền, hoặc lợi ích liên quan.

Nội dung của các quy định của khoản 1 Điều 24 của Bộ luật Dân sự trên đây là cần thiết. Bởi vì, quy định này là cơ sở pháp lý để Tòa án thực hiện nhiệm vụ của mình là bảo vệ quyền lợi của những người có lợi ích liên quan. Tuy nhiên, việc xác định điều kiện sức khỏe đối với các trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngồi cần được quy định cụ thể hơn và chi tiết hơn.

Thực tế cho thấy, trong một vài năm trở lại đây hiện tượng nhiều công dân Việt Nam, đặc biệt công dân nữ, kết hơn với người nước ngồi ngày càng trở nên phổ biến, trong đó khơng ít các trường hợp khơng bình thường liên quan tới vấn đề sức khỏe của các bên kết hôn. Theo báo cáo của Sở Tư pháp tỉnh An Giang số 150/BC.TP ngày 23/11/1999 về sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 184 của Chính phủ, thì có nhiều trường hợp cơng dân nữ Việt Nam lấy người Đài Loan có thể trạng dị tật, bại liệt chân tay. Về mặt pháp lý thì những trường hợp trên đây không vi phạm các quy định về điều kiện sức khỏe, bởi vì những người dị tật hay bại liệt chân tay nhưng khơng mất năng lực hành vi dân sự thì vẫn được phép kết hơn. Tuy nhiên, trường hợp nhiều phụ nữ Việt Nam trẻ, khỏe và xinh đẹp sẵn sàng kết hôn với một người Đài Loan nhiều tuổi, dị tật hoặc bại liệt là hiện tượng khơng bình thường nên được điều tra, xác minh, xem xét thật kỹ lưỡng. Việc làm này là cần thiết và hợp pháp bởi vì Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định tại Điều 18 khoản 2 như sau: "Việc đăng ký kết hôn cũng sẽ bị từ chối, nếu kết quả thẩm tra, xác minh cho thấy việc kết hôn là giả tạo, không nhằm mục đích xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững; kết hơn nhằm mục đích mua bán phụ nữ, xâm phạm tình dục đối với phụ nữ hoặc vì mục đích trục lợi khác". Vấn đề đặt ra ở đây cho các cơ quan chức năng là bằng cách nào để thẩm tra, xác minh một

cách chính xác trường hợp nào kết hơn vì tình u và trường hợp nào kết hơn vì mục đích vụ lợi.

Để bảo đảm các quy định về việc xác định điều kiện sức khỏe của các bên kết hơn có yếu tố nước ngồi, được quy định tại khoản 2 Điều 10 LHNGĐ đã nêu trên đây được thực hiện có hiệu quả, các cơ quan có thẩm quyền cần nghiên cứu để bổ sung chi tiết thủ tục xác định người mất năng lực hành vi dân sự. Hướng sửa đổi bổ sung quy định này sẽ được đề cập tới trong chương 3 của luận án này.

- Điều kiện về tình trạng hơn nhân

Nhìn chung, luật pháp của hầu hết các nước đều quy định về tình trạng hơn nhân của các bên kết hôn như một điều kiện kết hôn. Nội dung pháp luật quy định về vấn đề này phụ thuộc vào chế độ kinh tế và phong tục tập quán của mỗi xã hội khác nhau.

Ở Việt Nam, tình trạng hơn nhân được xem như một điều kiện trong

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 104 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w