Quy phạm chọn pháp luật áp dụng giải quyết quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoà

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 142 - 146)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.2.1.1. Quy phạm chọn pháp luật áp dụng giải quyết quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoà

chồng có yếu tố nước ngồi

Quan hệ vợ chồng là một vấn đề pháp lý quan trọng bởi vì nó là một phần cấu thành quan hệ hơn nhân. Do đó, trong quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi, pháp luật hầu hết các nước trên thế giới đều đưa ra nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng. Việc chọn pháp luật áp dụng để điều

chỉnh quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngoài sẽ được xác định theo nguyên tắc: Nếu vợ chồng cùng quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ vợ chồng sẽ là pháp luật của nước mà vợ chồng cùng quốc tịch. Nếu vợ chồng khác quốc tịch thì pháp luật điều chỉnh quan hệ vợ chồng là pháp luật của nước mà vợ chồng có nơi cư trú chung. Trong trường hợp nếu các bên khơng có nơi cư trú chung thì Tịa án nước nào giải quyết tranh chấp trong quan hệ vợ chồng thì sẽ áp dụng pháp luật của nước có Tịa án đó.

Ví dụ:

- Điều 19 Luật áp dụng về quan hệ dân sự, hơn nhân gia đình và lao động có yếu tố nước ngoài, về các hợp đồng kinh tế quốc tế, luật áp dụng luật của Cộng hòa dân chủ Đức (cũ) được ban hành ngày 15/12/1975 [41] quy định: Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của vợ chồng được xác định theo pháp luật của nước mà vợ chồng là công dân. Nếu vợ chồng là công dân của hai nước khác nhau thì áp dụng pháp luật của Cộng hịa dân chủ Đức.

- Điều 14 Luật về Tư pháp quốc tế của Cộng hòa Liên bang Đức (sửa đổi ngày 25/7/1986) [53] quy định: Quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài được áp dụng theo pháp luật nước vợ chồng là công dân hoặc luật nước nơi thường trú của vợ chồng hoặc pháp luật của vợ chồng lựa chọn.

- Điều 52 Luật Liên bang Thụy sĩ về tư pháp quốc tế ngày 18/12/1987 quy định: Chế độ tài sản của vợ chồng được điều chỉnh bằng pháp luật do hai bên vợ chồng lựa chọn; hai bên vợ chồng có thể lựa chọn pháp luật của Nhà nước mà ở đó họ đã cư trú hay sẽ cư trú sau khi làm lễ kết hôn hoặc lựa chọn pháp luật của Nhà nước mà một bên có quốc tịch [54].

Ở Việt Nam trước đây quy định chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi đã được ghi nhận trong Pháp lệnh hôn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài (02/12/1993). Khoản 1 Điều 10 của Pháp lệnh quy định: Quan hệ nhân

thân và quan hệ tài sản của vợ chồng được xác định theo pháp luật nơi thường trú chung của họ vào thời điểm phát sinh tranh chấp; nếu họ khơng có nơi thường trú chung vào thời điểm đó thì theo pháp luật của nước nơi thường trú chung cuối cùng của họ; trong trường hợp họ chưa hề có nơi thường trú chung thì theo pháp luật của Việt Nam.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành của Việt Nam điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi khơng có quy định chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ vợ chồng. Nói cách khác, hiện nay ở Việt Nam, quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi khơng được quy định cụ thể mà chỉ có các quy định về quan hệ vợ chồng nói chung. Quy định này được ghi nhận tại chương III của LHNGĐ năm 2000. Nội dung của quan hệ vợ chồng như quyền nhân thân giữa vợ, chồng (tình nghĩa vợ chồng, danh dự, nhân phẩm uy tín của vợ chồng, quyền đại diện giữa vợ, chồng) và quyền tài sản của vợ chồng (quyền đối với tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng, quyền thừa kế tài sản của các bên vợ, chồng) được ghi nhận khá cụ thể. Theo khoản 1 Điều 7 của LHNGĐ năm 2000 thì, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác, các quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình của Việt Nam sẽ được áp dụng đối với các quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi. Như vậy, theo khoản 1 Điều 7 của LHNGĐ thì các quy định của chương III của LHNGĐ năm 2000 cũng được áp dụng cho các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.

Có thể nói, nếu chỉ vận dụng các quy định của chương III để giải quyết các vấn đề pháp lý trong quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi thì cịn có nhiều hạn chế. Bởi vì trên thực tế, có nhiều trường hợp thẩm quyền giải quyết một vụ việc về quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi thuộc về Tòa án của Việt Nam, nhưng các bên chủ thể trong quan hệ này là các bên có quốc tịch nước ngồi, đồng thời họ cũng khơng có nơi cư trú trên lãnh

thổ Việt Nam. Trong trường hợp này, Tịa án Việt Nam có thể vận dụng khoản 1 Điều 7 LHNGĐ năm 2000 để áp dụng các quy định của chương III của LHNGĐ năm 2000 để giải quyết. Tuy nhiên, trên thực tế, khi áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam để giải quyết quan hệ hơn nhân và gia đình của người nước ngồi khơng có nơi cư trú trên lãnh thổ Việt Nam cịn phải tính đến sự xung đột pháp luật của pháp luật Việt Nam với pháp luật của nước mà người nước ngồi đó mang quốc tịch, đồng thời phải tính đến tập qn quốc tế. Trong trường hợp này, nếu chỉ áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết mà không đặt ra vấn đề chọn pháp luật đã thể hiện nguyên tắc chủ quyền quốc gia của Việt Nam nhưng việc áp dụng này chưa thể hiện được nội dung quan trọng có tính ngun tắc được ghi nhận trong Điều 100 của LHNGĐ năm 2000 đó là tơn trọng "pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế" (khoản 3 Điều 100).

Vì vậy, nên bổ sung quy định nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng để giải quyết quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi. Việc xây dựng các quy định về nguyên tắc xác định pháp luật áp dụng cho quan hệ vợ chồng tại Việt Nam nên theo hướng tham khảo, rút kinh nghiệm từ nội dung chọn pháp luật áp dụng khi có xung đột pháp luật trong thực tiễn Tư pháp quốc tế của nhiều nước trên thế giới như đã trình bày trên đây. Cụ thể là, để giải quyết xung đột pháp luật về quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi thì, tùy theo từng trường hợp, có thể áp dụng luật quốc tịch của vợ chồng (nếu vợ chồng cùng quốc tịch) hoặc luật nơi cư trú chung của vợ chồng (nếu vợ chồng khác quốc tịch) hoặc luật tòa án.

Nếu xét thấy việc áp dụng pháp luật về hơn nhân và gia đình của Việt Nam là cần thiết trong hầu hết các trường hợp hơn nhân có yếu tố nước ngồi thì nên xây dựng quy định chọn pháp luật áp dụng là luật Tòa án. Theo nội dung này thì trong trường hợp tịa án Việt Nam có thẩm

quyền giải quyết vụ việc hơn nhân có yếu tố nước ngồi thì pháp luật Việt Nam sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hơn nhân đó.

Việc xây dựng quy định nguyên tắc chọn luật trên đây khơng chỉ đảm bảo mục đích áp dụng pháp luật Việt Nam được ghi nhận trong khoản 1 Điều 7 LHNGĐ năm 2000 mà nó hồn tồn phù hợp với các quy định được ghi nhận trong các HĐTTTP mà Việt Nam với các nước. Ví dụ: khoản 2 Điều 25 về quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của HĐTTTP Việt Nam và Liên bang Nga; khoản 2 Điều 26 quy định về ly hôn của HĐTTTP Việt Nam và CH Ba Lan; khoản 4 Điều 26 về quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng; khoản 2 Điều 27 của HĐTTTP Việt Nam và Lào... Nội dung các quy định đều ghi nhận: Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản giữa vợ và chồng được xác định theo pháp luật của nước họ thường trú, trong trường hợp hai bên cùng quốc tịch mà mỗi người thường trú ở mỗi nước ký kết thì quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản của họ được xác định theo pháp luật của bên ký kết mà họ là công dân, trường hợp các bên khác quốc tịch thì quan hệ nhân thân và tài sản của họ được xác định theo pháp luật nơi có Tịa án có thẩm quyền xem xét vụ việc.

Như vậy, việc xây dựng nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng cho quan hệ vợ chồng có yếu tố nước ngồi, vừa đảm bảo tính phù hợp với thực tiễn tư pháp quốc tế vừa đảm bảo tính nguyên tắc trong khoản 1 Điều 7 LHNGĐ năm 2000 về việc áp dụng pháp luật Việt Nam, đồng thời đảm bảo các nguyên tắc chung được ghi nhận trong khoản 3 Điều 100 của LHNGĐ năm 2000. Đó là pháp luật Việt Nam sẽ bảo vệ quyền lợi của người nước ngoài trong quan hệ hơn nhân và gia đình phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 142 - 146)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w