Bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài phải phù hợp pháp luật Việt Nam và

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 82 - 88)

hơn nhân có yếu tố nước ngồi phải phù hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập

Theo pháp luật của hầu hết các nước đều quy định, để áp dụng hệ thống pháp luật đã được quy phạm xung đột dẫn chiếu đến nhằm điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi, thì phải tn theo một số nguyên tắc hoặc điều kiện nhất định. Nhìn chung pháp luật các nước thường quy định hệ thống pháp luật được quy phạm dẫn chiếu chỉ được áp dụng khi pháp luật trong nước có quy định áp dụng hoặc điều ước quốc tế có liên quan có quy định áp dụng. Giải thích cho việc pháp luật các nước có quy định nội dung này được dựa trên các cơ sở lý luận sau đây:

Thứ nhất, pháp luật được dẫn chiếu chỉ có thể được áp dụng khi

pháp luật trong nước có quy định áp dụng. Với tư cách là nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, pháp luật trong nước được coi là nguồn pháp luật cơ bản và phổ biến do đó nó là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, trong đó bao gồm cả việc quy định việc áp dụng hệ thống pháp luật được dẫn chiếu đến. Việc cho rằng pháp luật trong nước là nguồn pháp luật cơ bản và phổ biến trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi được dựa trên cơ sở lý luận về sự hình thành nguồn pháp luật trong nước, hiệu lực của quy phạm pháp luật trong nước và đặc điểm của việc xác định pháp luật dựa trên dấu hiệu về chủ thể trong quan hệ hôn nhân.

- Cơ sở hình thành nguồn pháp luật trong nước. Nhà nước và pháp luật là hai khái niệm luôn song song tồn tại. Sự xuất hiện nhà nước đồng thời xuất hiện pháp luật, vì pháp luật là cơng cụ pháp lý của nhà nước. Do đó, khơng thể có nhà nước mà khơng có pháp luật và ngược lại khơng thể

có pháp luật mà khơng tồn tại nhà nước. Pháp luật do một nhà nước ban hành nhằm điều chỉnh mọi quan xã hội trong nhà nước đó, trong đó có quan hệ hơn nhân, bao gồm cả quan hệ nhân có yếu tố nước ngồi.

- Hiệu lực của quy phạm pháp luật được ghi nhận trong pháp luật trong nước. Về mặt lý luận, hiệu lực của quy phạm pháp luật chỉ có giá trị trên phạm vi lãnh thổ của nước ban hành quy phạm pháp luật đó. Tuy nhiên, do đặc điểm của yếu tố nước ngồi trong quan hệ dân sự, trong đó có quan hệ hơn nhân, mà các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự bao gồm cả các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân của nước này có thể được áp dụng ở nước khác. Trường hợp này xảy ra khi tòa án của một nước áp dụng pháp luật của nước khác để giải quyết một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi. Tất nhiên, pháp luật của nước này có được áp dụng ở nước khác hay khơng cịn tùy thuộc ở từng trường hợp cụ thể. Một trong những trường hợp mà tịa án sẽ áp dụng pháp luật nước ngồi để giải quyết là khi pháp luật của nước có tịa án đó quy định áp dụng pháp luật nước ngồi.

- Dấu hiệu chủ thể trong quan hệ hôn nhân. Chủ thể trong quan hệ hôn nhân là con người cụ thể, do đó pháp luật điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của một người trong đó có quyền và nghĩa vụ trong hơn nhân là pháp luật liên quan tới nhân thân đối với con người đó. Như đã trình bày ở trên, dấu hiệu quốc tịch hoặc nơi cư trú của đương sự là cơ sở để xác định pháp luật điều chỉnh quan hệ pháp lý của họ. Do đó, trong quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói riêng, một người khơng thể khơng bị sự điều chỉnh về quyền và nghĩa vụ bởi một hệ thống pháp luật nhất định. Hệ thống pháp luật đó có thể là hệ thống pháp luật của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc hệ thống pháp luật nước nơi người đó cư trú. Dù chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật nào thì hệ thống

pháp luật ấy vẫn được coi là hệ thống pháp luật của một nhà nước nhất định.

Từ các cơ sở lý luận nêu trên, có thể nói nguồn pháp luật trong nước là nguồn pháp luật cơ bản và phổ biến điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi do đó nó là cơ sở pháp lý để xác định việc áp dụng pháp luật nước ngồi khi có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến. Nói cách khác, khi pháp luật trong nước quy định áp dụng hệ thống pháp luật được quy phạm dẫn chiếu thì hệ thống pháp luật được dẫn chiếu sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.

Thứ hai, pháp luật được dẫn chiếu chỉ được áp dụng khi điều ước

quốc tế có liên quan quy định áp dụng. Điều này dựa trên cơ sở lý luận cho rằng điều ước quốc tế về hôn nhân được xem là nguồn pháp luật quan trọng trong việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Trong các điều ước quốc tế các nước thường quy định nguyên tắc chọn pháp luật áp dụng. Theo đó các nguyên tắc và điều kiện chọn pháp luật của nước ký kết này để áp dụng trên lãnh thổ nước ký kết kia. Ví dụ, khoản 2 Điều 23 của HĐTTTP giữa Việt Nam và Cộng hòa Ba Lan quy định: "Về điều kiện kết hôn, mỗi bên đương sự phải tuân theo pháp luật của nước ký kết mà người đó là cơng dân". Theo nội dung của quy định này thì điều kiện kết hôn của công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ của Ba Lan sẽ do pháp luật Việt Nam điều chỉnh và ngược lại đối với trường hợp đương sự là công dân Ba Lan cư trú trên lãnh thổ Việt Nam thì pháp luật của Ba Lan sẽ điều chinh điều kiện kết hơn của người đó.

Một vấn đề pháp lý được đặt ra là trong trường hợp cả quy phạm pháp luật trong nước và quy phạm trong điều ước quốc tế có liên quan cùng có thể được áp dụng để giải quyết một quan hệ cụ thể, nhưng nội dung quy định của các quy phạm này ở mỗi văn bản lại khác nhau, thậm chí trái ngược

nhau thì sẽ áp dụng quy phạm ở văn bản nào. Trong trường hợp này, trên cơ sở lý luận, người ta giải quyết theo nguyên tắc của Tư pháp quốc tế là nếu có sự khác nhau trong quy định của pháp luật trong nước và quy định của điều ước quốc tế có liên quan thì các quy định của điều ước quốc tế được ưu tiên áp dụng.

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, về vấn đề áp dụng pháp luật nước ngoài trên cơ sở quy định của pháp luật trong nước và điều ước quốc tế có liên quan cũng như tính ưu tiên áp dụng quy định của điều ước quốc tế được quy định cụ thể trong LHNGĐ năm 2000.

Khoản 1 Điều 100 LHNGĐ năm 2000 quy định quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi được tơn trọng và bảo vệ phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Sự phù hợp ở quy định này được hiểu là pháp luật nước ngoài khi áp dụng hoặc hậu quả áp dụng của quy định được áp dụng không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam và các quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập. Theo quy định này, việc điều chỉnh các vấn đề hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi, phải lấy nội dung của các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên để làm chuẩn. Theo đó, pháp luật nước ngồi có khả năng được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam hay khơng, hồn tồn phụ thuộc vào việc nội dung của nó có phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam hoặc phù hợp với quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập hay không.

Về nguyên tắc ưu tiên áp dụng giữa quy định của pháp luật trong nước với điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, khoản 2 Điều 7 LHNGĐ năm 2000 quy định: Trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết

hoặc tham gia có quy định khác với quy định của LHNGĐ năm 2000 thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế.

Từ quy định của khoản 1 Điều 100, khoản 2 Điều 7 và Điều 101 của LHNGĐ năm 2000, việc bảo vệ quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được thể hiện ở một số nội dung chính sau đây:

Thứ nhất, khi bảo vệ quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi thì

các quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập phải được áp dụng (khoản 1 Điều 100). Như đã trình bày ở trên, trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi ln xảy ra hiện tượng xung đột pháp luật. Để giải quyết hiện tượng này, các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật sẽ được áp dụng, do đó việc chọn pháp luật áp dụng sẽ được đặt ra. Tuy nhiên, việc chọn hệ thống pháp luật áp dụng sẽ khơng nằm ngồi các quy định của khoản 1 Điều 100 LHNGD năm 2000. Xét về mặt lý luận thì pháp luật của Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập là hai loại nguồn pháp luật phổ biến và quan trọng điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài. Việc áp dụng các quy định ghi nhận trong các nguồn này để bảo vệ quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi khơng những khẳng định chủ quyền của Nhà nước Việt Nam mà còn thể hiện quan điểm của Việt Nam trong mối quan hệ quốc tế thông qua việc thực hiện các điều ước quốc tế về hôn nhân mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

Thứ hai, trong trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết

hoặc gia nhập có quy định khác với quy định của pháp luật trong nước thì áp dụng các quy định của điều ước quốc tế (khoản 2 Điều 7). Trên thực tế có một số trường hợp, để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi có thể áp dụng quy định trong pháp luật trong nước và quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập nhưng nội

dung của các quy định có nội dung khơng giống nhau thì phải ưu tiên áp dụng các quy định trong điều ước quốc tế. Nội dung này khơng có nghĩa là quy định trong điều ước quốc tế có giá trị cao hơn và có thể phủ nhận hiệu lực của quy định pháp luật trong nước, mà ở đây nội dung quy định chỉ xác định tính ưu tiên áp dụng của quy định khi có sự khác nhau giữa các quy định pháp luật ở các nguồn pháp luật khác nhau. Bởi vì, việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế dựa trên các quy định của pháp luật trong nước với mục đích thực hiện chức năng của Nhà nước được xuất phát từ nguyên tắc chủ quyền quốc gia. Vì vậy, có thể nói nội dung quy định tại khoản 2 Điều 7 của LHNGĐ năm 2000 của Việt Nam thể hiện sự tôn trọng cam kết của Việt Nam trong quan hệ quốc tế đối với các nước.

Thứ ba, trong trường hợp LHNGĐ, các văn bản pháp luật khác của

Việt Nam có quy định hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia viện dẫn thì pháp luật nước ngồi sẽ được áp dụng, nếu việc áp dụng đó khơng trái với pháp luật Việt Nam (Điều 101). Nội dung quy định này là phù hợp với cơ sở lý luận trong việc áp dụng pháp luật nước ngoài trong Tư pháp quốc tế. Theo đó hệ thống pháp luật được quy phạm xung đột dẫn chiếu chỉ được áp dụng nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không đi ngược lại các nguyên tắc pháp lý cơ bản của nước có tịa án áp dụng hệ thống pháp luật được dẫn chiếu.

Thứ tư, trong trường hợp pháp luật nước ngoài dẫn chiếu trở lại

pháp luật Việt Nam thì áp dụng pháp luật về hơn nhân và gia đình của Việt Nam (Điều 101). Dẫn chiếu (Renvoi) là một hiện tượng pháp lý đặc biệt trong lĩnh vực Tư pháp quốc tế khi một quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật nhưng trong hệ thống pháp luật được dẫn chiếu lại có quy định dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật khác [104, tr. 109]. Ví dụ pháp luật nước A có quy phạm xung đột dẫn chiếu đến hệ thống pháp luật nước B, trong khi đó đối với lĩnh vực điều chỉnh tương tự, pháp luật nước B lại

có quy định dẫn chiếu đến một hệ thống pháp luật nước khác. Về mặt lý luận, dẫn chiếu được coi như một giải pháp kỹ thuật trong việc giải quyết những vấn đề phát sinh từ sự khác nhau trong quy định pháp luật của nước có quy phạm xung đột dẫn chiếu và nước có pháp luật được dẫn chiếu [105, tr. 21].

Trong Tư pháp quốc tế người ta chia các trường hợp dẫn chiếu thành hai loại là dẫn chiếu ngược và dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba. Dẫn chiếu ngược là trường hợp pháp luật nước thứ nhất dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ hai, trong khi đó pháp luật nước thứ hai lại có quy định dẫn chiếu đến pháp luật nước thức nhất. Trong trường hợp này pháp luật nước thứ nhất sẽ được áp dụng. Dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ ba là trường hợp pháp luật nước thứ nhất dẫn chiếu đến pháp luật nước thứ hai, trong khi đó pháp luật nước thứ hai lại có quy định đến pháp luật của nước thứ ba thì trong trường hợp này pháp luật nước thứ ba sẽ được áp dụng.

Nội dung của Điều 101 của LHNGĐ năm 2000 của Việt Nam trên đây được hiểu là trong trường hợp pháp luật Việt Nam dẫn chiếu đến pháp luật nước ngồi mà luật nước ngồi đó lại dẫn chiếu đến pháp luật Việt Nam thì sẽ áp dụng pháp luật Việt Nam để điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi. Điều quy định này của pháp luật Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với lý luận và thực tiễn của đời sống quốc tế.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 82 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w