Một số điểm mới trong quy định của pháp luật trong nước hiện hành điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài so

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 123 - 133)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

2.3.3. Một số điểm mới trong quy định của pháp luật trong nước hiện hành điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài so

nước hiện hành điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi so với các quy định trước đây

Có thể nói, so với các quy định trước đây (LHNGĐ năm 1986, Pháp lệnh hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngoài năm 1993 và Nghị định số 184/CP năm 1994) thì pháp luật hiện hành điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi có một số điểm mới cơ bản sau đây:

Thứ nhất, có sự phân biệt các quy định điều chỉnh quan hệ hơn

nhân có yếu tố nước ngồi nói chung và quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi liên quan tới các nước có đường biên giới chung với Việt Nam.

Việt Nam có đường biên giới trên đất liền tiếp giáp với các nước: Trung Quốc, Lào và Cămpuchia. Xuất phát từ vị trí đặc biệt về mặt địa lý này mà dân cư của Việt Nam với dân cư các nước láng giềng có quan hệ gắn bó mật thiết. Quan hệ này không chỉ thuần túy dựa trên việc giao lưu buôn bán, làm ăn, sinh hoạt hàng ngày mà nó cịn dựa trên sự hiểu biết ngơn ngữ và phong tục tập quán của nhau, trong nhiều trường hợp còn dựa trên mối quan hệ cùng dân tộc. Có thể nói, đây là những điều kiện đặc thù làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài cư trú trên vùng biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

Trước khi ban hành LHNGĐ năm 2000, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể về việc điều chỉnh quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới của Việt Nam với các nước. Do đó, các quy định của pháp luật Việt Nam áp dụng để điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói chung đã được áp dụng cho các trường hợp trên đây. Việc áp dụng các quy định chung về quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi cho các quan hệ hơn nhân ở khu vực biên giới là thiếu thực tế nên khơng khả thi, bởi vì do điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội ở khu vực biên giới có những đặc thù rất riêng biệt.

Về điều kiện địa lý. Do địa hình hiểm trở, đặc biệt là ở các vùng

sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, nên giao thơng liên lạc gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó pháp luật quy định việc kết hơn có yếu tố nước ngồi phải được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền ở cấp tỉnh. Do đó quy định này khó có thể thực hiện được, bởi vì trên thực tế, các bên muốn kết hôn với nhau thường là những người sinh sống trên cùng một địa bàn

giáp ranh giữa Việt Nam với các nước láng giềng vốn rất xa trung tâm tỉnh lỵ cho nên để đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền đóng ở tỉnh lỵ là một việc khó khăn đối với các bên muốn kết hơn.

Về điều kiện kinh tế xã hội. Trừ một số khu vực cửa khẩu có giao

lưu thương mại phát triển như Đồng Đăng (Lạng Sơn), Móng Cái (Quảng Ninh), nhìn chung điều kiện kinh tế và thu nhập của nhân dân thuộc khu vực vùng biên giới là thấp. Việc pháp luật quy định phải nộp lệ phí đăng ký kết hơn áp dụng chung trong cả nước [80] là quá cao so với thu nhập thực tế của nhân dân vùng biên giới.

Vì những lý do trên mà trong nhiều năm qua ở vùng biên giới có nhiều trường hợp các bên muốn kết hôn đã không tiến hành đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật mà các bên tự ý về sống với nhau như vợ chồng. Việc các bên về sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hơn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước khơng chỉ là hành vi vi phạm pháp luật, mà cịn gây khó khăn cho các cơ quan hữu quan trong cơng tác quản lý hộ tịch, một việc làm vô cùng quan trọng ở khu vực biên giới.

Khi ban hành LHNGĐ năm 2000, nhằm giải quyết tình trạng bất hợp lý trên đây, vấn đề hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại vùng biên giới Việt Nam với các nước láng giềng đã được tách riêng khỏi vấn đề kết hơn có yếu tố nước ngồi nói chung. Nội dung này được thể hiện rõ trong LHNGĐ năm 2000 và Nghị định số 68/2002/NĐ-CP như sau:

- Đối với thẩm quyền đăng ký kết hôn, Điều 102 LHNGĐ năm 2000 quy định Ủy ban nhân tỉnh thành phố trực thuộc trung ương thực hiện việc đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, việc đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam sẽ do Chính

phủ quy định (khoản 1). Để cụ thể hóa quy định này, Nghị định 68/2002/NĐ-CP quy định tại khoản 3 Điều 33 và Điều 66 như sau: Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của công dân Việt Nam ở khu vực biên giới thực hiện việc kết hôn giữa công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới với công dân nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới với Việt Nam.

- Đối với thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan tới quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, khoản 3 Điều 102 LHNGĐ quy định: Tòa án nhân nhân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan tới quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, đối với các vụ việc liên quan tới quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi ở các vùng biên giới thì Tịa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi cư trú của cơng dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan tới quan hệ hôn nhân giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng.

- Về thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự, cơng chứng các giấy tờ liên quan tới việc kết hơn có yếu tố nước ngồi, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định các giấy tờ do cơ quan, tổ chức nước ngồi cấp, cơng chứng, chứng thực ở nước ngoài để sử dụng cho việc kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam phải được cơ quan ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam hoặc Bộ Ngoại giao Việt Nam hợp pháp hóa. Tuy nhiên, trong trường hợp kết hơn giữa cơng dân Việt Nam và công dân nước láng giềng cùng cư trú tại khu vực biên giới, thì các thủ tục về giấy tờ áp dụng cho việc kết hơn có yếu tố nước ngoài trên đây được miễn. Điều 67 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định: Giấy tờ của cơ quan, tổ chức của nước láng giềng cấp chứng thực ở nước đó để sử dụng tại Việt Nam vào việc kết hôn ở khu vực biên

giới được miễn hợp pháp hóa lãnh sự. Các giấy tờ trên đây được dùng cho việc kết hôn ở Việt Nam bằng ngôn ngữ của nước láng giềng phải được dịch ra tiếng Việt và có cam kết của người dịch về việc dịch đúng nội dung mà không cần phải công chứng bản dịch [64].

- Đối với mức lệ phí đăng ký kết hơn. Về ngun tắc, người xin đăng ký kết hơn phải đóng lệ phí. Theo quy định trước đây mức lệ phí được áp dụng chung cho tất cả các việc kết hơn có yếu tố nước ngồi mà khơng có sự phân biệt. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 68 của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP thì mức lệ phí của các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở vùng biên giới với cơng dân nước ngồi cùng nơi cư trú tại khu vực biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng sẽ theo mức phí quy định áp dụng trong trường hợp công dân Việt Nam ở trong nước kết hôn với nhau.

Những quy định trên đây đã thể hiện sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi nhất của nhà nước ta đối với các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi của cơng dân Việt Nam với công dân nước nước láng giềng cùng chung sống ở khu vực biên giới. Quan điểm này được xây dựng trên cơ sở những đặc điểm về điều kiện kinh tế và xã hội ở các vùng biên giới giữa Việt Nam với các nước láng giềng, do đó các quy định này trên thực tế có tính khả thi hơn.

Thứ hai, quy định về giấy tờ cần thiết cho hồ sơ xin đăng ký kết

hơn có yếu tố nước ngồi đã phù hợp hơn với thực tế.

Trước đây quy định về giấy tờ xin đăng ký kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài rất chặt chẽ tới mức cứng nhắc. Theo quy định tại khoản 1(a) Điều 7 của Nghị định số 184/CP ngày 31/11/1994, thì một trong những loại giấy tờ bắt buộc các bên muốn kết hôn phải nộp để xin đăng ký kết hôn là bản sao giấy khai sinh. Thực tế cho thấy, quy định

này đã gây khó khăn rất nhiều cho việc đăng ký kết hơn có yếu tố nước ngồi. Bởi vì có nhiều trường hợp, đặc biệt là trường hợp công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, đã bị mất giấy khai sinh do nhiều nguyên nhân như do chiến tranh hoặc do việc quản lý hành chính nhà nước về việc khai sinh ở một số địa phương trước năm 1990 cịn yếu kém [74]. Do đó, quy định giấy khai sinh là giấy tờ bắt buộc phải có trong bộ hồ sơ xin kết hơn có yếu tố nước ngồi là thiếu thực tế.

Để khắc phục tình trạng trên đây, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP đã "mềm hóa" các quy định về các loại giấy tờ, phù hợp hơn với thực tiễn trong nước và quốc tế. Điều 13 Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định các bên muốn đăng ký kết hôn phải nộp một số giấy tờ nhất định như: Tờ khai đăng ký kết hơn có xác nhận đương sự hiện tại khơng có vợ hoặc khơng có chồng; giấy xác nhận của cơ quan y tế Việt Nam về việc đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức khơng có khả năng nhận thức được hành vi của mình; bản sao giấy tờ tùy thân; bản sao giấy xác nhận hộ khẩu hoặc thẻ thường trú hoặc thẻ tạm trú; lý lịch cá nhân và một số loại giấy tờ cần thiết khác; trong trường hợp pháp luật nước ngồi khơng quy định việc xác nhận vào tờ khai hoặc không cấp giấy xác nhận đương sự đang có vợ hoặc đang có chồng thì có thể thay thế bằng việc xác nhận lời tuyên thệ của đương sự về việc khơng có vợ hoặc khơng có chồng phù hợp với pháp luật nước ngồi đó (Điều 13).

Quy định trên đây của Nghị định số 68/2002/NĐ- CP là phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam và phù hợp với thực tiễn quốc tế về vấn đề này.

Thứ ba, thành lập tổ chức hỗ trợ việc kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Trong thời gian qua, lĩnh vực kết hơn có yếu tố nước ngồi ở một số địa phương đã bị coi là một thị trường dịch vụ môi giới béo bở đầy tiềm

năng. Hàng loạt các tổ chức mơi giới chính thức và khơng chính thức được hình thành và hoạt động ráo riết ở một số tỉnh phía Nam, đặc biệt là trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Theo thống kê của Bộ Tư pháp thì tính đến tháng 11 năm 2001 đã có 24 cơng ty đã được đăng ký thành lập doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ kết hơn [6]. Việc hình thành các tổ chức, các cơng ty hoạt động có tính chất môi giới kiếm lời trong lĩnh vực này đã làm ảnh hưởng tới tính chất của quan hệ hơn nhân và đặc biệt làm ảnh hưởng tới hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam vốn rất đẹp trong suy nghĩ của người nước ngồi.

Nhằm xóa bỏ hiện tượng tiêu cực trên, đồng thời tạo điều kiện để các cuộc hôn nhân của cơng dân Việt Nam với người nước ngồi tiến hành thuận tiện và giữ gìn được bản sắc văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực này, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP đã dành một mục (mục 3) trong chương II để quy định về hoạt động hỗ trợ kết hôn. Theo quy định này, Nhà nước cho phép Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam từ cấp tỉnh trở lên được thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hơn khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật. Trung tâm hỗ trợ kết hôn hoạt động theo nguyên tắc nhân đạo, phi lợi nhuận nhằm hỗ trợ cho việc kết hơn có yếu tố nước ngồi (Điều 22). Việc pháp luật quy định thành lập Trung tâm hỗ trợ kết hôn đã hạn chế những tiêu cực, đồng thời bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự trong việc kết hơn có yếu tố nước ngồi.

Như vậy, việc ban hành các quy định mới trong các văn bản pháp luật hiện hành so với các quy định trước đây đối với việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong q trình phát triển và hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực này.

Pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân của Nhà nước Việt Nam độc lập có lịch sử hình thành ngay từ những năm đầu thành lập Nhà nước, bằng sự ra đời của các quy định có tính ngun tắc với nội dung tiến bộ trong Hiến pháp năm 1946. Tuy nhiên, các quy định điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi chỉ được ghi nhận lần đầu tiên vào năm 1980 trong Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết với nước ngồi, đó là HĐTTTP với Cộng hịa dân chủ Đức (cũ) và được ghi nhận lần đầu tiên trong pháp luật trong nước là LHNGĐ năm 1986. Mặc dù xuất hiện muộn nhưng các quy định điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam đã nhanh chóng hình thành và phát triển một cách có hệ thống trong hơn hai thập kỷ qua. Việc ra đời của các văn bản pháp luật hiện hành như LHNGĐ năm 2000, Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và một số văn bản pháp luật khác đã chứng minh điều đó. Những văn bản này đã và đang phát huy tác dụng trong việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.

Do đặc trưng của quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi nên trong q trình điều chỉnh cần phải tn thủ một số nguyên tắc nhất định. Ở Việt Nam việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc thứ nhất là tôn trọng chủ quyền quốc gia trong việc xác

định pháp luật áp dụng trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Để thực hiện nguyên tắc này, hai dấu hiệu quan trọng được sử dụng để xác định pháp luật áp dụng đó là dấu hiệu quốc tịch của đương sự dùng để xác định hệ thuộc luật quốc tịch (Lex nationalis) và dấu hiệu nơi cư trú của đương sự để xác định hệ thuộc luật nơi cư trú (Lex domicilii).

Nguyên tắc thứ hai là bảo vệ quyền và lợi ích của các đương sự

trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi phải phù hợp pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập.

Nguyên tắc thứ ba là bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của cá

nhân trên tinh thần tôn trọng pháp luật nước sở tại, pháp luật quốc tế và tập quán quốc tế.

Việc tuân thủ các nguyên tắc pháp lý cơ bản trên đây trong quá trình điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam thể hiện quan điểm của Nhà nước Việt Nam trong việc tôn trọng các nguyên tắc pháp lý quốc tế và bảo vệ quyền con người trong quan hệ quốc tế với

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 123 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w