Tình hình thực tế của việc kết hơn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 135 - 139)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.1.2.1. Tình hình thực tế của việc kết hơn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

tại Việt Nam

Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển kinh tế văn hóa xã hội của đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, trong những năm qua các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam có những bước phát triển đáng kể. Theo tổng kết của Bộ Tư pháp thì trong thời gian thực hiện Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hơn, nhận con ngồi giá thú, ni con ni, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài (từ năm 1995 đến năm 2000) các Sở Tư pháp trong cả nước đã đăng ký cho 66.141 trường hợp kết hơn có yếu tố nước ngoài [4]. Con số này đã phản ánh một thực tế là việc kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam khơng cịn là hiện tượng hiếm hoi nữa.

Điểm đáng lưu ý là các quan hệ kết hơn có yếu tố nước ngồi trong thời gian qua diễn ra tương đối phức tạp cả về quy mơ và tính chất. Điều này thể hiện ở số lượng các trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngồi ngày càng có xu thế gia tăng một cách đáng kể. Theo Báo cáo sơ kết công tác 4 năm thực hiện Nghị định số 184/CP của Chính phủ về hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, thì ở tỉnh Long An năm 1995 có 137 trường hợp, năm 1996 có 154 trường hợp, năm 1997 có 235 trường hợp, ước tính năm 1998 có khoảng trên 230 trường hợp [76]; ở tỉnh Tây Ninh, số lượng các trường hợp kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi từ năm 1995 đến năm 1998 thể hiện như sau: Năm 1995 có 78 trường hợp, năm 1996 có 131 trường hợp, năm 1997 có 156 trường hợp và năm 1998 (tính đến tháng 10/1998) có 214 trường hợp [77]; ở tỉnh Bạc Liêu năm 1998 có 252 trường hợp, năm 1999 (tính đến ngày 10/11/1999) có 414 trường hợp [75]. Việc kết hơn giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi ngày càng gia tăng đã phản ánh một phần thực tế của xu thế hội nhập quốc tế.

Tuy nhiên, việc kết hơn có yếu tố nước ngồi ở Việt Nam trong thời gian qua đã có một số biểu hiện tiêu cực ảnh hưởng tới đời sống xã hội Việt Nam như sau:

Việc nữ công dân Việt Nam lấy chồng là người nước ngồi thơng qua tổ chức mơi giới kết hơn đã có lúc, có nơi trở thành trào lưu, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam. Để đáp ứng nhu cầu của người nước ngoài muốn lấy vợ Việt Nam, hàng loại tổ chức trung gian, môi giới ra đời, nhiều loại hình giao dịch hơn nhân như "chợ tình" được hình thành và phát triển. Theo Báo cáo số 822/BC.HT.TP ngày 23/12/1998 của Sở Tư pháp tỉnh Long An về sơ kết 4 năm thực hiện Nghị định 184/CP của Chính phủ về hơn nhân và gia đình giữa cơng dân Việt Nam với người nước ngồi, thì hầu hết các cuộc hơn nhân này được tiến hành qua khâu trung gian mà khơng có q trình tìm hiểu giữa các bên về

nhân thân và điều kiện sống. Phần lớn các trường hợp, phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài là người Đài Loan hơn mình hàng chục tuổi, nhiều trường hợp phụ nữ đã chấp nhận lấy chồng là người nước ngoài bị mắc dị tật hoặc bại liệt [76]. Cũng theo nhận định của báo cáo trên đây của Sở Tư pháp tỉnh Long An thì khoảng 80% trường hợp kết hơn với người nước ngồi là vì lý do kinh tế, lấy chồng để có tiền giúp đỡ gia đình [76]. Theo Báo cáo số 18/BC-TP ngày 27/4/2001 của Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng về tình hình thực hiện Nghị định số 184/CP, thì ở địa phương có những trường hợp cơng dân Việt Nam kết hơn với người nước ngồi nhằm mục đích được xuất cảnh, hoặc vì lợi ích vật chất hoặc thiếu hiểu biết, hoặc bị lừa dối về viễn cảnh cuộc sống đầy đủ vật chất sung sướng ở nước ngồi... Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, thì ước tính trong năm 2000 mỗi tháng có vào khoảng 1.000 cơ dâu Việt Nam nhập cảnh vào Đài Loan. Tính cho đến tháng 3 năm 2001 đã tới 42.599 cô dâu Việt Nam tại Đài Loan, chiếm 1/4 tổng số cơ dâu nước ngồi tại Đài Loan. Một điểm đáng lưu ý là vào khoảng 85% các cuộc hôn nhân này là vì mục đích kinh tế thơng qua sự mơi giới của khâu trung gian [4].

Bên cạnh "trào lưu" lấy chồng ngoại thì "trào lưu" "lấy vợ ngoại" cũng được diễn ra tại một số địa phương ở miền Nam. Theo báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh số 13/2002 (583) ngày 1/4/2002, tác giả Hồng Hùng có bài "Gái Đài tuyển chồng Việt" đã nêu lên hiện tượng khơng bình thường xảy ra ở hai tỉnh Long An và Tây Ninh, khi có nhiều phụ nữ Đài Loan sang Việt Nam để tìm chồng. Theo tác giả bài báo, thì cuối năm 2001 có một số phụ nữ Đài Loan, độ tuổi trung bình từ 25 đến 40 và cân nặng từ 100 đến 140 kg đến các địa phương trên để "tuyển chồng". Những người đi "tuyển chồng" này ra giá trả cho gia đình nhà trai từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng một kg cân nặng của mình, theo đó người đàn ơng Việt Nam nào chấp nhận lấy người phụ nữ Đài Loan làm vợ thì được hưởng một khoản

tiền tương đương với số tiền từ một đến hai triệu đồng nhân với trọng lượng cơ thể của người phụ nữ. Ví dụ, nếu cơ dâu nặng 100 kg thì gia đình chú rể được nhận một số tiền từ 150 triệu đến 200 triệu đồng (tùy theo từng trường hợp cụ thể theo sự thỏa thuận của các bên). Do đó, cơ gái nào càng béo thì càng có nhiều cơ hội chọn chồng như ý muốn. Nguyên nhân của việc "tuyển chồng" này là do nhiều cơ gái Đài Loan trong tình trạng béo phì q mức bình thường nên khơng thể lấy được chồng ở xứ của họ, nên phải sang Việt Nam để tìm chồng.

Việc "tuyển chồng" trên đây đã ảnh hưởng xấu đến tình hình xã hội ở địa phương. Nhiều nam thanh niên ở các địa phương này, với hy vọng được ra nước ngoài để hưởng cuộc sống an nhàn sung sướng, đã đăng ký "dự tuyển làm chồng". Điểm đáng lưu ý là nhiều người đàn ơng đang có vợ, con đã tìm hiểu thủ tục ly dị vợ để được "dự tuyển" với mong muốn có thể lấy được người "vợ ngoại" giàu có. Bởi vì trên thực tế, nhiều phụ nữ Đài Loan đã góa chồng hoặc bị chồng bỏ, đang trong tình trạng béo phì muốn có một tấm chồng người Việt. Trong các trường hợp này số tiền trả cho người đàn ông ly hôn cao hơn những người đàn ơng chưa kết hơn.

Trước tình hình thực tế trên đây, các cơ quan chức năng của Nhà nước đã và đang tiến hành nghiên cứu và triển khai nhiều công việc giúp cho công tác quản lý, điều chỉnh việc kết hơn có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam đi đúng hướng và bảo vệ quyền lợi của công dân Việt Nam.

Từ thực tiễn của đời sống hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam diễn ra trong thời gian qua như đã nêu trên, có thể thấy rằng, trong tương lai các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi sẽ càng gia tăng và những khó khăn trong việc điều chỉnh các quan hệ này sẽ xuất hiện. Những khó khăn nảy sinh khơng phải là từ tính chất của quan hệ hơn nhân

có yếu tố nước ngồi mà từ việc thiếu vắng các quy định của pháp luật phù hợp với đời sống quốc tế trong lĩnh vực này. Vì vậy, bên cạnh việc tìm ra các biện pháp để giải quyết trước mắt những vấn đề nảy sinh trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, các cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước cần phải nghiên cứu hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi trong tình hình mới phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 135 - 139)