Chủ trương của Đảng và Nhà nước là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 140 - 142)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.1.3. Chủ trương của Đảng và Nhà nước là cơ sở quan trọng cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố

cho việc hoàn thiện pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam

Việt Nam đã và đang đẩy mạnh phát triển kinh tế trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế. Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế đã chỉ rõ hội nhập kinh tế quốc tế là điều tất yếu. Để thực hiện hiệu quả chủ trương này Nghị quyết đã đưa ra những quan điểm chỉ đạo trong đó nhấn mạnh việc quán triệt chủ trương đã được xác định trong Đại hội IX là chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy nội lực, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng XHCN. Đồng thời, Nghị quyết cũng chỉ ra một số nhiệm vụ cụ thể, trong đó có việc "khẩn trương đổi mới và xây dựng đồng bộ hệ thống pháp luật phù hợp với đường lối của Đảng, với thơng lệ quốc tế." Như vậy, có thể nói việc hồn thiện pháp luật Việt Nam khơng chỉ dừng lại đối với việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hoặc ban hành mới các văn bản pháp luật trong lĩnh vực kinh tế mà nó cần được thực hiện đối với tất cả các văn bản pháp luật trong tổng thể của sự hoàn thiện cả hệ thống pháp luật.

Mặc dù pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi khơng có tác động trực tiếp đến các quan hệ kinh tế quốc tế nhưng việc hồn thiện pháp luật về hơn nhân có yếu tố nước ngồi sẽ có tác dụng gián tiếp đối với các hoạt động kinh tế. Bởi vì, việc hồn thiện pháp luật trong lĩnh vực này không chỉ tạo ra môi trường pháp lý phù hợp với thực tiễn quốc tế trong việc bảo vệ quyền lợi của đương sự trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi mà nó cịn góp phần tạo nên sự đồng bộ trong q trình hồn thiện cả hệ thống pháp luật của Việt Nam.

Đối với lĩnh vực tư pháp, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới đã khẳng định tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tư pháp là một việc khơng thể thiếu trong q trình thực hiện nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó Nghị quyết chỉ rõ cần nghiên cứu, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực tư pháp. Để thực hiện nghị quyết này, ngày 19/03/2002 Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 10/2002/CT-TTg. Chỉ thị này là cơ sở pháp lý để các cơ quan hữu quan thực hiện chức năng của mình trong việc thực hiện Nghị quyết 08/NQ-TW của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới.

Nhằm thực hiện chủ trương của Đảng đối với vấn đề phát triển hệ thống pháp luật trong mối quan hệ quốc tế, trong chiến lược phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010 đã chỉ rõ phát triển hệ thống pháp luật phải bảo đảm phát huy cao nội lực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; phát triển hệ thống pháp luật phải xuất phát từ thực tiễn Việt Nam đồng thời tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế [8].

Như vậy, có thể nói, trong bối cảnh quốc tế và thực tiễn trong nước của Việt Nam, đặc biệt là để thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam cần phải được hoàn thiện. Việc hoàn thiện pháp luật trong lĩnh

vực này sẽ góp phần hồn thiện cả hệ thống pháp luật của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 140 - 142)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w