Nghi thức kết hôn

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 28 - 30)

Nghi thức kết hơn là trình tự tiến hành chính thức nhằm thiết lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Do có sự khác nhau về điều kiện kinh tế, phong tục tập quán mà pháp luật của các nước có quy định khác nhau về nghi thức kết hơn. Trên thế giới có nhiều loại nghi thức kết hôn như: Nghi thức kết hôn dân sự, nghi thức kết hôn tôn giáo, nghi thức kết hôn được kết hợp giữa nghi thức dân sự và nghi thức kết hôn tôn giáo [94, tr. 237]. Nghi thức kết hôn dân sự là nghi thức kết hơn được tiến hành trước cơ quan có thẩm quyền của nhà nước, nếu các bên kết hôn đủ điều kiện kết hơn thì cơ quan có thẩm quyền của nhà nước sẽ vào sổ đăng ký kết hôn và cấp đăng ký kết hôn cho các bên kết hôn. Nghi thức kết hơn tơn giáo là hình thức kết hơn được tiến hành trước những người đại diện cho tôn giáo theo thủ tục và quy định của tơn giáo đó.

Hơn nhân khơng đáp ứng hai tiêu chí về điều kiện kết hơn và nghi thức kết hơn, như đã trình bày ở trên, thì khơng có giá trị pháp lý và không được pháp luật bảo vệ. Trường hợp này được gọi là hôn nhân vô hiệu hoặc hôn nhân trái pháp luật.

Theo quy định pháp luật của nhiều nước trên thế giới, thuật ngữ về "hôn nhân vô hiệu" được dùng khá phổ biến và được quy định tương đối chi

tiết. Ví dụ, theo pháp luật của Cộng hịa Pháp, hơn nhân vô hiệu được quy định trong Bộ Luật dân sự từ Điều 180 đến Điều 202, hoặc trong Bộ Luật dân sự và thương mại của Thái Lan được quy định thành một trong một chương riêng từ Điều 1494 đến Điều 1500. Các nước dùng thuật ngữ "hôn nhân vô hiệu" để chỉ hôn nhân trái pháp luật thường coi việc kết hôn như việc xác lập một hợp đồng, do đó trong q trình giao kết hợp đồng nếu khơng tuân thủ các quy định của pháp luật thì sẽ bị vô hiệu như một hợp đồng vô hiệu.

Căn cứ vào mức độ vơ hiệu của hơn nhân có thể phân thành hai loại là hôn nhân vô hiệu tuyệt đối và hôn nhân vô hiệu tương đối. Hôn nhân vô hiệu tuyệt đối là hôn nhân vi phạm nghiêm trọng các điều quy định của pháp luật, ví dụ kết hơn khơng được sự đồng ý của các bên nam nữ hoặc những người đang có vợ có chồng kết hơn với người khác. Hôn nhân vô hiệu tương đối là hôn nhân tuy vi phạm pháp luật nhưng vào thời điểm xử lý thì sự vi phạm đó đã khơng cịn nữa. Ví dụ, các bên nam nữ kết hôn với nhau đã vi phạm pháp luật về điều kiện tuổi kết hôn, nhưng khi xử lý tình trạng vi phạm pháp luật này thì tuổi của các bên đã phù hợp với quy định của pháp luật.

Ở Việt Nam, từ năm 1945 cho tới nay khơng có văn bản pháp luật nào dùng thuật ngữ "hơn nhân vô hiệu" để chỉ hôn nhân trái pháp luật, bởi vì dưới chế độ của chúng ta, quan hệ hơn nhân không được coi là một quan hệ hợp đồng. Quan điểm này được thể hiện trong tờ trình Dự luật Hơn nhân và gia đình ngày 23/12/1959 trước Quốc hội trong đó đã khẳng định rằng: cơ sở duy nhất của việc kết hơn là tình u chân chính của nam và nữ. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hôn nhân không đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật được gọi là hôn nhân trái pháp luật và sẽ bị

hủy. Hậu

vợ chồng đồng thời các quan hệ phát sinh từ việc kết hơn trái pháp luật đó cũng sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật. Việc hủy hôn nhân trái pháp luật và hậu quả pháp lý của nó được quy định tại Điều 16 và Điều 17 của LHNGĐ 2000 đồng thời được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hơn nhân và gia đình năm 2000 và Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành LHNGĐ.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 28 - 30)