Xây dựng một số quy định phù hợp với thực tế của đời sống quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 162 - 172)

- Đối với việc ly hơn có yếu tố nước ngoà

3.2.5. Xây dựng một số quy định phù hợp với thực tế của đời sống quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân

sống quốc tế trong lĩnh vực hôn nhân

3.2.5.1. Ly thân

Theo khoản 7 Điều 8 Dự thảo lần thứ 12 LHNGĐ năm 2000 thì "Ly thân là trường hợp vợ chồng sống tách biệt nhau, khơng muốn có đời sống chung nhưng một hoặc cả hai bên chưa muốn ly hôn" [14]. Về bản chất thì ly thân là tình trạng các bên khơng cịn coi nhau như vợ chồng nhưng vẫn phải duy trì cuộc sống hơn nhân theo quy định của pháp luật. Có thể nói, ly thân là tình trạng giáp ranh giữa quan hệ vợ chồng và ly hơn. Thơng thường tình trạng ly thân là tiền đề cho việc ly hôn. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp tình trạng ly thân khơng phải là tiền đề cho việc ly hơn mà nó được duy trì theo ý muốn của các bên. Trên thực tế, có nhiều trường hợp vợ chồng sống xa nhau, khơng coi nhau như vợ chồng nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau như để bảo vệ quyền lợi của con cái, sợ dư luận... mà họ chưa muốn ly hơn hoặc chưa có điều kiện để ly hơn. Vấn

đề đặt ra là pháp luật sẽ điều chỉnh như thế nào đối với trường hợp ly thân kéo dài mà không được kết thúc bằng ly hôn.

Theo quy định của pháp luật nhiều nước trên thế giới, ly thân được pháp luật điều chỉnh.

Ví dụ:

- Theo pháp luật của Anh, đã từ rất lâu Tòa án của Anh đã dùng án lệ để giải quyết các vụ việc về ly thân và sau này các quy phạm thành văn điều chỉnh quan hệ ly thân đã được ghi nhận trong các văn bản pháp luật như Luật về công nhận ly hôn và ly thân hợp pháp năm 1971 (Recognition of Divorces and Legal Separations Act 1971) [105, tr. 324] hoặc theo pháp

luật của Canada, ly thân được pháp luật đặt ra và giải quyết thông qua việc áp dụng án lệ và hiện nay ly thân cũng được ghi nhận trong văn bản pháp luật [104, tr. 359].

- Theo quy định của pháp luật Thụy Sĩ thì vấn đề ly thân giữa vợ chồng được quy định tại mục IV Luật về Tư pháp quốc tế ban hành ngày 18/12/1987 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989 [54], theo đó vấn đề ly thân do pháp luật của Thụy Sĩ điều chỉnh. Theo pháp luật Thụy Sĩ thì trong trường hợp nếu cả hai vợ chồng cùng quốc tịch nước ngoài mà một bên đang cư trú tại Thụy Sĩ thì áp dụng pháp luật quốc tịch của các bên để điều chỉnh (Điều 61).

- Theo quy định của pháp luật Québec [55], vấn đề ly thân được quy định tại Điều 3090 quyển 10 Tư pháp quốc tế. Theo quy định này chế độ ly thân được pháp luật nơi hai vợ chồng cư trú điều chỉnh. Trường hợp nếu hai vợ chồng cư trú ở các nước khác nhau thì sẽ áp dụng pháp luật nơi họ tạm trú hoặc áp dụng luật Tòa án nơi thụ lý.

Theo quy định pháp luật của các nước cơng nhận ly thân thì ly thân được coi như một căn cứ để Tịa án quyết định cho ly hơn.

Ở Việt Nam, tư tưởng xây dựng chế định ly thân trong pháp luật về hơn nhân và gia đình được thể hiện khá rõ. Quan điểm này được ghi nhận tại khoản 7 Điều 8 của Dự thảo (lần thứ 12) LHNGĐ năm 2000 trong phần giải thích khái niệm và tại Điều 44 khi quy định về nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái khi ly thân. Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam ly thân đã từng được coi là một trong những vấn đề đã được những nhà làm luật đặt ra, xem xét như một đối tượng điều chỉnh của pháp luật về hôn nhân.

Tuy nhiên, pháp luật hiện hành khơng có quy định về ly thân. Việc pháp luật khơng quy định vấn đề ly thân là một khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan tới ly thân, đặc biệt là các trường hợp ly thân có yếu tố nước ngồi.

Có thể nhìn nhận việc ly thân ở hai góc độ: Mặt tích cực và mặt tiêu cực của quan hệ này.

Thứ nhất, về mặt tích cực của ly thân. Trên thực tế hiện nay do sợ

dư luận về việc ly hôn hoặc do sợ ảnh hưởng tới quyền lợi của con cái hoặc do bị ràng buộc bởi tài sản mà các bên duy trì cuộc sống ly thân. Về phương diện xã hội thì duy trì cuộc sống ly thân có thể là cần thiết, bởi vì khác với ly hơn, trường hợp ly thân quan hệ hơn nhân vẫn cịn. Điều này là cơ sở để các bên có thêm thời gian tìm hiểu kỹ tình trạng thực sự của quan hệ vợ chồng, trên cơ sở đó có thể cải thiện quan hệ vợ chồng. Trong trường hợp các bên không cải thiện được quan hệ vợ chồng, đồng thời vẫn muốn giữ quan hệ hôn nhân nhằm tránh ảnh hưởng tới tư tưởng của con cái thì ly thân là một giải pháp tốt cho các bên.

Thứ hai, về mặt tiêu cực của quan hệ ly thân. Như đã trình bày trên

đây, trong nhiều trường hợp do điều kiện xa cách và tình cảm giữa các bên khơng cịn, đặc biệt là quan hệ giữa vợ chồng mà một trong hai bên sống ở nước ngoài đã lâu, một trong các bên đã cố tình đẩy bên kia vào thế bất lợi bằng cách duy trì cuộc sống ly thân. Trong các trường hợp này, quan hệ vợ chồng khơng cịn nhưng điều kiện để cho ly hôn theo quy định của pháp luật thì chưa đầy đủ. Do đó việc khơng có quy định về ly thân là điều khó khăn trong việc bảo vệ quyền lợi của bên vợ, chồng trong tình thế bất lợi.

Thực tiễn tư pháp quốc tế cho thấy, vì pháp luật Việt Nam khơng công nhận chế định ly thân nên việc áp dụng các quyết định công nhận ly thân của cơ quan có thẩm quyền của nước ngồi sẽ có nhiều hạn chế. Điều này ảnh hưởng tới quyền lợi của các chủ thể. Có thể lấy trường hợp ly hơn của anh Trần Đình Tr và chị Phạm Thị Th làm ví dụ cho nhận định trên đây:

Anh Trần Đình Tr có đăng ký kết hơn với chị Phạm Thị Th ngày 6/10/1982 tại Ủy ban nhân dân phường CL, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội và họ đã có một con chung. Năm 1988 chị Th được cơ quan cho đi xuất khẩu lao động tại Đức nhưng hết hạn chị Th đã không về nước. Năm 1992 anh Tr cùng con trai sang Đức theo con đường du lịch thì được biết chị Th đang chung sống với một người đàn ơng khác tại Berlin. Từ đó anh Tr và chị Th khơng cịn tình cảm với nhau nữa. Anh Tr cũng ở lại Đức và sống ở thành phố Frankfuok.

Tháng 10/1993 chị Th đã làm đơn xin ly hơn với anh Tr gửi Tịa án Berlin. Tháng 4/1995 Tòa án Berlin ra quyết định chỉ thừa nhận tình trạng vợ chồng ly thân và công nhận sự thỏa thuận của hai người là giao con chung cho chị Th ni. Từ đó chị Th khơng quan hệ với anh Tr nữa.

Tháng 4/2001 anh Tr về Việt Nam ở hẳn và ngày 10/10/2001 anh Tr đã nộp đơn xin ly hôn với chị Th tại TAND thành phố Hà Nội. Anh Tr đã gửi đơn xin ly hôn cho chị Th ở Đức nhưng không nhận được ý kiến của chị Th.

TAND thành phố Hà Nội đã tiến hành ủy thác tư pháp điều tra thơng qua Tịa án của Đức hai lần (lần thứ nhất vào tháng 11/2001 và lần thứ hai vào tháng 1/2002) nhưng không được hồi âm. TAND thành phố Hà Nội đã tiến hành điều tra xác minh đối với gia đình chị Th đồng thời hướng dẫn gia đình liên lạc để thơng báo cho chị Th về việc xin ly hôn của anh Tr đối với chị và u cầu chị có ý kiến về Tịa làm căn cứ giải quyết. Khi nhận được thơng báo từ gia đình, chị Th đã điện về cho biết ý kiến là đồng ý ly hơn với anh Tr. Sau đó Tịa án hướng dẫn gia đình chị Th yêu cầu chị gửi văn bản về TAND thành phố Hà Nội nhưng chị Th đã từ chối.

Từ các tình tiết trên đây của vụ án, tại bản án số 56/LHST ngày 29/3/2002, TAND thành phố Hà Nội đã nhận định việc kết hôn của anh Tr và chị Th là hợp pháp, mặc dù chị Th đã từ chối khai báo trước Tịa nhưng có đủ cơ sở để chứng minh mâu thuẫn của anh Tr và chị Th đã trầm trọng hôn nhân không đạt được, do đó Tịa án đã xử cho anh Tr ly hơn với chị Th.

Từ vụ án này có thể thấy, nếu pháp luật Việt Nam công nhận chế định ly thân thì việc ly thân giữa anh Tr. và chị Th do Tòa án Berlin tuyên là điều thuận lợi cho việc giải quyết ly hôn giữa anh Tr và chị Th. Giả sử sau khi anh Tr về nước nhưng không thể liên lạc được với chị Tr thì quyết định ly thân của Tòa án Berlin là cơ sở pháp lý để Tịa án Việt Nam giải quyết ly hơn giữa anh Tr và chị Th.

Một điểm cần lưu ý nữa là mặc dù pháp luật không quy định chế định ly thân nhưng trên thực tế trong quá trình giải quyết các vụ án ly hôn, đặc biệt là các vụ án hơn nhân có yếu tố nước ngồi, Tịa án thường dựa

vào một căn cứ rất đặc thù của các vụ án này là vợ chồng đã sống ly thân để làm một cơ sở khẳng định tình trạng hơn nhân khơng đạt được. Ví dụ, vụ án ly hơn có yếu tố nước ngồi giữa ngun đơn là chị Lê Thị Thu H và anh Nguyễn Văn D (quốc tịch Mỹ). Nội dung vụ án như sau:

Chị H và anh D có đăng ký kết hơn vào ngày 29/6/1998 tại Sở Tư pháp Hà Nội nhưng khơng tổ chức cưới vì chị H khơng muốn gia đình mình biết. Theo lời khai của chị H thì, vì anh D có quốc tịch Mỹ có hứa sẽ làm thủ tục cho chị sang Mỹ nên chị đã đồng ý đăng ký kết hôn. Trên thực tế họ khơng sống chung ngày nào, khơng có con chung và khơng có tài sản chung. Vì anh D khơng thực hiện được lời hứa, nên tháng 6/1999 chị H đã đi du học ở Úc. Tháng 4/2000 khi về nước chị được biết anh D đã chung sống với chị Th, do đó ngày 16/02/2001 chị H đã nộp đơn ly hôn với anh D tại TAND thành phố Hà Nội.

Ngày 19/01/2001 anh D bị hen cấp tính và nằm điều trị tại bệnh viện Đống Đa trong tình trạng hơn mê sâu nên Tịa án khơng lấy được lời khai. Ngày 05/03/2001 công ty International SOS (nơi anh D làm việc) đã đưa anh D về Mỹ.

Để đảm bảo quyền lợi của các bên đương sự, TAND thành phố Hà Nội đã hai lần có cơng văn ủy thác tới Tịa án bang California (nơi có địa chỉ của anh D) song khơng có hồi âm.

Trước khi tiến hành xét xử, ngày 25/05/2001 TAND thành phố Hà Nội đã có thơng báo xét xử trên Đài tiếng nói Việt Nam.

Trong bản án số 144/LHST ngày 10/07/2001 TAND thành phố nhận định: Chị H và anh D kết hôn hợp pháp nhưng hai người chưa có cuộc sống chung và khơng có tình nghĩa vợ chồng theo quy định tại Điều 18 LHNGĐ năm 2000. Mặt khác, anh D đã tổ chức lễ cưới và sống chung với chị Th. Điều này cũng thể hiện rằng giữa anh D và chị H chỉ ràng buộc với

nhau bằng "đăng ký kết hơn" cịn thực tế thì khơng có cuộc sống chung của vợ chồng. Vì vậy, có căn cứ để chấp nhận đơn ly hôn của chị H đối với anh D.

Có thể thấy, trong vụ án ly hơn giữa chị H với anh D Tịa án đã lấy dấu hiệu không chung sống với nhau như vợ chồng để làm căn cứ quan trọng giải quyết ly hôn. Trong trường hợp này, việc các bên bị ràng buộc bởi đăng ký kết hôn nhưng không chung sống với nhau như vợ chồng có thể được hiểu là các bên đã ly thân. Nói cách khác, việc các bên sống ly thân được coi là một chứng cứ quan trọng trong việc xác định tình trạng hơn nhân khơng đạt được để Tịa án cho ly hơn.

Như vậy, có thể nói, việc quy định về ly thân trong quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi là cần thiết, bởi vì nó khơng những phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực của việc ly thân, đồng thời phù hợp với thực tế và phù hợp với nội dung quy định tại Điều 100 khoản 3 của LHNGĐ năm 2000. Việc pháp luật công nhận chế định ly thân trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan chức năng của Việt Nam trong việc giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời bảo vệ được quyền lợi chính đáng của các bên đương sự.

3.2.5.2. Hôn ước

Hôn ước là bản cam kết giữa các bên kết hơn, theo đó quyền và nghĩa vụ của họ trong thời kỳ hôn nhân được thỏa thuận ghi nhận. Hơn ước có thể được các bên lập ra trong thời kỳ trước khi tiến hành kết hôn hoặc trong thời kỳ hôn nhân. Nội dung hôn ước thường đề cập tới các vấn đề về tài sản và nhân thân phi tài sản giữa các bên. Ở các nước cơng nhận chế độ hơn ước thì hơn ước được coi là cơ sở pháp lý đầu tiên để giải quyết các vấn đề trong quan hệ hôn nhân, đặc biệt là quan hệ tài sản giữa vợ và chồng [94, tr. 250].

Ví dụ, theo quy định của pháp luật Canađa về ly hơn [52] thì khi ly hơn, tài sản của vợ chồng được chia trên cơ sở hôn ước của họ. Theo pháp luật của bang Québec [55] thì các Điều từ 3122, 3123 và 3124 của Tư pháp quốc tế quy định: Chế độ tài sản vợ chồng được xác định theo hơn ước, nếu khơng có hơn ước thì áp dụng pháp luật nơi cư trú của vợ chồng, việc sửa đổi hôn ước về chế độ tài sản chung của vợ chồng được pháp luật nơi vợ chồng cư trú khi sửa đổi hôn ước điều chỉnh.

Ở Việt Nam, vấn đề hôn ước khơng được đặt ra, do đó việc giải quyết quan hệ tài sản giữa vợ và chồng phải căn cứ vào quy định của pháp luật. Quan hệ của vợ chồng đối với tài sản được pháp luật Việt Nam quy định rất cụ thể kể từ Luật hơn nhân và gia đình năm 1959 cho tới nay. Tuy nhiên, nội dung của các quy định này đã được thay đổi trong từng thời kỳ. Trước đây, Điều 15 LHNGĐ năm 1959 quy định vợ chồng có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới. Quy định này chỉ công nhận tài sản của vợ chồng là tài sản chung và các bên có quyền ngang nhau đối với tài sản chung đó. Để đảm bảo sự công bằng trong trường hợp phải chia tài sản, Điều 29 quy định việc chia tài sản phải tính đến sự đóng góp và cơng lao của các bên, trên tinh thần bảo vệ quyền lợi của người vợ và lợi ích của việc sản xuất. Trong LHNGĐ năm 1986 tại các Điều từ 14 đến Điều 18 tài sản của vợ chồng được chia thành tài sản chung và tài sản riêng. Đây là nội dung mới phản ánh quyền độc lập của các bên vợ chồng trong quan hệ hôn nhân đối với việc định đoạt tài sản của mình. Hiện nay, quy định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được ghi nhận trong LHNGĐ năm 1986 đã được kế thừa và ghi nhận trong LHNGĐ năm 2000.

Theo quy định LHNGĐ năm 2000, các vấn đề liên quan tới tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng được quy định từ Điều 27 đến Điều 33. Theo các quy định này, vợ chồng có quyền có tài sản chung và có tài sản

riêng. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất và tài sản này phải được đăng ký quyền sở hữu ghi tên của cả vợ và chồng. Đối với

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 162 - 172)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(196 trang)
w