Pháp luật trong nước

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 42 - 48)

Pháp luật trong nước với tư cách là nguồn của pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi là các hình thức chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật trong nước nhằm điều chỉnh các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Trên thực tế, có rất nhiều hình thức chứa đựng các quy phạm và các nguyên tắc điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngồi. Tuy nhiên, hình thức cụ thể nào được coi là nguồn pháp luật trong nước thì hồn tồn phụ thuộc vào sự quy định của từng hệ thống pháp luật các nước khác nhau. Chúng ta có thể xem xét nguồn pháp luật trong nước của một số nước trên thế giới như sau:

- Nguồn pháp luật trong nước của một số nhóm nước cơ bản trên thế giới.

Hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 40 hệ thống pháp luật khác nhau, nhưng có hai hệ thống pháp luật cơ bản đó là hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law System) và hệ thống pháp luật chung Anh - Mỹ (Common

Law System) [112, tr. 86].

*Pháp luật trong nước của các nước theo hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law System) hay còn gọi là hệ thống pháp luật châu Âu lục địa (Continental System).

Hệ thống pháp luật dân sự (Civil Law) được áp dụng chủ yếu ở các nước châu Âu. Các nước điển hình áp dụng hệ thống pháp luật Civil Law là Pháp, Đức và các nước chịu sự ảnh hưởng của các nước này. Về mặt lịch sử, Civil Law ra đời trong thời kỳ nhà nước La Mã cổ đại, nhằm mục đích giải quyết các quan hệ dân sự giữa các công dân của nhà nước La Mã với nhau. Sau này do sự tiến bộ của nó mà Civil Law được nghiên cứu và truyền bá rộng rãi ở các trường học ở châu Âu. Vì sự truyền bá phổ biến rộng rãi này mà Civil Law có ảnh hưởng lớn tới pháp luật của các nước châu Âu do đó nó cịn có tên gọi là hệ thống pháp luật theo truyền thống châu Âu lục địa (Continental System).

Do nhiều nguyên nhân khác nhau như việc xâm chiếm thuộc địa của các nước châu Âu, sự quan hệ buôn bán, sự ảnh hưởng của một số nước châu Âu và đặc biệt là sự thành công của việc truyền bá pháp luật của các nước châu Âu mà Civil Law đã được hình thành và phát triển ở nhiều nước thuộc nhiều châu lục khác nhau như châu Mỹ, châu Phi, châu Á.

Có hai điểm đáng chú ý về nguồn của hệ thống Civil Law:

Thứ nhất, cơ quan làm luật trong hệ thống Civil Law là Quốc hội

và một số cơ quan có thẩm quyền của nhà nước. Quốc hội có nhiều chức năng quan trọng trong đó có chức năng lập hiến và lập pháp. Tất cả các văn bản Luật, pháp lệnh do Quốc hội ban hành. Bên cạnh Quốc hội, một số

cơ quan khác của nhà nước như Chính phủ, các bộ, các ngành cũng có quyền ban hành một số hình thức văn bản dưới luật như nghị định, quy định trong phạm vi quyền hạn của mình...

Thứ hai, hình thức của nguồn pháp luật quốc gia trong hệ thống

Civil Law là hình thức thành văn. Các quy phạm pháp luật của Civil Law chỉ có giá trị pháp lý khi nó được ghi nhận thành văn trong các văn bản nhất định. Các văn bản pháp luật cơ bản của hệ thống Civil Law là: Hiến pháp, Luật, (do Quốc hội ban hành), nghị định, quy định... (do chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác của nhà nước ban hành).

Như vậy, có thể nói, trong hệ thống Civil Law hình thức văn bản được coi là nguồn pháp luật. Tuy nhiên, trên thực tế do sự cứng nhắc của các quy định thành văn mà hiện nay ở nhiều nước theo hệ thống Civil Law đang có xu hướng coi án lệ như một loại nguồn của pháp luật. Ở các nước này, trong nhiều trường hợp, các vụ việc đã được Tòa án giải quyết trước đây được các Tòa án sau này vận dụng để giải quyết các vấn đề mà các quy định pháp luật khơng có hoặc đã có quy định nhưng khơng rõ ràng.

Căn cứ vào phạm vi điều chỉnh của các văn bản pháp luật mà pháp luật trong nước với tư cách là nguồn của quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi có thể được chia thành hai loại, đó là: Nguồn chung và nguồn riêng biệt.

Nguồn chung là các văn bản pháp luật không chỉ chứa đựng các quy phạm điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi mà cịn chứa đựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ khác. Ví dụ, Bộ luật Dân sự được coi là loại nguồn chung, bởi vì Bộ luật Dân sự bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự nói chung và điều chỉnh quan hệ hơn nhân nói riêng, trong đó có quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi; LHNGĐ cũng được coi là loại nguồn chung, bởi vì LHNGĐ khơng chỉ ghi nhận các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân nói chung mà nó

bao gồm cả các quy phạm điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi.

Nguồn riêng biệt là các văn bản pháp luật quy định một cách riêng biệt việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Xuất phát từ những đặc điểm của quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi mà các cơ quan có thẩm quyền của một nước ban hành loại văn bản chỉ ghi nhận các quy phạm điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Nói cách khác, đối tượng điều chỉnh của loại văn bản này chỉ là các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài.

* Pháp luật trong nước của các nước theo hệ thống pháp luật chung Anh- Mỹ (Common Law)

Về lịch sử, Common Law xuất hiện lần đầu tiên tại Anh [114, tr. 307]. Dưới triều đại của vua William đệ nhất (1066-1087) công việc xét xử của Tịa án nước Anh được cải cách và nó là cơ sở đầu tiên để hình thành Common Law. Sau này do tác động của chính sách thuộc địa, ảnh hưởng của hoạt động thương mại và sự truyền bá pháp luật mà Common Law được hình thành và phát triển ở rất nhiều nước trên thế giới như ở Hoa Kỳ, Canađa, Australia, New Zealand, Ấn Độ, Pakistan... [106, tr. 187].

Điểm khác nhau cơ bản về nguồn pháp luật của nước theo hệ thống Common Law và nước theo Civil Law là hình thức nguồn. Nếu hình thức nguồn pháp luật trong nước của Civil Law là hình thức thành văn thì theo Common Law bên cạnh sử dụng pháp luật thành văn (Statute Law) người

ta còn sử dụng án lệ (Case Law). Nếu luật thành văn do Quốc hội ban hành giống như nguồn luật của các nước theo hệ thống Civil Law thì án lệ do các thẩm phán xây dựng nên. Như vậy, có thể nói, nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi của các nước theo hệ thống Common Law bao gồm luật thành văn và án lệ. Nếu một án lệ nào hoặc một văn bản pháp luật nào có chứa đựng các nguyên tắc, các quy phạm

điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi, thì án lệ hoặc văn bản đó được coi là nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi ở các nước theo hệ thống Common Law.

- Pháp luật trong nước của Việt Nam - nguồn pháp luật điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi

Về mặt lịch sử, hệ thống pháp luật Việt Nam là hệ thống pháp luật thành văn đã tồn tại và phát triển hàng trăm năm nay. Một trong những Bộ luật thành văn điển hình đó là "Quốc triều hình luật thời Lê với 722 điều, điều chỉnh khá toàn diện gần như mọi mặt đời sống xã hội Việt Nam" [100, tr. 16]. Bộ luật này "liên tục phát triển, hoàn chỉnh và phát huy hiệu lực trong giai đoạn lịch sử dài 100 năm triều Lê, lúc mà chế độ phong kiến tập quyền phát triển đến mức thịnh đạt và tiếp đó, 300 năm hồn tồn khơng n tĩnh của xã hội Việt Nam thời Lê - Mạc, Lê - Trịnh, Trịnh - Nguyễn" [100, tr. 17]. Dưới thời Pháp thuộc, trong gần một thế kỷ dưới sự đô hộ của thực dân Pháp, một nước điển hình trong hệ thống pháp luật thành văn, nên truyền thống pháp luật thành văn của Việt Nam không bị mai một mà vẫn được duy trì và phát triển cho đến ngày nay.

Vấn đề hơn nhân, trong đó có quan hệ hơn nhân yếu tố nước ngồi ở Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong các văn bản pháp luật sau đây:

* Hiến pháp

Hiến pháp là văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất, trong đó quy định các nguyên tắc cơ bản về mặt pháp lý đối với tất cả các vấn đề quan trọng nhất của một đất nước như: Chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hóa xã hội, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, quyền và nghĩa vụ cơ bản của cơng dân trong đó bao gồm quyền về hơn nhân.

Quyền về hôn nhân được coi là quyền cơ bản của công dân và được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của Việt Nam từ Hiến pháp năm 1946, Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 cho tới Hiến pháp năm 1992. Trong tất cả các bản Hiến pháp này quyền về hôn nhân được coi là quyền của con người và được pháp luật bảo hộ. Ví dụ trong Hiến pháp đầu tiên (1946) ghi nhận tại Điều thứ 9 rằng: "Đàn bà ngang quyền với đàn ông về mọi phương diện". Quy định này được coi là cơ sở pháp lý để khẳng định sự bình đẳng nam nữ trong quan hệ hơn nhân; Hiến pháp 1959 ghi nhận tại Điều 24 rằng phụ nữ có quyền bình đẳng với nam giới về các mặt sinh hoạt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình, nhà nước bảo hộ quyền hơn nhân; Hiến pháp 1980 ghi nhận tại Điều 64 về quyền bình đẳng giữa nam, nữ trong quan hệ hôn nhân, hôn nhân tiến bộ, một vợ một chồng và nhà nước bảo đảm quyền hôn nhân của công dân; Hiến pháp 1992 ghi nhận tại Điều 64 về việc nhà nước bảo hộ quan hệ hôn nhân.

Trên cơ sở được quy định trong Hiến pháp, các nguyên tắc trong hơn nhân được cụ thể hóa trong các văn bản pháp luật như Bộ luật Dân sự, Luật hơn nhân gia đình và các văn bản pháp luật liên quan khác.

* Bộ luật Dân sự (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bộ luật Dân sự của Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 8, thơng qua ngày 28/10/1995. Các quyền liên quan tới hôn nhân được ghi nhận trong Điều 35 về quyền kết hôn, Điều 36 về quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, Điều 38 về quyền ly hôn... Đặc biệt là đối với quan hệ dân sự nói chung và quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi nói riêng được quy định trong Phần thứ bảy của Bộ luật Dân sự (phần quan hệ dân sự có yếu tố nước ngồi). Những ngun tắc được quy định trong Phần thứ bảy này được kết hợp với những quy định về hơn nhân nói chung trong Bộ luật Dân sự đã tạo thành các nguyên tắc cơ bản

trong việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi tại Việt Nam.

* Luật hơn nhân và gia đình

Luật hơn nhân và gia đình là văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân bao gồm cả các quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngoài. Từ khi thành lập nước (1945) cho tới nay, tùy theo từng thời kỳ nhất định, Nhà nước Việt Nam đã ban hành ba LHNGĐ đó là: LHNGĐ năm 1959, LHNGĐ năm 1986 và LHNGĐ năm 2000.

Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện hành là LHNGĐ được Quốc hội Khóa X thơng qua tại kỳ họp thứ 7 ngày 09/6/2000 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2001. Luật này đã dành chương XI để quy định về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi.

Bên cạnh LHNGĐ, các văn bản pháp luật hiện hành khác do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành đã đóng một vai trị to lớn trong việc điều chỉnh quan hệ hơn nhân, trong đó có quan hệ hơn nhân có yếu tố nước ngồi. Các văn bản đó là: Luật Quốc tịch Việt Nam 1998; Pháp lệnh lãnh sự 1990, Nghị định số 83/1998/NĐ ngày 10/10/1998 của Chính phủ về đăng ký hộ tịch, Nghị định số 68/2002/NĐ- CP ngày 10/07/2002 về quy định chi tiết thi hành một số điều của LHNGĐ về quan hệ hơn nhân và gia đình có yếu tố nước ngồi...

Những nội dung cơ bản của nguồn pháp luật trong nước của Việt Nam về lĩnh vực hơn nhân có yếu tố nước ngồi sẽ được trình bày cụ thể tại chương 2 của luận án này.

Một phần của tài liệu pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại việt nam (Trang 42 - 48)