Nam Bộ, mậu dịch quốc doanh ra đời chậm hơn gần 2 năm so với Bắc và Trung bộ Toàn miền Nam có Sở Mậu dịch Nam Bộ Mạng lưới thương nghiệp quốc doanh ở Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 27 - 28)

Trong công tác đấu tranh mậu dịch với địch, Chính phủ ta coi phương châm đẩy mạnh xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu và tranh thủ xuất siêu là điểm mấu chốt. Công tác đấu tranh mậu dịch với địch thu được kết quả đáng kể: hàng hóa xuất nhập khẩu tăng nhanh qua các năm, nhập khẩu được nhiều hàng thiết yếu; giá hàng ở vùng tự do ngày một giảm xuống và ổn định dần, góp phần thúc đẩy sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân vùng tự do. Nhà nước vẫn tạo điều kiện cho thương nhân tự do buôn bán. Thương nghiệp tư nhân chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lưu chuyển hàng hóa, góp phần bình ổn thị trường, ổn định đời sống nhân dân và đấu tranh kinh tế với địch.

Trong giai đoạn này, quan hệ buôn bán với nước ngoài được mở rộng và phát triển hơn. Chính phủ ta đã ký với Chính phủ Trung Quốc hai hiệp định thương mại: Hiệp định thương mại Việt - Trung (1952) và Hiệp định bn bán tiểu ngạch (1953). Sau đó, nước ta đặt quan hệ ngoại giao, phát triển thương mại với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Việc phát triển, mở rộng quan hệ kinh tế với các nước xã hội chủ nghĩa có ý nghĩa quan trọng. Từ đây, vùng tạm chiếm khơng cịn là nguồn cung cấp độc quyền hàng hóa ngoại mà vùng kháng chiến cần. Điều này đã làm thay đổi so sánh lực lượng giữa ta và địch trên mặt trận kinh tế theo hướng có lợi cho ta, góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến.

- Thực hiện kế hoạch sản xuất và tiết kiệm; xây dựng, củng cố doanh nghiệp quốc doanh

Đầu năm 1952, Đảng và Chính phủ đã đề ra kế hoạch sản xuất và tiết kiệm, xây dựng, củng cố các doanh nghiệp quốc doanh để đáp ứng nhu cầu phát triển của cuộc kháng chiến. Chính phủ xác định nhiệm vụ cấp bách của công tác kinh tế là tăng gia sản xuất, đảm bảo cung cấp lương thực; đi đôi với vận động tiết kiệm, hợp lý hóa việc tổng động viên nhân tài, vật lực cung cấp cho kháng chiến nhưng không làm thiệt hại đến tăng gia sản xuất địa phương1.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)