Sau khi Việt Nam thống nhất, tiền Giải phóng được thống nhất với đồng tiền miền Bắc Việt Nam vào năm 978, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Tỷ giá hoán đổi vớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 108 - 114)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 Sau khi Việt Nam thống nhất, tiền Giải phóng được thống nhất với đồng tiền miền Bắc Việt Nam vào năm 978, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý Tỷ giá hoán đổi vớ

Việt Nam vào năm 1978, do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quản lý. Tỷ giá hoán đổi với đồng tiền mới lúc đó là: 1:1 đối với đồng tiền miền Bắc và 0,8:1 đối với đồng tiền Giải phóng [Thng Tien Tat, 2016, 37].

triển nông nghiệp, đồng thời để lôi kéo, tranh thủ sự ủng hộ của nông dân, lực lượng cách mạng đã ban hành và thực hiện những chính sách tiến bộ về ruộng đất. Các chính sách này đã góp phần phục hồi nơng nghiệp, đảm bảo tự cung, tự cấp lương thực, thực phẩm cho cán bộ, bộ đội và dân cư vùng giải phóng. Các lực lượng cách mạng đã có nhiều sáng tạo và rất linh hoạt trong mọi hoạt động kinh tế. Kết quả kinh tế đạt được đã góp phần đáng kể vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước trong thời kỳ 20 năm này.

Kết chương

Thời kỳ 1955-1975 là một thời kỳ đặc biệt của lịch sử Việt Nam. Đất nước chia làm hai miền với hai chế độ chính trị và hai mơ hình xây dựng, phát triển khác nhau. Trong 20 năm này, miền Bắc vừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa chi viện cho miền Nam trong cuộc đấu tranh thống nhất nước nhà. Nền kinh tế được hoạch định xây dựng, phát triển theo mơ hình chung của kinh tế xã hội chủ nghĩa thời đó. Trong 10 năm đầu (1955-1965), miền Bắc triển khai thực hiện nhiệm vụ hàn gắn vết thương chiến tranh, cải cách ruộng đất, khôi phục kinh tế (1955-1957); cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hoá (1958-1960); thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội (1961-1965). 10 năm tiếp theo (1965-1975), miền Bắc vừa xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, vừa chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đồng thời tiếp tục chi viện cho sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn; nhưng nhìn chung, nền kinh tế miền Bắc vẫn có những tiến bộ đáng ghi nhận trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân.

Ở miền Nam chính quyền Sài Gịn tiến hành xây dựng nền kinh tế thị trường tự do, mở cửa quan hệ rộng rãi với bên ngoài và dựa vào nguồn viện trợ chủ yếu từ nước Mỹ để phát triển. Nền kinh tế vùng chính quyền Sài Gịn kiểm soát chỉ ổn định trong những năm cuối thập niên 1950 sau đó gặp nhiều khó khăn và lâm dần vào khủng hoảng. Ngun

nhân chính của tình trạng này là do tác động mạnh mẽ của chiến tranh. So với thời thực dân Pháp thống trị kinh tế có bước phát triển hơn, song vẫn căn bản là sản xuất nông nghiệp. Công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ, kinh tế phát triển không cân đối và phụ thuộc nhiều vào bên ngồi. Nhìn bề nổi thì thấy kinh tế rất phồn vinh; nhưng đó là sự phồn vinh giả tạo, thiếu cơ sở nội tại. Nền kinh tế phát triển không ổn định và chấm dứt sự tồn tại vào thời điểm chính quyền Sài Gịn sụp đổ (ngày 30 tháng 4 năm 1975).

Tại miền Nam thời kỳ này, bên cạnh vùng kinh tế của chính quyền Sài Gịn cịn có vùng kinh tế giải phóng, hình thành từ sau khi Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam thành lập (1960). Có thể nói, đây là bộ phận kinh tế dân chủ nhân dân, có nhiều nét giống với nền kinh tế mà Chính phủ và nhân dân ta đã xây dựng ở vùng tự do thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1947-1954). Các hoạt động kinh tế trong vùng giải phóng mang nặng tính tự cung, tự cấp. Mọi hoạt động sản xuất (nông nghiệp, thủ công nghiệp) và phi sản xuất (thương nghiệp, tài chính, tiền tệ; tiếp nhận, phân phối hàng viện trợ...) đều nhằm đáp ứng nhu cầu quân sự và dân sinh trong vùng. Khi chế độ Sài Gịn sụp đổ thì vùng này mở rộng và bao trùm toàn bộ miền Nam, sau đó hồ nhập vào cả nước từ năm 1976.

Tài liệu tham khảo

[1] Bộ Thương mại và Du lịch (1992), Biên niên sự kiện ngoại thương Việt Nam (1945-1990), Hà Nội. thương Việt Nam (1945-1990), Hà Nội.

[2] Bộ Tài chính, Viện Nghiên cứu Tài chính (2001), Tài chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Nxb. Tài chính, Hà Nội.

[3] Phạm Minh Chính, Vương Hoàng Quân (2009), Kinh tế Việt Nam

thăng trầm và đột phá, Nxb. Chính trị Quốc gia.

[4] Nguyễn Sinh Cúc (1995), Nông nghiệp Việt Nam 1945-1995,

[5] Trần Đức Cường (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam, tập 12, từ năm 1954 đến năm 1965, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[6] Nguyễn Trí Dĩnh & cộng sự (2013), Giáo trình Lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[7] Đảng Lao động Việt Nam (1960), Văn kiện đại hội lần thứ III của Đảng, Nxb. Sự thật, Hà Nội.

[8] Trần Bá Đệ (Chủ biên) - Lê Cung (2012), Giáo trình Lịch sử Việt Nam, tập VII, 1954-1975, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội.

[9] Phạm Thị Hồng Hà (2017), Kinh tế Việt Nam cộng hòa dưới tác

động của viện trợ Hoa Kỳ (1955-1975), Nxb. Công an Nhân dân.

[10] Đinh Quang Hải (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam phổ thông,

tập VIII, 1954-1975, Nxb. Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.

[11] Lê Mậu Hãn & cộng sự (Chủ biên, 2013), Lịch sử Việt Nam, tập IV, 1945-2005, Nxb. Giáo dục.

[12] Nguyễn Anh Huy (2013), Lịch sử tiền tệ Việt Nam (sơ truy & lược khảo), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh.

[13] Nguyễn Văn Nhật (Chủ biên, 2017), Lịch sử Việt Nam, tập 13, từ năm 1965 đến năm 1975, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[14] Hồ Chí Minh (2011), Tồn tập, tập 10, Nxb. Chính trị Quốc

gia, Hà Nội.

[15] Đặng Phong (Chủ biên, 2005), Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập II, 1955-1975, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[16] Lê Quốc Sử (1998), Một số vấn đề về lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[17] Đào Văn Tập (Chủ biên, 1990), 45 năm kinh tế Việt Nam,

Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[18] Thng Tien Tat (2016), Lịch sử tiền giấy Việt Nam: Những câu

[19] Nguyễn Ngọc Thanh (Chủ biên, 2013), Lịch sử kinh tế,

Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội.

[20] Trần Văn Thọ & cộng sự (2000), Kinh tế Việt Nam 1955-2000

(tính tốn mới, phân tích mới), Nxb. Thống kê, Hà Nội.

[21] Tổng cục Thống kê (1978), Tình hình phát triển kinh tế và văn

hóa miền Bắc xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1960-1975, Hà Nội.

[22] Tổng cục Thống kê (1988), Số liệu thống kê kinh tế tài chính 1955-1986, Hà Nội.

[23] Tổng cục Thống kê (1990), Việt Nam - Con số và sự kiện

1945-1989, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990.

[24] Viện kinh tế - kỹ thuật thương nghiệp (1981), 30 năm xây dựng

và phát triển thương nghiệp xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1951-1981,

Hà Nội.

[25] Ngơ Dỗn Vịnh (2013), Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển (Bối cảnh và điều kiện của Việt Nam), Nxb. Chính trị Quốc gia,

Hà Nội.

Nội dung ôn tập

[1] Kinh tế miền Bắc giai đoạn khôi phục và cải tạo xã hội chủ nghĩa (1955-1960).

[2] Kinh tế miền Bắc giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961-1965).

[3] Kinh tế miền Bắc trong giai đoạn chống chiến tranh phá hoại (1965-1975).

[4] Chính sách kinh tế của chính quyền Sài Gịn (1955-1975).

[5] Kinh tế miền Nam vùng chính quyền Sài Gịn kiểm sốt (1955-1965).

[6] Kinh tế miền Nam vùng chính quyền Sài Gịn kiểm sốt (1965-1975).

[7] Kinh tế miền Nam vùng giải phóng kiểm sốt (1960-1975).

Nội dung thảo luận

[1] Kinh tế miền Bắc trong thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ I (1961-1965).

[2] Ưu điểm và hạn chế của nền kinh tế miền Nam vùng chính quyền Sài Gịn kiểm sốt (1955-1975).

Chương 6

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 108 - 114)