Chính sách kinh tế của Pháp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 33 - 34)

Mục tiêu xâm lược lần thứ hai của thực dân Pháp đối với Đông Dương là không hề thay đổi. Trong bài diễn văn của Bôla (Bollaert, Cao uỷ Pháp) ngày 15 tháng 5 năm 1947 tuyên bố rõ: "Chúng ta có những quyền lợi chính đáng ở Đơng Dương. Chúng ta đã gieo trồng nhiều, và chúng ta khơng hổ thẹn gì khi nói rằng chúng ta khơng muốn bị người ta đoạt mất thu hoạch". Để thực hiện mục tiêu, thực dân Pháp đã triển khai nhiều chính sách khác nhau qua ba giai đoạn:

- Giai đoạn 1 (tháng 9/1945 đến Thu Đông 1947): Giai đoạn này

thực dân Pháp dùng chiến tranh chớp nhống để nhanh chóng đánh chiếm các vùng kháng chiến. Đây là chủ trương "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh". Do có ảo tưởng có thể giành chiến thắng nhanh chóng, nên trong giai đoạn này thực dân Pháp chưa chú trọng việc phá hoại đối với kinh tế kháng chiến và bắt đầu thực hiện kế hoạch Buốc goanh. Đây là kế hoạch phục hồi, hiện đại hóa và trang bị kinh tế trong 10 năm của thực dân Pháp, mục đích là để thực hiện mưu đồ tiếp tục khai thác và bóc lột các nước Đơng Dương trên quy mô lớn.

- Giai đoạn 2 (1948 đến 1950): Sau thất bại ở Việt Bắc Thu Đông

năm 1947, thực dân Pháp chuyển từ tấn cơng sang phịng ngự, chú ý đánh ta về kinh tế và chính trị nhiều hơn, thực hiện cuộc chiến tranh toàn diện hơn so với giai đoạn trước. Pháp chú trọng củng cố và mở rộng vùng tạm chiếm, dùng ngụy quân và ngụy quyền phá hoại nhân lực, vật lực của ta. Trong giai đoạn này, thực dân Pháp vẫn tiếp tục thực hiện kế hoạch Buốc goanh.

- Giai đoạn 3 (1951 đến 1954): Do thất bại nặng nề ở các tỉnh Biên Giới phía Bắc (cuối 1950), thực dân Pháp buộc phải điều chỉnh chính sách quân sự và kinh tế. Về quân sự, Pháp rút ngắn phòng tuyến phòng ngự, tập trung binh lực ở Bắc bộ để đối phó với tình hình. Về kinh tế thì một mặt bịn rút, bóc lột kiệt quệ Đơng Dương, mặt khác rút và chuyển vốn sang các thuộc địa khác; tiếp tục chính sách "Lấy chiến tranh ni chiến tranh". Bên cạnh đó, để nhận được nguồn viện trợ của Mỹ, Pháp để cho Mỹ can thiệp sâu hơn vào Đông Dương.

Kinh tế vùng tạm chiếm1 và vùng du kích có vị trí khá quan trọng trong nền kinh tế nước ta. Vì đây là những thành phố, những khu cơng nghiệp và những đồng bằng lớn. Chính sách của Pháp đối với vùng này có mấy điểm đáng lưu ý: 1) Tích cực động viên các khả năng kinh tế, tài chính vùng này phục vụ cho cuộc chiến tranh Đơng Dương; 2) Tích cực khai thác nền kinh tế, tài chính Đơng Dương phục vụ cho chính quốc; 3) Phá hoại kinh tế của vùng du kích và vùng tự do để gây khó khăn cho lực lượng kháng chiến.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 33 - 34)