NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 146 - 147)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp có những đặc điểm sau: Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp

6.3. NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM

Với mục tiêu cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, thống nhất kinh tế và bắt tay vào xây dựng nền kinh tế lớn xã hội chủ nghĩa; trong 10 năm (1976-1985), tình hình phát triển kinh tế nước ta đạt được một số kết quả nhất định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm đạt 3,56%. Trong kế hoạch 5 năm lần thứ 2 (1976-1980), tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chỉ đạt 0,4% (GDP năm 1980 so với năm 1976 tăng gần 2%). Sang kế hoạch 5 năm lần thứ 3 (1981-1985) với sự thay đổi của nhiều chủ trương chính sách, đặc biệt là trong nông nghiệp và công nghiệp, tốc độ tăng trưởng bình quân đã tăng lên, đạt gần 6,1% (GDP năm 1985 so với năm 1981 tăng 34,4%). Nhiều cơng trình tương đối lớn phục vụ cho phát triển cơng nghiệp đã được hồn thành góp phần phát triển thêm một bước lực lượng sản xuất. Tài sản cố định của nền kinh tế quốc dân tăng đáng kể, năm 1980 tăng 29,2% và năm 1985 tăng 105,3% so với năm 1976.

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế thời kỳ này không đạt được kết quả như kỳ vọng, cũng không tương xứng với những đầu tư của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Rất nhiều chỉ tiêu trong 2 kế hoạch 5 năm đều không đạt, cụ thể: nông nghiệp bước vào khủng hoảng, cơng nghiệp trì trệ, giá cả bất ổn, lạm phát luôn ở mức cao; giao thương không thuận tiện; đời sống của nhân dân gặp rất nhiều khó khăn. Sau 5 năm thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam và xây dựng nền kinh tế thống nhất trên phạm vi cả nước đến nửa đầu thập niên 1980 nước ta lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội toàn diện, trầm trọng. Cuộc khủng hoảng diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Thực trạng này xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ quan sau đây:

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)