Cơ chế quản lý kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 157 - 160)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 ‐ 2016) 

7.1.2.2. Cơ chế quản lý kinh tế

Cơ chế quản lý kinh tế nước ta cho đến trước đổi mới là cơ chế quản lý kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp. Đại hội VI đã thực sự đánh dấu bước ngoặt cơ bản, toàn diện và sâu sắc quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Đại hội đã khẳng định đổi mới cơ chế quản lý kinh tế là xóa bỏ tập trung quan liêu, bao cấp, xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế và thực chất của cơ chế mới về quản lý kinh tế là "cơ chế kế hoạch hóa theo phương thức hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, đúng nguyên tắc tập trung dân chủ" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 47, 2006, 746]. Đại hội VI cịn chỉ ra những vấn đề có tính ngun tắc trong q trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, đó là: Thực hiện tập trung dân chủ trong đổi mới kinh tế; đổi mới kế hoạch hóa; sử dụng tốt các đòn bẩy kinh tế; chính sách giá cả; chính sách tiền lương; đặc biệt chính sách tài chính tiền tệ trở thành trọng tâm của đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Tuy vậy, ở đại hội này tư duy về cơ chế quản lý kinh tế mới vẫn chưa thoát khỏi tư duy cũ; biểu hiện ở chỗ coi tính kế hoạch là đặc trưng số một, trong khi sử dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa - tiền tệ chỉ là đặc trưng thứ hai của cơ chế mới.

Trong các kỳ đại hội tiếp theo (từ Đại hội VII đến Đại hội XII), Đảng ta tiếp tục làm rõ nội dung và phương thức đổi mới cơ chế quản lý kinh tế theo hướng xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây thực chất là quá trình đổi mới chức năng quản lý của Nhà nước về kinh tế; đổi mới các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô và tạo lập đồng bộ các loại thị trường. Cụ thể là:

- Đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế

Nhà nước cần tập trung thực hiện các chức năng: Định hướng sự phát triển bằng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và cơ chế, chính sách trên cơ sở tơn trọng các ngun tắc của thị trường. Tạo môi trường pháp lý và cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực của xã hội cho phát triển, các chủ thể hoạt động kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch... Hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội quan trọng, hệ thống an sinh xã hội. Bảo đảm tính bền vững và tích cực của các cân đối kinh tế vĩ mô, hạn chế các rủi ro và tác động tiêu cực của thị trường. Tác động đến thị trường chủ yếu thông qua các cơ chế, chính sách và các công cụ kinh tế... Thực hiện quản lý nhà nước bằng hệ thống pháp luật, giảm tối đa sự can thiệp hành chính vào hoạt động của thị trường và doanh nghiệp.

- Đổi mới các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô

Đổi mới công tác kế hoạch hóa được cải tiến dần theo hướng chuyển từ kế hoạch hóa tập trung mang tính chất pháp lệnh trực tiếp sang kế hoạch hóa gián tiếp. Nhà nước xây dựng hệ thống các mục tiêu vĩ mô, xác định tốc độ phát triển, đưa ra các chính sách, giải pháp lớn để dẫn dắt nền kinh tế theo định hướng kế hoạch. Nhà nước cần tập trung xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển, các chương trình và dự án lớn cho cả nước, từng vùng, từng lĩnh vực.

Đổi mới cơng cụ tài chính, tiền tệ theo hướng xây dựng chính sách tài chính quốc gia và thực hiện cải cách cơ bản tài chính theo hướng thúc đẩy khai thác tiềm năng thiên nhiên và của các tầng lớp nhân dân; tiếp tục đổi mới chính sách thuế theo hướng khuyến khích sản xuất và đầu tư.

Phân định rõ chức năng của ngân hàng nhà nước và ngân hàng kinh doanh, ngân sách và tín dụng. Các ngân hàng thương mại thực sự chuyển sang kinh doanh, tự chủ về tài chính, áp dụng hình thức ngân hàng cổ phần. Thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường; bảo đảm tính đúng, tính đủ và cơng khai, minh bạch các yếu tố hình thành giá đối với hàng hố, dịch vụ cơng thiết yếu; đồng thời có chính sách hỗ trợ phù hợp cho đối tượng chính sách, người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số...

- Tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường và các loại thị trường

Tiếp tục phát triển đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường. Thực hiện đa dạng hóa thị trường hàng hóa, dịch vụ theo hướng hiện đại, chú trọng hình thành khung pháp lý, phát triển hệ thống phân phối thông suốt và hiệu quả. Cơ cấu lại thị trường tài chính, bảo đảm lành mạnh hóa và ổn định vững chắc kinh tế vĩ mô; bảo đảm nguyên tắc thị trường đối với thị trường tài chính gắn với tăng cường quản lý, kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước và giám sát của xã hội; phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường các công cụ phái sinh, cho thuê tài sản. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách để thị trường bất động sản vận hành thông suốt, phù hợp quy luật cung - cầu nhằm khai thác, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả nguồn lực từ đất đai và tài sản, kết cấu hạ tầng trên đất... Hồn thiện cơ chế, chính sách để phát triển đồng bộ, liên thông thị trường lao động cả về quy mô, chất lượng lao động và cơ cấu ngành nghề. Tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị

trường khoa học - cơng nghệ, có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các

tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất kinh doanh.

Như vậy, từ năm 1986 đến nay (2016), quá trình đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta diễn ra từng bước theo hướng vừa làm, vừa thử nghiệm, sửa đổi, bổ sung. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế đã tạo ra động lực mới cho sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế. Tuy nhiên, việc hồn thiện các chính sách và cơng cụ quản lý kinh tế, nâng cao hiệu lực của bộ máy nhà nước vẫn đang là vấn đề cần được quan tâm hiện nay ở nước ta.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 157 - 160)