Mơ hình kinh tế tổng quát

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 155 - 157)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 ‐ 2016) 

7.1.2.1. Mơ hình kinh tế tổng quát

Nhận thức của Đảng ta về mơ hình kinh tế tổng qt có ý nghĩa then chốt, quyết định con đường phát triển của đất nước. Trước đổi mới, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung được áp dụng trong suốt thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và trên phạm vi cả nước những năm 1976-1985. Đặc trưng của mơ hình kinh tế này là chỉ thừa nhận chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất biểu hiện dưới hai hình thức tồn dân và tập thể. Tương ứng với hai hình thức sở hữu đó là hai thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể.

Tại Đại hội VI (tháng 12 năm 1986), mơ hình kinh tế mới được đặt ra, thể hiện trong tư duy về thị trường và cơ chế thị trường. Nhưng vấn đề này chưa được khẳng định rõ nét và mới chỉ được xác định là phát triển kinh tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa. Đến Đại hội VII (năm 1991), đường lối của Đảng xác định "bước đầu hình thành nền kinh tế hàng hóa

nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 51, 2007, 55]. Đại hội VIII (năm 1996), Đảng ta xác định rõ sản xuất hàng hóa khơng đối lập với chủ nghĩa xã hội, mà là thành tựu của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong đại hội này, vấn đề định hướng xã hội chủ nghĩa cũng được Đảng Cộng sản Việt Nam làm rõ hơn trong việc xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.

Thuật ngữ "nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa" chính thức được nêu trong văn kiện Đại hội IX (2001) với nội dung là "phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa" [Văn kiện Đại hội IX, 2003, 86]. Từ đây, Đảng ta khẳng định nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mơ hình kinh tế tổng quát của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sau đó, các Đại

hội X (2006), XI (2011) đã xác định rõ và đầy đủ hơn về mơ hình kinh tế mới cùng với cơ chế vận hành và cấu trúc của nó. Các đặc trưng cơ bản của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được xác định rõ hơn trong Đại hội XII (2016) của Đảng. Đó là "nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Đó là nền kinh tế hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh." [Văn kiện Đại hội XII, 2016, 102].

Cũng trong Đại hội XII, Đảng ta khẳng định rõ vai trò của kinh tế thị

trường thể hiện ở bốn điểm: Vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật

của kinh tế thị trường; thị trường đóng vai trị chủ yếu trong phân bổ nguồn lực phát triển; thị trường là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch đều phù hợp với cơ chế thị trường. Còn định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường thì thể hiện ở năm điểm: có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; phát huy vai trò làm chủ

của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội; xác lập quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp để thúc đẩy phát triển mạnh lực lượng sản xuất và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển. Đại hội XII còn nêu mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 "cơ bản hoàn thiện đồng bộ hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa theo các tiêu chuẩn phổ biến của nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế" [Văn kiện Đại hội XII, 2016, 104].

Như vậy, từ năm 1986 đến nay, nhận thức về mơ hình kinh tế tổng quát của Đảng ta ngày càng hoàn thiện hơn. Đảng ta khẳng định kinh tế thị trường là sự phát triển tất yếu, phù hợp với nước ta trong bối cảnh mới. Mơ hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa xác định rõ mục tiêu của Đảng là đưa đất nước tiến tới "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 155 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)