Hợp tác xã mua bán là tổ chức mua bán do nhân dân lao động tự nguyện lập nên, là đơn vị kinh doanh độc lập, lãi được hưởng, lỗ thì phải chịu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 54 - 61)

với Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa khác và với một số nước trên thế giới. Ngày 18/7/1955, Chính phủ ta ký với Liên Xô Hiệp định về việc Liên Xô giúp Việt Nam hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế... Cũng vào thời gian này, Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa, Ba Lan, Tiệp Khắc, Cộng hoà dân chủ Đức, Bun-ga-ry, Hung-ga-ry, Mông Cổ đã ký Hiệp định về viện trợ hàng hóa và kỹ thuật giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh. Chính phủ ta cịn ký Hiệp định thương mại với Pháp, Ấn Độ, Indonexia; mở rộng quan hệ buôn bán với Xingapo, các nước Tây Âu, Thụy Sỹ, Thụy Điển [Đào Văn Tập, 1980, 240]. Việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại đã giúp chúng ta có được những kỹ thuật, vốn và hàng hóa cần thiết để khơi phục và xây dựng kinh tế.

Về tài chính: Trong những năm khôi phục kinh tế, việc quản lý ngân

sách của Nhà nước đã được thống nhất, bước đầu đã phân cấp quản lý cho các tỉnh, xây dựng ngân sách địa phương bao gồm cấp tỉnh và huyện, chấn chỉnh một bước ngân sách cấp xã. Chính phủ đã sớm ban hành chính sách thuế cơng thương mới và coi thuế là công cụ để quản lý hoạt động kinh tế. Thuế nông nghiệp đã được điều chỉnh, theo biểu thuế mới, tỷ lệ nguồn động viên nguồn thu từ thuế nông nghiệp đã giảm xuống đến 15% (trong thời kỳ kháng chiến 20%) nhằm khuyến khích nơng dân phát triển sản xuất. Thuế nông nghiệp trong tổng thu ngân sách nhà nước giảm từ 50,5% năm 1955 xuống còn 25,8% năm 1956 và 17,5% năm 1957. Trong khi đó khu vực cơng thương nghiệp có nguồn thu tăng nhanh. Đặc biệt thu từ kinh tế quốc doanh tăng rất nhanh: năm 1955 là 100 thì năm 1957 là 682; năm 1956 thu từ xí nghiệp quốc doanh chiếm 13,6% tổng thu ngân sách, thì năm 1957 là 24,6% [Đặng Phong, 2005, tập 2, 533].

Từ đầu năm 1955, ngay sau khi thi hành thu thuế hàng hóa, Nhà nước đã ban hành thuế tồn kho với quy định cụ thể: tất cả các cửa hàng có hàng tồn kho thuộc loại chịu thuế hàng hóa phải kê khai đầy đủ số lượng hàng và phải nộp thuế hàng hóa trong một thời gian ngắn. Thuế tính theo giá thị trường, trên số hàng họ có, khơng cần biết có bán ra hay khơng. Trong trường hợp tồn kho q lớn, nhiều khơng đủ khả năng nộp, thì phải bán hàng cho Nhà nước theo giá quy định. Biện pháp này buộc

các nhà kinh doanh phải bán hàng ra thị trường để thu hồi vốn bù vào thuế phải nộp. Thuế tồn kho không chỉ hạn chế tình trạng đầu cơ tích trữ, mà cịn có tác dụng hạn chế thế lực kinh tế của các doanh nghiệp tư nhân lớn, tăng nguồn hàng và nguồn thu vào ngân sách nhà nước.

Về tiền tệ: Tiến hành thu hồi các loại tiền Đơng Dương, tín phiếu và

tiền ngân hàng nhân dân Nam Bộ, đồng thời lưu hành giấy bạc ngân hàng trung ương đã phát hành năm 1951. Thực hiện theo phương châm: Pháp rút đến đâu thì ngân hàng thu đổi tiền Đơng Dương đến đó; tỷ giá quy đổi được ấn định từng nơi, từng lúc, dựa vào tình hình thực tế sức mua của đồng tiền và thái độ của nhân dân đối với tiền Đông Dương. Ngân hàng Quốc gia Việt Nam đã nhanh chóng thu hồi hết tiền Đơng Dương bằng việc phát hành thêm 4 tỷ đồng tiền ngân hàng [Đặng Phong, 2005, tập 2, 518]. Mục đích của việc này là để chiếm lĩnh thị trường, mau chóng xây dựng thị trường tiền tệ thống nhất của ta trên toàn bộ lãnh thổ miền Bắc, tạo điều kiện cơ bản để Đảng và Nhà nước sử dụng tiền tệ làm công cụ khôi phục kinh tế, tổ chức sản xuất và lưu thơng hàng hóa, ổn định và cải thiện dần đời sống nhân dân lao động.

Trong những năm khôi phục kinh tế, ngân hàng Quốc gia đã chuyển hướng từ cho vay vận chuyển, tiêu thụ lâm thổ sản sang trực tiếp cho vay nông nghiệp, giúp nông dân ở nơi đã cải cách ruộng đất mua sắm trâu bò cày, khai phá ruộng hoang ở vùng mới giải phóng. Trong 3 năm (1955- 1957), ngân hàng đã cho nông nghiệp vay 41.692 triệu đồng, bằng hơn 40 lần so với giai đoạn 1951-1954. Chỉ từ tháng 7 năm 1955 đến cuối năm 1956 ngân hàng cho vay tới 37 tỷ đồng (tiền ngân hàng cũ). Qua đây cho thấy, ngân hàng đã cho vay ồ ạt, tràn lan, mang tính cứu tế, thiên về tín dụng chính trị; tiền cho vay ra nhiều hơn số vật tư thực có mà đại bộ phận là cho vay bằng tiền mặt nên đã ảnh hưởng không tốt tới giá cả [Đặng Phong, 2005, tập 2, 527]. Ngân hàng đã tập trung gần 90% số tiền vay để phục vụ cho thương nghiệp, đẩy mạnh giao lưu kinh tế giữa thành thị và nông thôn, chú trọng tăng cường lực lượng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán.

Ngày 27 tháng 11 năm 1955 Thủ tướng Chính phủ ra Thơng tư số 622/TTg về quản lý tiền mặt. Theo đó, các cơ quan đồn thể, xí nghiệp

phải mở tài khoản tiền gửi và thanh toán tại các ngân hàng nhà nước. Hoạt động tín dụng ngân hàng chủ yếu hướng vào mở rộng cho vay đối với mậu dịch quốc doanh (chiếm 94% tiền cho vay) để mậu dịch quốc doanh thu mua nông lâm hải sản và sản phẩm tiểu thủ cơng nghiệp, từ đó bán ra theo giá chỉ đạo của Nhà nước để ổn định thị trường. Khu vực nông nghiệp chiếm 4,5% số tiền cho vay của ngân hàng. Nếu chia theo thành phần thì khu vực quốc doanh chiếm tới 88%, hợp tác xã chiếm 5,9%, còn khu vực tư nhân và cá thể chiếm 6,1%.

Thời kỳ này ngân hàng còn mở rộng thu hút vốn nhàn rỗi và cho vay ở nông thôn; giúp nông dân xây dựng các hợp tác xã tín dụng, thực hiện phương châm lấy vốn của dân để giúp dân xây dựng quan hệ vay mượn mới, đấu tranh với nạn cho vay nặng lãi. Ngân hàng Quốc gia còn thực hiện chức năng quản lý ngoại hối. Theo Nghị định số 443/TTg ngày 20 tháng 1 năm 1955, Sở Quản lý Ngoại hối (tiền thân của Ngân hàng Ngoại thương) được thành lập. Tổ chức này có các nhiệm vụ: 1) Quản lý và kinh doanh ngoại hối, khơng để tiền vốn quốc gia chạy ra ngồi; 2) Quản lý việc mua và bán ngoại hối dưới mọi hình thức (trao đổi tiền mặt, chuyển ngân...); 3) Kiểm soát kinh doanh và chuyển vận vàng, bạc; 4) Nghiên cứu các vấn đề hối đoái, đề nghị các thể lệ về ngoại hối. Theo quy định chỉ Ngân hàng Quốc gia mới được kinh doanh ngoại hối1. Quản lý như vậy là để bảo vệ chủ quyền tiền tệ, đồng thời tập trung ngoại hối cho xây dựng kinh tế.

+ Về giao thông vận tải và bưu điện: Giao thông vận tải và bưu điện

sau kháng chiến gặp rất nhiều khó khăn. Nhiều tuyến, đoạn đường bị huỷ hoại; phương tiện vận chuyển thiết bị kỹ thuật phục vụ giao thông vận tải cũ, lạc hậu, lại hư hỏng mất mát nhiều. Mạng lưới điện thoại hầu như khơng cịn gì. Trước khi rút đi thực dân Pháp phá hoại và mang theo các máy móc điện tín, điện thoại, các tài liệu kỹ thuật.

Nhận thấy vai trò quan trọng của giao thông vận tải và bưu điện, tháng 9 năm 1954, Bộ Chính trị đã nêu chủ trương khôi phục xe lửa, đường ô tô, vận tải sông ngịi, bưu điện và coi đây là vấn đề có ý nghĩa

1 Lúc này ngoại hối theo quy định bao gồm tất cả các loại tiền tệ của nước ngoài, tiền bằng vàng, bạc, đồng, ngân phiếu, tín phiếu, tín dụng thư, trái phiếu, chứng thư gửi tiền... vàng, bạc, đồng, ngân phiếu, tín phiếu, tín dụng thư, trái phiếu, chứng thư gửi tiền...

quan trọng bậc nhất, không thể thiếu trong phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Tháng 7 năm 1954, Tổng cục đường sắt được thành lập. Sau 3 năm, các tuyến đường sắt Hà Nội - Mục Nam Quan; Hà Nội - Lào Cai; Hà Nội - Nam Định... được khôi phục. Số đầu máy tăng từ 36 cái (1955) lên 64 cái (1957), số toa xe tăng từ 589 toa lên 802 toa, vận tải hàng hóa và hành khách đều tăng khoảng 3 lần. So với năm 1938, độ dài đường sắt hoạt động năm 1957 chỉ bằng 57,6%, nhưng khối lượng vận tải bằng 123%. Vận tải đường sắt 1957 chiếm tỷ trọng 37% tổng trọng lượng vận tải tồn ngành giao thơng (đường bộ chiếm 12%, đường thủy chiếm 50%, đường hàng không chiếm 1%).

Đối với đường bộ, chủ trương của Nhà nước tập trung khôi phục trước hai trục giao thơng chính là trục Đơng - Tây (Hòn Gai - Hải Phòng - Hà Nội - Hịa Bình - Sơn La - Điện Biên Phủ) và trục Bắc - Nam (Cao Bằng - Bắc Cạn - Thái Nguyên - Hà Nội - Ninh Bình - khu 4 - giới tuyến 17). Sau 3 năm, miền Bắc đã khôi phục và sửa chữa được 3.248 km đường ơ-tơ trục chính và liên tỉnh, làm mới và nâng cấp 583 km đường lên miền núi, xây mới và sửa chữa 16.370 m cầu. Tính chung, đường bộ năm 1957 đã vượt năm 1939 là 38% và hình thành một hệ thống thông suốt. Một đặc điểm nổi bật về phương tiện vận tải trong giai đoạn này là khu vực quốc doanh tăng lên rất nhanh. Khi kết thúc cuộc kháng chiến mới có 30 xe, đến năm 1955 có 190 xe, 1956 có 390 xe. Đến năm 1958 miền Bắc có khoảng 2640 xe ô tô vận tải và xe chở khách. Vận tải đường bộ chiếm 12% tổng trọng lượng vận tải tồn ngành giao thơng. Sự phát triển giao thơng vận tải quốc doanh dựa vào đầu tư trang bị mới của Nhà nước. Nó đã có tác dụng rất tốt trong việc vận chuyển hàng hóa trên những đường xa, khó khăn, trong việc điều tiết giá cước, điều tiết lực lượng vận tải tư nhân [Đào Văn Tập, 1990, 125].

Về đường thủy, nhiệm vụ đặt ra trước hết là khơi phục các cảng hiện có là Hải Phịng và Bến Thủy để đảm bảo thông thương với thế giới và giao lưu đường thủy trong nước. Nhìn chung trong giai đoạn này, các bến cảng sẵn có đã được tiếp quản, được tiến hành nạo vét hàng triệu m3 đất phù sa, khơi thông các kênh lạch, trục vớt các phương tiện bị chìm đắm gây ách tắc các cửa sông trong thời kỳ kháng chiến. Về phương tiện vận

tải, ngoài việc tiếp thu các phương tiện kỹ thuật do Pháp để lại, chúng ta đã sửa chữa các thiết bị cũ, lắp ráp các thiết bị mới. Tháng 4 năm 1956, lực lượng Quốc doanh vận tải sông biển được thành lập với một hệ thống xí nghiệp quốc doanh vận tải địa phương. Đầu năm 1957, Quốc doanh vận tải sơng biển đã có 9 tàu (170 CV); 36 xà lan vỏ sắt và gỗ (5.345 tấn). Đến cuối năm 1957 có sức chở 8.495 tấn và 2.170 CV. Ngày 11 tháng 8 năm 1956, Bộ Giao thơng cơng chính thành lập Cục vận tải đường thủy. Đến 1957 vận tải đường thủy chuyên chở 5,5 triệu tấn, tăng gấp hơn hai lần so với năm 1955 (2,7 triệu tấn).

Thời kỳ này ta tiếp quản các sân bay và cơ sở hàng không. Ngày 3 tháng 3 năm 1955 thành lập Ban nghiên cứu sân bay, trực thuộc Tổng tham mưu trưởng quân đội nhân dân Việt Nam. Ngày 15 tháng 1 năm 1956 thành lập Cục hàng không dân dụng Việt Nam trực thuộc Bộ Quốc phịng. Nhiệm vụ ngành hàng khơng chủ yếu là phục vụ quốc phịng, các nhiệm vụ chính trị, ngoại giao, đối ngoại của Đảng và Nhà nước... Ngày 5 tháng 4 năm 1956, Cục hàng không dân dụng Việt Nam ký với Trung Quốc Hiệp định vận chuyển hàng khơng giữa hai nước. Sau đó, vào ngày 20 tháng 6 năm 1959, Việt Nam và Liên Xô ký Hiệp định về vận chuyển hàng không giữa hai nước [Đặng Phong, 2005, tập 2, 349].

Ngành Bưu điện trong những năm này được quan tâm đầu tư nên có sự phát triển mạnh. Ngày 14 tháng 3 năm 1955 Tổng cục Bưu điện Việt Nam được thành lập trực thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện. Đây là cơ quan hành chính sự nghiệp chuyển sang làm kinh doanh. Ngoài chức năng điện chính và bưu chính, ngành cịn có chức năng phát hành báo chí. Trọng điểm cơng tác của thời gian này là xây dựng hệ thống đường dây điện thoại, mạng lưới điện báo, mở các đường thư tới mọi miền đất nước và liên kết với quốc tế.

Khối lượng công tác bưu điện, thông tin liên lạc được thực hiện ngày càng tăng lên. Năm 1957 so với 1955 số bưu phẩm gửi đi tăng gấp 2 lần, còn bưu điện tăng 8 lần, thư 3,3 lần, điện báo gấp 1,3 lần, điện thoại đường dài 1,9 lần. Thu từ bưu chính tăng gấp 2,75 lần, điện chính 2,33 lần. Với khả năng như vậy, ngành bưu điện đã đáp ứng cơ bản được yêu cầu giao lưu và trao đổi tin tức của lãnh đạo và nhân dân. Đặc biệt,

bưu điện, thông tin liên lạc đã phục vụ đắc lực cho công tác đột xuất như cải cách ruộng đất, sửa sai, chống cưỡng ép di cư, chống bão lụt, hộ đê... [Đào Văn Tập, 1990, 128].

b. Cải tạo và phát triển kinh tế (1958-1960)

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, các nước đều phải thực hiện hai nhiệm vụ: cải tạo xã hội chủ nghĩa và cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa. Thực hiện nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa là để xoá bỏ các thành phần kinh tế phi xã hội chủ nghĩa, tạo ra nền kinh tế có hai thành phần: quốc doanh và tập thể, tương ứng với hai hình thức sở hữu là tồn dân và tập thể. Còn thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa là để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng với quan hệ sản xuất mới. Thực hiện hai nhiệm vụ này nhằm tạo ra phương thức sản xuất mới của chủ nghĩa xã hội.

Sau khi hồn thành kế hoạch 3 năm khơi phục kinh tế, từ năm 1958 đến 1960, miền Bắc bước sang giai đoạn thực hiện kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và bước đầu phát triển kinh tế, văn hố.

• Cải tạo xã hội chủ nghĩa

- Chủ trương của Đảng và Nhà nước

Hội nghị Trung ương lần thứ 14 của Đảng (tháng 11 năm 1958) đã nêu chủ trương: "đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể của nông dân, thợ thủ công và cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản, tư doanh" [Đào Văn Tập, 1990, 37]. Tại kỳ họp thứ 9 (tháng 12/1958), Quốc hội đã thông qua Kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa, bước đầu phát triển kinh tế và văn hoá miền Bắc với các nhiệm vụ chủ yếu sau:

1) Đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp, lấy sản xuất nơng nghiệp làm khâu chính, chủ yếu nhằm giải quyết vấn đề lương thực, đồng thời chú trọng sản xuất công nghiệp, hết sức tăng thêm các tư liệu sản xuất và giải quyết phần lớn hàng tiêu dùng.

2) Cải tạo nông nghiệp, thủ công nghiệp và công thương nghiệp tư bản tư doanh theo hướng xã hội chủ nghĩa, khâu chính là hợp tác hóa

nơng nghiệp, đồng thời tích cực phát triển và củng cố thành phần kinh tế quốc doanh.

3) Trên cơ sở phát triển sản xuất, nâng cao thêm một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân, nhất là đời sống của nhân dân lao động; tăng cường củng cố quốc phòng.

- Diễn biến và kết quả + Đối với nơng nghiệp

Do vị trí, tầm quan trọng của nơng nghiệp và nông dân, cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp được coi là khâu chính. Để biến người nơng dân cá thể thành người nông dân tập thể, phải thông qua con đường hợp tác hóa nơng nghiệp, kết hợp cải tạo với cải tiến kỹ thuật và giáo dục tư tưởng. Đây là "con đường đúng đắn duy nhất để đưa nông dân miền Bắc tiến lên chủ nghĩa xã hội"1. Đảng ta cũng xác định rõ: "Hợp tác hóa nơng nghiệp là cái khâu chính trong tồn bộ dây chuyền cải tạo xã hội chủ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 54 - 61)