Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và giá cả

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 139 - 146)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 Cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp có những đặc điểm sau: Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp

6.2.2.4. Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ và giá cả

a. Về tài chính

Bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ ba, một số chính sách, chế độ, biện pháp quản lý tài chính đã được sửa đổi bổ sung theo hướng chống quan liêu, bao cấp, tăng cường hạch toán, lấy năng suất, chất lượng, hiệu quả làm thước đo, khắc phục tư tưởng ỷ lại, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tự lực, tự cường, kết hợp đúng đắn với việc tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế, nhất là các nước xã hội chủ nghĩa.

Việc huy động nguồn vốn trong nhân dân được tích cực thực hiện thơng qua các chính sách: thu quốc doanh, thuế, phát hành công trái xây dựng Tổ quốc, thống nhất quản lý xổ số kiến thiết, cải tiến quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa, thực hiện phương châm "nhà nước và nhân dân cùng làm". Phát triển các hình thức bảo hiểm nhà nước nhằm cải thiện tình hình tài chính, góp phần ổn định và phát triển kinh tế [Viện nghiên cứu tài chính, 2001]. Việc sửa đổi, cải tiến chính sách động viên nguồn vốn trong nước như trên kết hợp với việc tranh thủ nguồn vốn nước ngoài dưới hình thức viện trợ, vay nợ đã tạo cho ngân sách nhà nước có số thu ngày càng tăng, trong đó thu trong nước bằng 13,0 lần, thu ngồi nước bằng 6,0 lần so với giai đoạn 1976-1980. Kết quả là trong giai đoạn 1981-1985 đã đưa tỷ trọng thu trong nước từ 60,8% của giai đoạn 1976-1980 lên 77,5% cịn thu ngồi nước giảm tỷ trọng tương ứng từ 39,2% xuống 22,5%.

Công tác cấp phát và quản lý vốn, nhất là quản lý tài chính đối với địa phương và cơ sở được tăng cường nhằm khắc phục hiệu quả đầu tư yếu kém thời kỳ trước. Chủ trương chấn chỉnh phương hướng đầu tư: bố trí kế hoạch đồng bộ hơn để khắc phục tình trạng mất cân đối; phát huy hiệu quả các cơng trình mới được xây dựng; đầu tư có trọng điểm, tập trung vào những cơng trình then chốt, những sản phẩm mang lại tích lũy lớn để hồn thành dứt điểm, chống phân tán, dàn đều; khơng xây dựng mới khi chưa sử dụng hết cơng suất sẵn có... Việc cấp phát và quản lý vốn xây dựng cơ bản đã từng bước được cải tiến theo hướng: chuyển từ cấp phát và thanh toán tuần kỳ, theo giai đoạn quy ước sang thanh toán theo khối lượng cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng; chuyển Ngân hàng kiến thiết thuộc Bộ Tài chính thành Ngân hàng đầu tư xây dựng cơ bản trực thuộc Ngân hàng Nhà nước; dùng phương thức tín dụng trong quản lý vốn xây dựng cơ bản để thúc đẩy tăng năng suất, hạ giá thành, bảo đảm thời gian xây dựng, sớm đưa cơng trình vào sử dụng... [Viện nghiên cứu tài chính, 2001].

Trong giai đoạn 1981-1985, ngân sách nhà nước đã phân phối vốn cho tích lũy bằng 10,51 lần và cho tiêu dùng bằng 12,93 lần so với giai đoạn 1976-1980. Cơ cấu chi ngân sách nhà nước một mặt phản ánh chủ

trương của Nhà nước tạo vốn tự có cho xí nghiệp để đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất và bổ sung vốn lưu động, không cịn hồn tồn dựa vào vốn Ngân sách cấp phát; mặt khác phản ánh yêu cầu cấp bách phải thực hiện các chính sách chế độ của Nhà nước về y tế, giáo dục, văn hóa, xã hội và chính sách về tiền lương, trợ cấp để giảm bớt khó khăn về đời sống cho cán bộ công nhân viên lực lượng vũ trang trong tình hình giá cả biến động. Trong chi về tích luỹ, vốn xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng 87,55% và bằng 10,63 lần giai đoạn 1976-1980, vốn lưu động và vốn dự trữ chiếm tỷ trọng 12,5% và bằng 9,49 lần giai đoạn 1976-1980.

b. Về tiền tệ và giá cả

Trong lĩnh vực giá cả, kể từ năm 1979 đến đầu thập niên 1980, những cuộc "phá rào" về mua - bán ở một số tỉnh phía Nam đã làm hệ thống giá cũ bị rạn nứt. Giá thị trường - điều mà trước đây không được thừa nhận - giờ đã tràn vào hệ thống lưu thơng phân phối có kế hoạch. Chính những chuyển động từ cơ cở, từ thực tiễn cuộc sống, từ người bán và người mua đã dẫn tới những quyết sách theo hướng tôn trọng thị trường và giá trị thị trường của Đảng và Nhà nước.

Ngày 23 tháng 6 năm 1980, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 26-NQ/TW về cải cách công tác phân phối lưu thông. Nghị quyết nhận định: "Hệ thống giá cả nhà nước khơng cịn phù hợp và gây nhiều tác động tiêu cực. Giá cả khơng cịn dựa trên cơ sở giá trị, vì các căn cứ để xác định giá cả hàng hóa đã thay đổi nhiều trong những năm qua... Giá cả không còn làm tốt chức năng tính tốn, phân phối và địn bẩy, nó đã gây trở ngại cho sản xuất và lưu thông, làm cho ngân sách nhà nước phải bù lỗ bất hợp lý ngày càng nhiều...". Từ đó Nghị quyết đã khẳng định: "Điều chỉnh giá cả để kích thích sản xuất, nhất là sản xuất nơng nghiệp, tiến tới cải cách tồn bộ hệ thống giá nhà nước theo hướng làm cho giá phản ánh đầy đủ hơn các chi phí hợp lý về sản xuất và lưu thông, đảm bảo cho người sản xuất có lợi nhuận thỏa đáng..." [Văn kiện Đảng, Toàn tập, 2005, tập 41, 155-162].

Có thể nói Nghị quyết 26 của Bộ Chính trị đã mở ra một bước đột phá về mặt chủ trương, đường lối để tiến tới sửa đổi toàn bộ hệ thống giá cả. Tuy nhiên, phải sau 1 năm ban hành Nghị quyết 26, ngày 29 tháng 5

năm 1981, Chính phủ mới ra quyết định 220/CP điều chỉnh giá và ban hành chính sách giá bán lẻ mới. Theo đó mức giá cũ (giá cung cấp) vẫn được duy trì với 9 mặt hàng thiết yếu. Các hàng hóa cịn lại áp dụng giá kinh doanh thương nghiệp (giá gần sát với giá trên thị trường). Chính phủ cũng quyết định một hệ thống giá bán lẻ chỉ đạo với mức giá thấp hơn thị trường nhưng cao hơn gấp 10-15 lần giá cung cấp. Đối với giá mua bán theo nghĩa vụ trước đây nay được thay bằng giá mua theo hợp đồng hai chiều, với mức giá gấp 5 lần so với giá thu mua theo nghĩa vụ trước đây. Giá bán tư liệu sản xuất và dịch vụ phục vụ trong nông nghiệp cũng theo hợp đồng hai chiều nhưng có phân biệt các khu vực khác nhau. Hệ thống giá bán buôn mới được áp dựng từ ngày 1 tháng 1 năm 1982, có mức giá cao gấp 5-7 lần giá cũ tùy từng mặt hàng. Mặc dù vậy, Nhà nước vẫn bảo lưu cơ chế "giá bán bn xí nghiệp và giá bán bn cơng nghiệp" đã được quyết định từ ngày 12 tháng 6 năm 1981, trong đó nhà nước giao kế hoạch sản xuất và bao tiêu sản phẩm của xí nghiệp, lãi hay lỗ ngân sách nhà nước giải quyết.

Cuộc điều chỉnh giá cả này đã làm cho hệ thống giá phù hợp hơn với chi phí sản xuất nhưng vẫn cách xa giá thị trường tự do. Hơn thế, chế độ bao cấp qua giá vẫn được bảo tồn nên không làm thay đổi cơ chế giá trong thành phần kinh tế quốc doanh. Do vậy, việc hạch tốn kinh tế chỉ là hình thức và ít có tác dụng thúc đẩy sản xuất trong những năm này.

Sau điều chỉnh, giá cả trên thị trường tự do vẫn tăng nhanh (năm 1981 tăng 47,4% so với năm 1980, năm 1982 tăng 65% so với năm 1981), do đó mà hệ thống giá vừa được điều chỉnh lại trở nên lạc hậu. Trước tình hình đó, Hội nghị Trung ương 8 khóa V (tháng 6 năm 1985) đã có bước đột phá căn bản với chủ trương: dứt khốt xóa bỏ cơ chế bao cấp chuyển hẳn sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, thực hiện cơ chế một giá, xóa bỏ chế độ cung cấp hiện vật theo giá thấp nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế - xã hội phát triển lên một bước mới.

Để thực hiện mục tiêu này, Nhà nước đã thành lập một Ban chỉ đạo chiến dịch cải cách giá, lương, tiền. Một cuộc tổng điều chỉnh giá - lương - tiền đã được thực hiện với nội dung cụ thể: thực hiện cơ chế một giá kinh doanh, xóa bỏ hồn toàn giá cung cấp và chế độ tem phiếu, chỉ giữ

lại sổ gạo cho cán bộ công nhân viên chức, lực lượng vũ trang và đối tượng chính sách. Điều chỉnh tồn bộ hệ thống giá chỉ đạo, lấy giá lúa thị trường tháng 8 năm 1985 làm cơ sở, đưa toàn bộ mặt bằng giá chỉ đạo lên khoảng 10 lần so với trước đó. Trên cơ sở mức giá mới, tính lại tiền lương theo mức tăng của giá. Đồng thời vào tháng 9 năm 1985, Nhà nước tiến hành đổi tiền với quy định 10 đồng tiền cũ bằng 1 đồng tiền mới. Nhưng mỗi người chỉ được đổi một lượng tiền nhất định, vượt quá quy định sẽ được giữ lại tại ngân hàng, sau một thời gian dài mới được rút ra. Mục đích của chính sách đổi tiền nhằm hạn chế nhu cầu tiêu dùng và cải thiện cán cân tiền tệ trong nền kinh tế, tăng khả năng chi trả của Ngân hàng lên 10 lần so với tiền tệ hiện có lúc đó để đảm bảo cho việc tăng lương, tăng giá.

Tuy nhiên, chủ trương này đã không đạt được kết quả như kỳ vọng. Trên thực tế, việc đổi tiền chủ yếu cắt giảm được lượng tiền mặt tích trữ và tiền để ngồi sổ sách của các xí nghiệp quốc doanh. Và khi nguồn này bị triệt tiêu, tình trạng thiếu tiền mặt đã ảnh hưởng lớn đến sản xuất của xí nghiệp, sản xuất lại có dấu hiệu đình trệ. Khắc phục tình trạng đó Chính phủ buộc phải phát hành tiền để cho các xí nghiệp vay vốn đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh theo giá mới. Theo đó, lượng tiền mặt cung cấp cho lưu thông ngày càng nhiều, giá cả thị trường tăng đột biến, lạm phát tăng phi mã, tình hình lưu thơng, phân phối trở nên rối ren, phức tạp. Trước khi điều chỉnh giá - lương - tiền, bình quân 1 tháng giá thị trường tăng 3-4%. Sau khi điều chỉnh, giá thị trường tự do 3 tháng cuối năm 1985 tăng bình quân tới 18,1%/tháng. Để kiềm chế lạm phát, bình ổn giá cả, cần một sự đổi mới đồng bộ, toàn diện và triệt để trong toàn bộ nền kinh tế.

6.2.2.5. Trong lĩnh vực giao thông vận tải và bưu điện

a. Giao thông vận tải

Nhiệm vụ giao thông vận tải trong kế hoạch 5 năm (1981-1985) được Đại hội lần thứ V của Đảng xác định là: "Cải tiến quản lý và tăng cường cơ sở vật chất, trang bị kỹ thuật và phương tiện để nâng cao năng lực Giao thông vận tải, đảm bảo tiếp nhận hàng nhập khẩu, vận chuyển

cho các vùng trọng yếu về kinh tế và quốc phịng, cho các cơng trình xây dựng trọng điểm của hai nước Lào và Campuchia" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 41, 2005, 43].

Để thực hiện nhiệm vụ này, Nhà nước dành 14,4% tổng số vốn đầu tư của nền kinh tế cho giao thơng vận tải. Vì thế, lĩnh vực giao thơng vận tải giai đoạn 1981-1985 đạt được một số kết quả nhất định. Đến cuối năm 1985, toàn bộ hệ thống cầu đường trong cả nước được khôi phục về cơ bản. Quốc lộ 279 dọc theo biên giới phía Bắc đi qua 9 tỉnh đã được xây dựng, nối liền một số đường quốc lộ cũ tạo thành tuyến đường dài 980 km. 85.136 km đường bộ (chỉ tính đường ơ tơ có trọng tải từ 6 tấn trở lên đi được) được xây dựng. Chiều dài đường sắt đến năm 1985 là 3.183,9 km. Khôi phục và xây dựng mới nhiều cây cầu trong đó có cầu Chương Dương, Cầu Bến Thủy... giúp cho việc di chuyển từ Bắc vào Nam thuận lợi hơn. Vận tải đường thủy là một thế mạnh của Việt Nam khi nước ta có bờ biển trải dài từ Bắc vào Nam và một hệ thống sơng, ngịi, kênh, rạch... dày đặc trên khắp cả nước. Tổng khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt, đường bộ, đường sông, đường biển năm 1985 so với năm 1981 tăng trên 71,6% (năm 1981 là 39,3 triệu tấn, năm 1985 tăng lên 53,7 triệu tấn).

Tuy được chú trọng đầu tư, song các loại hình vận tải khơng đem lại hiệu quả tương xứng, cơ sở vật chất của ngành giao thông vận tải giai đoạn này vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém, chưa đáp ứng được nhu cầu vận tải của nhân dân. Hiệu quả vốn đầu tư của ngành giao thông vận tải rất thấp do cơ cấu đầu tư bất hợp lý giữa các loại phương tiện vận tải, do phân bổ ngân sách cho các ngành chưa tương xứng với tiềm năng. Vận tải đường thủy là một thế mạnh của Việt Nam nhưng chỉ được đầu tư 7,9% cho đường sông và 11,4% cho đường biển trên tổng số vốn đầu tư. Đường sắt được đầu tư vốn lớn nhất (chiếm 40,4%) nhưng hoạt động lại khơng hiệu quả. Tính đồng bộ giữa đầu tư cho phương tiện vận tải và hệ thống đường sá chưa được coi trọng. Chú trọng phương tiện kỹ thuật nhưng coi nhẹ đổi mới cơng nghệ và hồn thiện các cơng trình vật chất.

b. Bưu điện

Mạng lưới bưu điện giai đoạn này được chấn chỉnh và mở rộng nhiều tuyến mới. Đến năm 1985, Việt Nam đã có 75 trung tâm bưu điện, 209,7 nghìn km đường thư và 103,1 nghìn máy điện thoại [Nguyễn Trí Dĩnh, và cộng sự, 2013, 633]. Một số cơng trình thơng tin lớn được xây dựng như Đài Hoa Sen, cáp đồng trục Hà Nội - Hải Phòng... Năm 1983, lần đầu tiên trong lịch sử thông tin Việt Nam, ngành bưu điện đã thực hiện thành công việc liên lạc báo, thoại giữa Trung ương với địa phương. Hoạt động nghiên cứu khoa học và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật của ngành bưu điện cũng được quan tâm đầu tư và phát triển đúng hướng. Mặc dù vậy, trình độ của ngành bưu điện Việt Nam vẫn hết sức lạc hậu. Điện thoại chủ yếu chỉ được dùng ở các công sở, cịn gia đình rất hiếm. Có thể nói, trong giai đoạn này, lĩnh vực giao thơng vận tải và bưu điện vẫn cịn là điểm yếu trong nền kinh tế. Cơ sở vật chất yếu kém, cơ cấu tổ chức và cơ chế quản lý chưa hoàn toàn phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Do vậy, đổi mới tư duy và cách làm trong lĩnh vực này là điều kiện quan trọng để phát triển kinh tế đất nước ở những giai đoạn tiếp theo.

Tóm lại: Giai đoạn 1981-1985, khi cả nước thực sự bắt tay vào xây

dựng nền kinh tế - xã hội chủ nghĩa theo mơ hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp thì cũng là thời điểm những hạn chế của mơ hình kinh tế này bộc lộ, dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước tình hình đó, nhiều nhận thức mới, cách làm mới mang tính "xé rào" đã xuất hiện ở các địa phương, trong từng ngành cụ thể. Những chuyển biến từ cơ sở đã buộc các cấp lãnh đạo phải nhìn nhận, đánh giá lại tình hình và bước đầu có những thay đổi về tư duy, đường lối, chính sách phát triển kinh tế phù hợp với thực tiễn. Nền kinh tế chuyển dần sang nền kinh tế nhiều thành phần; kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể từng bước đã được thừa nhận về mặt thực tế; lĩnh vực lưu thông, thị trường tự do cũng đã bắt đầu từng bước được hình thành.

Từ thực tiễn, đã có những bước đi mới nhất định trong việc xóa bỏ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp trong một số lĩnh vực của nền kinh tế. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, tuy mới chỉ là những hiện tượng lẻ tẻ,

chưa đồng bộ và phổ biến, nhưng nó đã báo hiệu cơng cuộc đổi mới toàn diện trên khắp các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội ở giai đoạn sau. Vì vậy, có thể nói giai đoạn 1981-1985 là giai đoạn có những đột phá quan trọng từ cơ sở đến trung ương, tạo tiền đề, bước đệm cho cơng cuộc đổi mới tồn diện đất nước những năm sau này.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 139 - 146)