Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 127 - 131)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp, Báo Nhân dân ngày 2/4/988.

6.2.1.4. Trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, giá cả

a. Về tài chính

Trước những hậu quả nặng nề của chiến tranh, thiên tai và nguồn viện trợ nước ngoài bị cắt giảm, nền tài chính nước ta gặp nhiều khó khăn, thách thức. Vì vậy, nhiệm vụ cấp thiết của ngành tài chính lúc này là phải tập trung làm chủ các nguồn vốn và thực hiện thống nhất chế độ tài chính trong cả nước. Trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội, hoạt động tài chính hướng vào việc khôi phục kinh tế, khắc phục hậu quả chiến tranh, tập trung thống nhất các chính sách, chế độ và biện pháp quản lý tài chính trong cả nước.

Để có thêm nguồn lực tài chính nhiều chính sách động viên thông qua cải tiến cơng tác khốn, mở rộng hợp tác xã nông nghiệp; sửa đổi thuế công thương nghiệp, pháp lệnh thuế nông nghiệp, phát hành Công trái xây dựng tổ quốc đã được thực hiện nhằm động viên lòng yêu nước của nhân dân, tạo thêm nguồn lực tài chính, cải thiện đời sống và xây dựng đất nước. Trong đó chính sách động viên qua hình thức thuế và thu quốc doanh đã được thống nhất dần từng bước, gắn với công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở cả hai miền. Đến năm 1978, bắt đầu thực hiện chế độ thu quốc doanh đối với tất cả các sản phẩm cơng nghiệp của xí nghiệp quốc doanh. Cịn đối với các hoạt động vận tải, bưu điện, kinh doanh ăn uống, dịch vụ... thì nộp dưới hình thức lợi nhuận. Ngồi thu tích lũy của các xí nghiệp quốc doanh, Nhà nước còn huy động vào Ngân sách 100% khấu hao cơ bản, các khoản hoàn vốn thừa, biến giá tài sản cố định, thu khác của xí nghiệp và thu sự nghiệp. Nhờ đó thu từ kinh tế quốc doanh năm 1976 bằng 1,61 lần năm 1975; tính trong 5 năm 1976-1980 bằng 4,33 lần so với giai đoạn 1961-1965 và bằng 1,76 lần số thu của 10 năm 1966-1975.

Về thuế công thương nghiệp, công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức lại sản xuất kinh doanh và quản lý thu thuế. Đầu năm 1979, Nhà nước đã cho phép vận dụng chính sách thuế Cơng thương nghiệp ở miền Bắc vào miền Nam. Năm 1980, điều lệ thuế Công thương nghiệp bước đầu được bổ sung, điều lệ đăng ký kinh doanh công thương nghiệp ra đời, đồng thời hệ thống thuế công thương nghiệp từ trung ương đến địa phương được chấn chỉnh và tăng cường một bước nhằm tăng thu cho ngân sách, thực hiện chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát hoạt động của sản xuất kinh doanh, tăng cường quản lý thị trường. So với năm 1975, thuế công thương nghiệp năm 1976 bằng 3,48 lần. Đến năm 1980, thuế cơng thương nghiệp gần gấp đơi năm 1976. Tính trong 5 năm 1976-1980, thuế cơng thương nghiệp bằng 5,60 lần so với giai đoạn 1961-1965 và bằng 2,76 lần số thuế công thương nghiệp của 10 năm 1966-1975.

Về thuế nông nghiệp, sau khi căn bản hồn thành hợp tác hóa nơng nghiệp, trong giai đoạn 1976-1980, mức tính thuế ở miền Bắc được giữ ổn định theo sản lượng năm 1958, với biểu thu thuế theo tỷ lệ áp dụng đối với hợp tác xã và biểu thu thuế theo lũy tiến áp dụng đối với hộ nông dân cá thể. Ở miền Nam, theo tiến độ của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa trong nông nghiệp, từ năm 1979 đã thống nhất áp dụng chế độ thuế đối với nông nghiệp tập thể hoá như ở miền Bắc. Kết quả là so với năm 1975, thuế nông nghiệp năm 1976 bằng 2,31 lần. Giai đoạn 1976-1980, thuế nông nghiệp bằng 1,52 lần tổng số thu của cả 10 năm 1966-1975.

Trong hồn cảnh nguồn thu có hạn, vấn đề chi ngân sách cũng được tính tốn rất chi tiết. Ngồi phần đảm bảo cho quốc phịng và an ninh, các khoản chi có tính chất tích lũy được ưu tiên hàng đầu (đặc biệt là trong xây dựng cơ bản). Nhờ đó đã góp phần tăng nhanh cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội. Ngồi ra, Nhà nước cũng có chính sách phân phối vốn cho sự nghiệp phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, đem lại những thành tựu đáng kể trong các lĩnh vực này.

b. Về tiền tệ

Do chiến thắng quá "thần tốc", nên sau khi giải phóng hồn tồn miền Nam, Chính phủ ta chưa có thời gian và điều kiện để chuẩn bị phát hành tiền cách mạng. Vì thế, vào ngày 9 tháng 5 năm 1975, Trung ương Cục có Chỉ thị số 03-CT/75 cho phép ở miền Nam vẫn được sử dụng các loại tiền của chế độ cũ để bảo đảm sinh hoạt bình thường. Sau đó ngày 6 tháng 6 năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Nghị định số 4.PCT cho phép Ngân hàng Quốc gia Việt Nam của chế độ cũ được hoạt động trong thời kỳ quân quản, làm ngân hàng trung ương của miền Nam. Đến ngày 14 tháng 6 năm 1975, Nghị định số 6-NĐ/75 ban hành, Ngân hàng Quốc gia Việt Nam được giao nhiệm vụ tổ chức việc thanh lý tài sản của các ngân hàng và tổ chức tín dụng tư nhân nhằm bảo vệ tài sản của nhà nước và người dân (Nguyễn Anh Huy, 2013, 460).

Do tình hình dần đi vào ổn định, nên đến ngày 21 tháng 9 năm 1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hồ miền Nam Việt Nam ra Quyết định số 12-QĐ cho phép Ngân hàng Quốc gia Việt Nam phát hành các

loại tiền Ngân hàng Việt Nam đã in từ 10 năm trước, đồng thời kê khai và thu đổi tiền của chính phủ Sài Gịn cũ. Cụ thể: từ Đà Nẵng vào Nam, cứ 1 đồng tiền cách mạng thu đổi 500 đồng tiền Sài Gòn cũ... Lúc này, hệ thống tiền giấy của Chính phủ Cách mạng lâm thời gồm 8 loại: 10 xu, 20 xu, 50 xu, 1 đồng, 2 đồng, 5 đồng, 10 đồng và 50 đồng. Về tiền đúc thì năm 1975-1976 phát hành tiền nhôm 1 xu, 2 xu và 5 xu có chữ "Ngân hàng Việt Nam".

Đến cuối năm 1975, đất nước tuy đã thống nhất nhưng tạm thời vẫn có hai chế độ tiền lưu hành song song, từ đèo Hải Vân trở ra Bắc thì dùng hệ thống tiền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, còn từ đèo Hải Vân trở vào thì dùng hệ thống tiền của Chính phủ Cách mạng lâm thời, với tỷ giá 1 đồng miền Bắc = 0,8 đồng miền Nam. Từ sau ngày 25 tháng 4 năm 1978, Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quyết định thống nhất tiền tệ trên cả nước. Vào ngày 3 tháng 5 năm 1978, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chính thức phát hành tiền mới gồm các loại giấy bạc mệnh giá: 5 hào, 1 đồng, 5 đồng, 10 đồng, 20 đồng và 50 đồng và tiền nhơm có các loại: 1 hào, 2 hào, 5 hào và 1 đồng. Hệ thống tiền mới này có giá trị tương đương hệ thống cũ, tức là: cứ 1 đồng tiền miền Bắc hoặc 0,8 đồng tiền miền Nam đổi được 1 đồng tiền mới. Từ đây, trên toàn lãnh thổ Việt Nam chỉ lưu hành một hệ thống tiền tệ duy nhất. Đến năm 1980-1981 ngân hàng phát hành thêm một số loại tiền giấy mới.

c. Về giá cả

Mặt bằng mức giá thu mua nông sản phẩm được thống nhất trên phạm vi cả nước. Để khuyến khích nơng nghiệp miền Nam phát triển nhà nước tiến hành thu mua nông sản của nông dân trên cơ sở định giá cao hơn mức giá ngày trước giải phóng. Đối với hàng vật tư phục vụ nông nghiệp, vẫn giữ mức giá ngày trước giải phóng và tiến hành bù lỗ (vì giá thu mua nơng sản tăng lên). Sang năm 1978, nhà nước quy định chỉ tiêu thu mua theo hợp đồng khoảng 90% số nông sản chủ yếu của các hợp tác xã và nơng dân, số cịn lại sẽ mua theo giá vượt kế hoạch (cao hơn từ 30-50% giá trong kế hoạch). Đến năm 1979, giá thu mua nông sản được điều chỉnh tăng lên từ 30-82%. Tuy nhiên cuối những năm 1970

tình hình thu mua lương thực ngày càng khó khăn do giá thu mua thấp hơn rất nhiều so với giá thị trường nên năm 1980, nhà nước thực hiện chính sách nghĩa vụ lương thực đối với các hợp tác xã (nghĩa vụ lương thực gồm có thuế và phần thu nhập mua theo hợp đồng), ngồi số nghĩa vụ, nơng sản được bán theo giá thỏa thuận.

Đối với giá bán buôn, nhà nước thực hiện thống nhất mức giá đối với một số tư liệu sản xuất chủ yếu và điều chỉnh giá nhiều loại vật tư cho phù hợp với giá thành sản xuất trong nước và nhập khẩu. Đối với giá hàng tiêu dùng, khi mới giải phóng, giá một số mặt hàng ở miền Nam thấp hơn miền Bắc. Do vậy, nhà nước đã quy định giá bán lẻ một số mặt hàng thiết yếu: gạo, vải, đường, sữa... Năm 1976, để cân bằng giá cả mặt hàng tiêu dùng, giá bán lẻ ở miền Nam đã được điều chỉnh tăng và giảm giá bán lẻ ở miền Bắc, tiến tới thống nhất giá bán lẻ trên toàn quốc. Đến năm 1980, giá bán lẻ đã được thống nhất trong cả nước với quy định: giữ ổn định giá bán lẻ những mặt hàng thiết yếu (lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vải, giấy...); thực hiện giá cung cấp và giá kinh doanh thương nghiệp đối với một số mặt hàng tiêu dùng quan trọng (xe đạp, thuốc lá, nước ngọt...); giá cao được áp dụng với những mặt hàng cao cấp (len, dạ...).

Tuy nhiên, càng ngày giá nhà nước càng cách xa giá thị trường tự do, giá bán hàng nhập trong nước thấp hơn rất nhiều so với giá vốn nhập hàng từ nước ngoài, do vậy mức bù giá trong ngân sách nhà nước càng cao. Điều này dẫn đến những hệ quả rất nặng nề: khơng kích thích được sản xuất, nhà nước không thu mua được sản phẩm nên khơng có khả năng phân phối trở lại cho người dân, ngân sách ngày càng cạn kiệt do phải bù lỗ quá nhiều, nợ nước ngoài gia tăng. Có thể nói, chính sách giá cả giai đoạn này đã trở nên lạc hậu, khơng đáp ứng được địi hỏi khách quan của sự phát triển kinh tế đất nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 127 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)