Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 148 - 154)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 V.I Lênin (2006), Toàn tập, tập 44, Nxb Chính trị Quốc gia, tr 344.

6.3.2. Một số kinh nghiệm

Những khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện cũng như bước đột phá trong đổi mới tư duy bắt nguồn từ thực tiễn 10 năm phát triển kinh tế đất nước 1976-1985 cho phép chúng ta rút ra một số kinh nghiệm quan trọng sau đây:

Thứ nhất, lịch sử phát triển của các hình thái kinh tế - xã hội cho

thấy quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là điều kiện tiên quyết cho một hình thái kinh tế - xã hội phát triển. Trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, chúng ta đã bỏ qua

nguyên lý này. Quan hệ sản xuất mới được xác lập đi quá xa so với trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp kém đã dẫn đến kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.

Thứ hai, những khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện của nền

kinh tế cho thấy việc xây dựng đường lối kinh tế không xuất phát từ thực tiễn mà bắt nguồn từ ý chí chủ quan sẽ gây ra hậu quả nặng nề. Do vậy xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng và hành động đúng quy luật khách quan là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng. Những đột phá từ cơ sở dẫn tới sự thay đổi trong tư duy và chính sách kinh tế thời kỳ 1976-1985 đã minh chứng điều này. Kết quả hiện tượng "xé rào" ở cơ sở đã góp phần quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề lý luận và thuyết phục những ai cịn hồi nghi về sự cần thiết phải đổi mới.

Thứ ba, khơng thể chủ quan nóng vội, đốt cháy giai đoạn trong quá

trình phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì chủ quan, nóng vội, nên chúng ta đã đặt ra mục tiêu quá cao trong công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam và phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước mà khơng tính đến thực trạng kinh tế - xã hội hiện thời. Không thể tiến nhanh tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội trong khi lực lượng sản xuất cịn ở trình độ rất thấp kém, cơ sở vật chất bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng thời kỳ 1976-1985.

Thứ tư, việc duy trì quá lâu cơ chế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu,

bao cấp đã gây tâm lý ỷ lại vào Nhà nước, làm hạn chế sự năng động, sáng tạo của các cơ sở sản xuất, kinh doanh và của người lao động; làm trầm trọng thêm tệ quan liêu, tăng hiện tượng tiêu cực trong quản lý và không tạo được động lực phát triển. Vì vậy cần đổi mới cơ chế quản lý kinh tế cho phù hợp với tình hình mới.

Thứ năm, trong điều hành kinh tế cần nhạy bén với cái mới. Những

sáng kiến từ địa phương ln có ý nghĩa rất quan trọng và cần được khẩn trương nghiêu cứu một cách nghiêm túc, khách quan để đưa ra quan điểm phù hợp với thực tiễn. Chính sự chậm chạp và trì trệ trong tư duy, đường lối, chính sách phát triển kinh tế thời kỳ này đã khiến các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất kinh doanh... phải "phá rào" để tự cứu lấy chính mình

nhưng vẫn phải làm "chui" vì khơng được cấp trên cơng nhận. Sự chậm trễ này khiến cho tình hình khủng hoảng kinh tế - xã hội trở nên trầm trọng và con đường đi đến quyết định đổi mới mất nhiều thời gian hơn.

Thứ sáu, cần mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế, tranh thủ sự đồng

tình, ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân thế giới, kết hợp sức mạnh của dân tộc với sức mạnh thời đại. Mở rộng quan hệ quốc tế theo hướng đa dạng hóa, đa phương hóa; mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế cần phải được thực hiện trên cơ sở giữ vững độc lập, tự chủ, bình đẳng và cùng có lợi; bên cạnh giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc, khai thác tốt các yếu tố thời đại kết hợp với sức mạnh của dân tộc.

Thứ bảy, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta cịn

thiếu hiểu biết và ít kinh nghiệm trong quản lý, vì thế cần chú ý tổng kết thực tiễn, nghiên cứu và vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của các nước khác vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Đồng thời, phải bám sát tình hình kinh tế đất nước, để kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm, từ đó đưa ra những quan điểm, cách làm mới, phù hợp với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Kết chương

Thời kỳ 1976-1985 Việt Nam đứng trước một cơ hội mới để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, sử dụng tiềm năng của hai miền để bổ sung cho nhau trong điều kiện thuận lợi cơ bản là có hịa bình. Tuy nhiên, do cả hai kế hoạch 5 năm 1976-1980 và 1981-1985 về cơ bản vẫn xây dựng trên nền tảng của cơ chế cũ là kế hoạch hóa tập trung, bệnh hành chính bao cấp nặng nề và kéo dài trong tất cả các khâu sản xuất, lưu thông, phân phối; do xuất phát điểm của nền kinh tế quá thấp, hậu quả chiến tranh nặng nề cùng với những sai lầm trong các chính sách tổng điều chỉnh giá - lương - tiền, đặc biệt là thất bại trong công cuộc đổi tiền tháng 9 năm 1985 khiến cho nền kinh tế - xã hội nước ta rơi vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng.

Song cũng chính từ trong cuộc khủng hoảng đó, chúng ta đã dần tìm ra bước đi, cách làm mới, từng bước giải quyết khủng hoảng. Những

bế tắc trong tư duy phát triển kinh tế từng bước được tháo gỡ bắt đầu từ Nghị quyết Trung ương 6 khóa IV (tháng 9 năm 1979). Sau đó hàng loạt các Chỉ thị, Quyết định của Đảng và Chính phủ (Chỉ thị 100-CT/TW, Quyết định 25/CP, Nghị quyết 26-NQ/TW...) được ban hành đã khắc phục được một phần những khó khăn, khủng hoảng của nền kinh tế. Vì vậy có thể nói, giai đoạn 1976-1985 là giai đoạn của những chuyển biến quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Từ thực tiễn 10 năm xây dựng và phát triển kinh tế cho thấy, chúng ta khơng thể tư duy giản đơn, nóng vội, gị ép phát triển theo lối suy nghĩ chủ quan mà không tuân theo những quy luật kinh tế căn bản. Những giải pháp mang tính chất tình thế, chắp vá, thiếu đồng bộ không thể khắc phục được triệt để những khuyết tật của mơ hình kinh tế kế hoạch hóa, tập trung đã trở nên lỗi thời và lạc hậu. Do vậy, đổi mới đường lối phát triển kinh tế là một tất yếu khách quan, xuất phát từ chính yêu cầu của thực tiễn. Cần phải có những giải pháp mang tính đồng bộ, sâu rộng và tuân theo quy luật kinh tế khách quan, để "cởi trói" và tạo điều kiện cho các ngành, các thành phần kinh tế phát triển.

Tài liệu tham khảo

[1] Phạm Minh Chính, Vương Qn Hồng (2009), Kinh tế Việt Nam,

thăng trầm và đột phá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[2] Trần Đức Cường (Chủ biên) (2017), Lịch sử Việt Nam, tập 14, từ năm 1975 đến năm 1986, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

[3] Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh Hưng (Đồng chủ biên, 2013), Giáo trình lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 37, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng tồn tập, tập 41, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 43, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[7] Nguyễn Anh Huy (2013), Lịch sử tiền tệ Việt Nam (Sơ trung và

lược khảo), Nxb. Văn hóa - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh.

[8] Đặng Phong (2008), Tư duy kinh tế Việt Nam (Chặng đường gian

nan và ngoạn mục: 1975-1989), Nxb. Tri thức.

[9] Đặng Phong (2008), "Phá rào" trong kinh tế vào đêm trước đổi

mới, Nxb. Tri thức.

[10] Võ Văn Sen (2017), Lịch sử kinh tế Việt Nam, Nxb. Đại học

Quốc gia, Tp. Hồ Chí Minh.

[11] Thng Tien Tat (2016), Lịch sử tiền giấy Việt Nam - Những câu

chuyện chưa kể, Nxb. Văn hóa - Văn nghệ.

[12] Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nơng nghiệp ở Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[13] Trần Văn Thọ (Chủ biên, 2000), Kinh tế Việt Nam 1955-2000 tính tốn mới, phân tích mới, Nxb. Thống kê, Hà Nội.

[14] Tổng cục Thống kê, Vụ Tổng hợp và Thống kê (2000), Số liệu

thống kê kinh tế - xã hội Việt Nam 1975-2000, Nxb. Thống kê.

[15] Viện nghiên cứu Tài chính - Bộ tài chính (2001), Tài chính Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử, Nxb. Tài chính.

[16] Viện kinh tế học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam (1990),

45 năm kinh tế Việt Nam (1945-1990), Nxb. Khoa học Xã hội Hà Nội,

Nxb. Sự thật, Hà Nội.

[17] Ngơ Dỗn Vịnh (2013), Giải thích thuật ngữ trong nghiên cứu phát triển (bối cảnh và điều kiện của Việt Nam), Nxb. Chính trị Quốc gia

Nội dung ơn tập

[1] Đường lối kinh tế của Đảng ta trong thời kỳ 1976-1985.

[2] Chính sách kinh tế và kết quả thực hiện trong giai đoạn 1976-1980. [3] Chính sách kinh tế và kết quả thực hiện trong giai đoạn 1981-1985.

Nội dung thảo luận

[1] Nguyên nhân dẫn đến những yếu kém của nền kinh tế Việt Nam trước thời kỳ đổi mới.

[2] Những kinh nghiệm rút ra từ thời kỳ 1976-1985 cho sự phát triển kinh tế nước ta thời kỳ đổi mới.

Chương 7

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 148 - 154)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)