Về sau nhìn lại thì thấy kế hoạch này chưa được cụ thể hóa, mới mang tính chất phương hướng Song, một số địa phương đã áp dụng kế hoạch hóa một cách cứng nhắc, đặt ra chỉ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 28 - 29)

hướng. Song, một số địa phương đã áp dụng kế hoạch hóa một cách cứng nhắc, đặt ra chỉ tiêu cụ thể: sản xuất lúa phải tăng 10% so với thu hoạch bình thường, tập trung vào ba loại cây: bông, lạc, đỗ; đặc biệt chú trọng sản xuất bông; trâu bò tăng từ 10-15%, mỗi nhà cấy 1 ha, nuôi 1 con lợn, 10 con gà... Trong điều kiện kháng chiến, kế hoạch hóa như vậy là khơng thích hợp.

+ Về cơng nghiệp

Cơng nghiệp quốc phịng được chú trọng phát triển do nhu cầu của cuộc kháng chiến. Từ năm 1951 đến 1953, từ Liên khu IV trở ra đã sản xuất được 1.310 tấn vũ khí, đạn dược. Phong trào phát minh sáng chế được đẩy mạnh, trong 8 năm kháng chiến (1947-1954), ngành quân giới đã có tới 45.456 sáng kiến, tiết kiệm được 2.954 triệu đồng cho Chính phủ. Cơng nghiệp quốc phịng đã sản xuất được các loại vũ khí mới (súng SKZ, súng phóng bom, súng Badơka, súng cối) và có sự tăng trưởng mạnh mẽ1.

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp từ năm 1951 trở đi đều có chuyển biến lớn. Công nghiệp dân dụng phục vụ kháng chiến được mở mang, đó là khai thác than, khai thác khống sản, ngành cơ khí, hóa chất, cơng nghiệp nhẹ, sản xuất hàng tiêu dùng (giấy, xà phòng, diêm, thuốc lá). Các cơ sở sản xuất tiểu thủ cơng nghiệp tư nhân được khuyến khích phát triển. Trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn, các địa phương trong cả nước đều đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, đảm bảo nhu cầu tối thiểu cho cán bộ, bộ đội và nhân dân. Các tỉnh Liên khu IV mở thêm nhiều xưởng sản xuất giấy, xà phịng, xưởng dệt, phát triển các khung dệt gia đình, khuyến khích nghề ươm tơ, dệt lụa. Liên khu V mở rộng diện tích trồng bơng, phát triển mạnh nghề dệt lụa, dệt vải. Các tỉnh ở Nam bộ tiếp tục phát triển nghề dệt vải, chiếu, làm nước mắm, làm đường, xà phòng, sản xuất giấy gòn, giấy sáp và nhiều thứ thuốc chữa bệnh.

+ Về nơng nghiệp

Từ năm 1952, Đảng và Chính phủ đã phát động cuộc vận động toàn dân tăng gia sản xuất và tiết kiệm. Phong trào sản xuất và tiết kiệm được nhân dân hưởng ứng rộng rãi. Cán bộ các cơ quan, xí nghiệp, học sinh và quân đội cũng tham gia sản xuất lương thực và thực phẩm.

Tháng 3 năm 1952, Chính phủ ban hành Điều lệ tạm thời về sử dụng công điền công thổ, dựa trên nguyên tắc chia cấp công điền một cách cơng bằng, dân chủ và có lợi cho nơng dân nghèo. Phong trào hợp tác xã

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 28 - 29)