Tình hình trong nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 115 - 118)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1976 ‐ 1985) 

6.1.1.2. Tình hình trong nước

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội từ nền kinh tế phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, với rất nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất - kỹ thuật lạc hậu: tuyệt đại bộ phận là lao động thủ công, năng suất thấp, phân công lao động chưa phát triển, cơ cấu kinh tế mất cân đối, quản lý còn non yếu... Đây là những khó khăn lớn, rất căn bản nhưng khơng dễ giải quyết.

Hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh khiến nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất bị tàn phá nghiêm trọng. Ngay sau khi chiến tranh kết thúc, chính quyền Pol Pot đã cho quân tiến đánh nhiều nơi trên lãnh thổ Việt Nam. Đến năm 1977-1978, toàn bộ tuyến biên giới Tây Nam bị

quân Pol Pot đánh phá. Lính Khơme đỏ đã tấn cơng vào hầu khắp các xã biên giới, nã đạn pháo hàng ngày vào lãnh thổ Việt Nam, tàn sát hàng ngàn đồng bào, phá hủy nhiều cơ sở kinh tế của ta. Cuối năm 1978, Việt Nam đưa quân sang Campuchia để giúp nhân dân nước bạn thoát khỏi ách thống trị của chính quyền Pol Pot. Việc duy trì một số lượng quân khá lớn ở trong nước và ở Campuchia là một gánh nặng kinh tế đè lên ngân sách quốc gia bấy giờ. Tiếp sau chiến tranh biên giới Tây Nam, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc (tháng 2 năm 1979) gây thêm cho Việt Nam nhiều tổn thất nặng nề về người và của. Tuy vậy, những khó khăn trên khơng ngăn được quyết tâm phát triển kinh tế, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Niềm vui khi đất nước được hịa bình, thống nhất, non sông thu về một mối là điều kiện hết sức thuận lợi để Việt Nam phát huy sức mạnh toàn dân tộc, tập trung mọi nguồn lực cho phát triển kinh tế. Nước ta cịn có những tiềm năng lớn, thuận lợi cho phát triển kinh tế như: tài nguyên phong phú, đất đai màu mỡ, nguồn lao động dồi dào...

Trước những khó khăn, thuận lợi đó, cả nước bắt tay vào cơng cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phát triển kinh tế với khí thế và quyết tâm đạt kết quả cao nhất.

6.1.2. Đường lối kinh tế

Mơ hình kinh tế xuyên suốt thời kỳ 1976-1985 được Đảng ta xác định là mơ hình kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Mơ hình này được cụ thể hóa qua hai kỳ đại hội của Đảng là Đại hội IV (tháng 12 năm 1976) và Đại hội V (tháng 3 năm 1982). Tại Đại hội IV, chủ trương chung phát triển kinh tế được xác định là: "Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu công - nông nghiệp, vừa xây dựng kinh tế trung ương, vừa phát triển kinh tế địa phương trong cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và

hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 37, 2004, 653].

Đường lối kinh tế của Đại hội Đảng lần thứ IV thực chất vẫn là sự tiếp tục đường lối kinh tế của Đại hội III (năm 1960) với 3 nội dung cơ bản: 1) Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật thơng qua cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa bằng cách ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ; 2) Hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, tiếp tục củng cố và hoàn thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa theo hướng mở rộng kinh tế quốc doanh và hợp tác xã; 3) Tiếp tục xây dựng cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp.

Đảng ta cũng xác định thời gian để hồn thành về cơ bản q trình đưa nền kinh tế từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong khoảng hai mươi năm và sẽ được thực hiện lần lượt thông qua các kế hoạch 5 năm, bắt đầu từ kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976-1980). Tuy nhiên, trong quá trình triển khai kế hoạch 5 năm lần thứ hai với đường lối phát triển nêu trên, kinh tế nước ta không những tăng trưởng rất chậm mà đã xuất hiện "tình trạng khủng hoảng và ách tắc bao trùm toàn bộ nền kinh tế" [Đặng Phong, 2008, 32]. Sản xuất đình trệ, lưu thơng ách tắc, giá cả "leo thang", đời sống nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.

Trước tình hình đó trên cơ sở đánh giá những thành tựu, hạn chế và khó khăn của nền kinh tế, Đại hội V của Đảng đã phản ánh một bước tiến khiêm tốn, dè dặt trong việc tìm kiếm biện pháp để khắc phục tình trạng bế tắc của mơ hình kinh tế tập trung, bao cấp. Đại hội đã chỉ ra nguyên nhân của những khó khăn đó một phần bắt nguồn từ việc "chưa thấy hết những khó khăn, phức tạp của con đường đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến... chúng ta đã chủ quan, nóng vội đề ra một số chỉ tiêu quá lớn về quy mô và quá cao về tốc độ xây dựng cơ bản và phát triển sản xuất..." [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 43, 2006, 49]. Từ đó, Đại hội đề ra đường lối phát triển kinh tế trong chặng đường trước mắt (bao gồm giai đoạn 5 năm 1981-1985 và kéo dài đến 1990): "Trong 5 năm 1981-1985 và những năm 80, cần tập trung sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp

một bước lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng trong cơ cấu công - nông nghiệp hợp lý" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 43, 2006, 71].

Điểm mới trong chủ trương, đường lối phát triển kinh tế của Đảng giai đoạn 1981-1985 so với giai đoạn trước là: thứ nhất, điều chỉnh mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp, giữa công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ trong nội dung cơng nghiệp hóa; thứ hai, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa đã chú ý tiến hành bằng các hình thức thích hợp; thứ ba, trong quản lý kinh tế đã có một số cải tiến theo hướng mở rộng quyền tự chủ cho các xí nghiệp quốc doanh và cho các hợp tác xã. Tuy vậy, Đảng vẫn chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần và xóa bỏ cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp; vẫn chưa tìm được lối thốt cho nền kinh tế đang trong thời kỳ khủng hoảng. Về cơ bản, đường lối kinh tế nước ta trong giai đoạn này chưa có sự thay đổi về chất.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 115 - 118)