Trong lĩnh vực công nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 122 - 125)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp, Báo Nhân dân ngày 2/4/988.

6.2.1.2. Trong lĩnh vực công nghiệp

Nhiệm vụ phát triển công nghiệp trong kế hoạch 5 năm lần 2 là: 1) Tiếp tục thực hiện đường lối cơng nghiệp hóa và xây dựng một bước cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế mới công - nông nghiệp; 2) Khôi phục và phát triển sản xuất công nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu trang thiết bị và các hàng hóa tiêu dùng cho nhân dân; 3) Thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp miền Nam, thống nhất quản lý và tổ chức cơng nghiệp trong cả nước.

Sau giải phóng, cơng nghiệp miền Nam đình đốn, một phần vì thiếu nguyên vật liệu và phụ tùng thay thế (những thứ trước đây vốn do nhập khẩu mà có), một phần do thái độ bất hợp tác của giai cấp tư sản đối với cải tạo. Vì vậy, mục tiêu khẩn trương tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp ở miền Nam được đặt ra. Tuy vậy, giai cấp tư sản miền Nam có thực lực kinh tế và kinh nghiệm hoạt động nên cải tạo công nghiệp ở miền Nam khó hơn miền Bắc (miền Nam có khoảng 2 vạn nhà tư sản, gấp 10 lần ở miền Bắc trước đây, thêm vào đó vốn và tài sản của họ cũng nhiều hơn).

Tháng 9 năm 1975 chiến dịch cải tạo tư sản miền Nam lần 1 được tiến hành với mục tiêu hồn thành việc xóa bỏ giai cấp tư sản mại bản, tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh. Tháng 12 năm 1976 tiếp tục thực hiện Chiến dịch cải tạo tư sản lần 2. Bộ Chính trị chủ trương hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công thương nghiệp tư bản tư doanh miền Nam trong 2 năm 1977-1978. Thực hiện chủ trương này, công cuộc cải tạo công nghiệp tư bản tư doanh ở miền Nam được thực hiện khẩn trương, nhanh chóng thơng qua các bước sau: Thứ nhất, quốc hữu hóa và chuyển thành xí nghiệp quốc doanh đối với những cơ sở cơng nghiệp của tư sản mại bản và tư bản công nghiệp lớn chạy ra nước ngoài. Thứ hai, đối với các tư bản nhỏ và vừa, một số chuyển thành các xí nghiệp quốc doanh cịn đa số chuyển thành công tư hợp doanh. Tổ chức lại các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở những vùng tập trung và trong những ngành quan trọng; có một bộ phận đưa vào hợp tác xã. Thứ ba, đối với tiểu thủ công nghiệp, tổ chức thành các hợp tác xã và các tổ sản xuất.

Trong năm 1976, tư sản mại bản và tư sản lớn trong cơng nghiệp bị xóa bỏ. Năm 1978, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Hội nghị Tổng kết cải tạo công thương nghiệp nhận định: nhiệm vụ cải tạo tư sản cơng nghiệp vừa và nhỏ, trong đó có việc xóa bỏ sự lũng đoạn của tư sản người Hoa về cơ bản đã hoàn thành. Đến tháng 5 năm 1979, tất cả các xí nghiệp công quản ở miền Nam trước đây đã được chuyển thành xí nghiệp quốc doanh. Tuy nhiên về thực chất, công cuộc cải tạo này mới chỉ xóa bỏ quan hệ sản xuất cũ trong cơng nghiệp về mặt hình thức mà chưa xác lập được quan hệ sản xuất mới trên thực tế.

Do đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với công nghiệp ở miền Nam và sự đầu tư xây dựng mới trên phạm vi toàn quốc, số lượng cơ sở quốc doanh và công tư hợp doanh nước ta đã tăng lên nhanh chóng, từ 2.021 xí nghiệp năm 1976 lên 2.538 xí nghiệp năm 1980, chủ yếu là tăng số lượng các xí nghiệp thuộc nhóm A (cơng nghiệp nặng). Các xí nghiệp nhóm B (cơng nghiệp nhẹ) chỉ tăng từ 945 xí nghiệp lên 1.080 xí nghiệp. Tuy nhiên, các xí nghiệp này khơng có mấy cơ hội phát huy tính chủ động của mình trong sản xuất kinh doanh vì "cơ chế kế hoạch hóa tập trung và quản lý của Nhà nước vẫn còn rất mạnh" [GS.TSKH. Trần Văn Thọ, 2000, 139]. Do vậy, số lượng xí nghiệp tăng nhanh nhưng kết quả sản xuất tăng không tương xứng.

Trong giai đoạn 1976-1980, nhiều cơng trình được đầu tư xây dựng nhằm mục tiêu phát triển lâu dài: cầu Thăng Long, cầu Chương Dương, thủy điện Hịa Bình, nhiệt điện Phả Lại, xi măng Hoàng Thạch, xi măng Bỉm Sơn... Một số cơng trình loại nhỏ cũng được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ cho công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế ngay trong kế hoạch 5 năm lần thứ hai: nhà máy chè đen Cửu Long, nhà máy ván sợi ép Việt Trì, nhà máy Cơ khí trung tâm Cẩm Phả, nhà máy chế tạo bơm thuốc trừ sâu Bắc Hà, nhà máy giấy Bãi Bằng... Những cơng trình này đã làm gia tăng cơ sở vật chất của nền kinh tế quốc dân, đáp ứng được một phần nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, đầu tư của Nhà nước cho công nghiệp rất lớn (chiếm 35,5% tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản) và không ngừng tăng lên qua các năm nhưng sản xuất công nghiệp lại tăng rất chậm.

Trong 3 năm đầu 1976-1978 sản xuất công nghiệp phát triển tương đối đều, năm 1978 phát triển cao nhất, so với năm 1976 đạt 118,2%. Sau đó giảm xuống, năm 1980 chỉ cịn bằng 102,5% so với năm 1976. Tính chung trong giai đoạn 1976-1980, tốc độ tăng bình quân hàng năm của công nghiệp chỉ đạt 0,6% thậm chí có xu hướng giảm (năm 1977 tăng 10,8%, năm 1978 tăng 8,2%, năm 1979 tăng 4,7%, năm 1980 tăng 10,3%). Do vậy, các mục tiêu phát triển công nghiệp được đặt ra trong Đại hội IV đều không đạt. Cụ thể: cơ khí đạt 80%, điện 72%, than 52%, gỗ tròn 45%, cá biển 40%, vải lụa 39%, giấy 37%, xi măng 32%,

phân hóa học 28%. Nhiều cơng trình quy mơ lớn được đầu tư để phục vụ cho phát triển công nghiệp nặng, nhưng hết kế hoạch 5 năm hầu hết các cơng trình này vẫn còn dang dở, chưa đi vào hoạt động. Trong khi đó, cơng nghiệp nhẹ chưa được chú trọng đúng mức nên dẫn đến tình trạng thiếu nguyên, nhiên liệu, công suất hoạt động chỉ đạt 30-50%. Đáng chú ý là công nghiệp trung ương giảm sút nhiều, hàng năm giảm 4% do thiếu nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)