Cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 160 - 163)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 ‐ 2016) 

7.1.2.3. Cơ cấu kinh tế

a. Khôi phục, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần

Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn khẳng định chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.Tuy nhiên nhận thức về các thành phần và vai trò của chúng có sự biến đổi theo hướng ngày càng được hoàn thiện, phản ánh sát với quy luật vận động của lý luận và thực tiễn kinh tế của nước ta.

Trong Đại hội VI, Đảng ta chỉ ra 5 thành phần kinh tế tồn tại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đó là: kinh tế xã hội chủ nghĩa; kinh tế tiểu sản xuất hàng hóa; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức, mà hình thức cao là cơng tư hợp doanh; kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc trong một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số. Quan điểm này tiếp tục được khẳng định qua các kỳ đại hội từ 1986 đến nay; nhưng về số lượng và tên gọi của các thành phần kinh tế thì có sự thay đổi nhất định. Kế thừa tinh thần Đại hội VI, Đại hội VII xác định nền kinh tế nước ta gồm có các thành phần: kinh tế quốc doanh, tập thể, cá thể, tư nhân và tư bản nhà nước. Đại hội VIII tiếp tục khẳng định nền kinh tế nhiều thành phần: kinh tế nhà nước; hợp tác xã; tư bản nhà nước; cá thể, tiểu chủ và tư bản tư nhân. Đến Đại hội IX, tiếp tục khẳng định sự tồn tại của các thành phần: kinh tế nhà nước; tập thể; cá thể, tiểu chủ; tư bản tư nhân; tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Đại hội X khẳng định, nền kinh tế nước ta bao gồm 5 thành phần, đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Văn kiện Đại hội XI đề cập đến 4 thành phần, đó là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân và kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi. Đến Đại hội XII thì khơng nêu các thành phần kinh tế cụ thể, mà chỉ tiếp tục khẳng định nước ta có nhiều thành phần kinh tế; đồng thời chỉ rõ: "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế" [Văn kiện Đại hội XII, 2016, 103].

Như vậy, từ Đại hội VI, Đảng ta quyết định khôi phục lại và xây dựng, phát triển một nền kinh tế có nhiều thành phần. Đây là sự đổi mới căn bản về chất đối với nền kinh tế nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội, từ một nền kinh tế chỉ có hai thành phần nay là một nền kinh tế có nhiều thành phần. Về thực chất quan điểm này là sự tiếp tục nhiệm vụ cải tạo xã hội chủ nghĩa, nó ln được khẳng định là một nội dung - một chiến lược quan trọng trong xây dựng, phát triển nền kinh tế thời kỳ đổi mới. Chỉ có điều, ở mỗi kỳ đại hội, việc xác định có bao nhiêu thành phần kinh tế cụ thể thì có sự thay đổi. Sự thay đổi này phản ánh quá trình nhận thức của Đảng ta về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ngày càng hoàn thiện, phù hợp hơn với thực tiễn kinh tế đất nước.

Bên cạnh việc xác định xây dựng, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần Đảng ta còn chỉ rõ các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật và là những bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Để đảm bảo định hướng xã hội chủ nghĩa Đảng ta còn xác định rõ vai trò của kinh tế Nhà nước: "Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế cùng phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân" [Văn kiện Đại hội đại X, 2006, 83].

b. Cơ cấu ngành kinh tế

Trước đổi mới, Đảng ta chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp tiên tiến, hiện đại. Đến Đại hội VI, cơ cấu kinh tế đã được điều chỉnh theo hướng thiết thực, phù hợp hơn; đó là tập trung xây dựng và thực hiện ba chương trình kinh tế lớn: lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; đưa nơng nghiệp lên vị trí hàng đầu; nhấn mạnh vai trị của cơng nghiệp nhẹ, tiểu thủ cơng nghiệp; cịn cơng nghiệp nặng phát triển có chọn lọc, phù hợp, nhằm phục vụ đắc lực cho ba chương trình kinh tế lớn. Từ Hội nghị Trung ương 6 khóa VI (họp ngày 19 tháng 3 năm 1989), dịch vụ được đưa vào cơ cấu các ngành kinh tế và được xác định là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Đây là bước tiến quan trọng trong tư duy về xây dựng cơ cấu kinh tế.

Đại hội VII, Đảng ta chủ trương điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh ba chương trình kinh tế với nội dung cao hơn trước và từng bước xây dựng cơ cấu kinh tế mới theo u cầu cơng nghiệp hóa; đẩy nhanh nhịp độ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật. Yêu cầu đặt ra đối với cơng nghiệp hóa giai đoạn này khơng chỉ đơn thuần là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của công nghiệp trong nền kinh tế mà là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với quá trình đổi mới căn bản về công nghệ. Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa

xã hội xác định rõ: khi kết thúc thời kỳ quá độ, hình thành về cơ bản nền

kinh tế công nghiệp với cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp - dịch vụ gắn với phân công và hợp tác kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.

Từ Đại hội VIII (tháng 6 năm 1996), Đảng ta chủ trương phát triển tồn diện nơng, lâm, ngư nghiệp gắn với cơng nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản; phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; mở rộng thương nghiệp, du lịch và dịch vụ. Điểm mới trong nhận thức về cơ cấu kinh tế là phát triển nhanh các hoạt động dịch vụ, đặc biệt là du lịch và thương mại, nhằm từng bước đưa nước ta trở thành một trung tâm du lịch, thương mại - dịch vụ có tầm cỡ trong khu vực. Đại hội IX chủ trương đưa nông, lâm, ngư nghiệp phát triển lên một trình độ mới bằng ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ sinh học. Với cơng nghiệp thì vừa phát triển các ngành sử dụng nhiều lao động, vừa đi nhanh vào một số ngành, lĩnh vực có cơng nghệ hiện đại, công nghệ cao. Phát triển mạnh và nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ (thương mại, thương mại điện tử, vận tải, bưu chính - viễn thơng, du lịch, tài chính, ngân hàng, v.v...). Sớm phổ cập tin học và Mạng thông tin quốc tế (Internet) trong đời sống kinh tế - xã hội.

Cơ cấu lại nền kinh tế là một chủ trương lớn, quan trọng của Đại hội XI. Theo đó, thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế mà trọng tâm là cơ cấu các ngành sản xuất, dịch vụ, phù hợp với từng vùng được quan tâm đặc biệt. Trong đó, phát triển cơng nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một nước công nghiệp và nâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế; phát triển nơng - lâm - ngư nghiệp tồn diện theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; phát triển các ngành dịch vụ,

nhất là dịch vụ tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch và các dịch vụ có giá trị gia tăng cao.

Tiếp tục chủ trương đó, Đại hội XII nêu ra các định hướng và giải pháp nhằm cơ cấu lại nền kinh tế. Đảng ta khẳng định rõ: tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cơ cấu lại đồng bộ tổng thể nền kinh tế và các ngành, các lĩnh vực, gắn với đổi mới mơ hình tăng trưởng, tập trung vào các lĩnh vực quan trọng. Cụ thể là cơ cấu lại nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới; đẩy mạnh lại cơ cấu cơng nghiêp tạo nền tảng cho q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh các ngành dịch vụ... Đây là một quá trình liên tục, thường xuyên, vừa cấp bách trước mắt, vừa lâu dài; theo phương hướng cơ cấu kinh tế vừa khai thác lợi thế cạnh tranh hiện có, vừa tạo điều kiện để hình thành và xây dựng các lợi thế cạnh tranh trong tương lai ở một số ngành công nghệ cao, công nghiệp hiện đại, ngành dịch vụ có tiềm năng để đưa nền kinh tế của nước ta đạt trình độ phát triển cao hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 160 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)