Hội nhập kinh tế quốc tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 165 - 167)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 ‐ 2016) 

7.1.2.5. Hội nhập kinh tế quốc tế

Đại hội VI khẳng định cùng với việc mở rộng xuất nhập khẩu, tranh thủ vốn viện trợ và vay dài hạn cần vận dụng nhiều hình thức đa dạng để phát triển kinh tế đối ngoại; thực hiện "mở cửa" để thu hút vốn và kỹ thuật nước ngồi, đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại. Đại hội VII là cột mốc đánh dấu những chuyển biến quan trọng có tính đột phá về nền kinh tế mở: "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới, phấn đấu vì hồ bình, độc lập và phát triển" [Văn kiện Đảng, Toàn tập, tập 52, 2007, 134]. Ý nghĩa của những đổi mới quan điểm và chủ trương về hội nhập kinh tế trên đây là hết sức to lớn trong bối cảnh mới của công cuộc đổi mới đất nước: phá thế

bao vây cấm vận, thiết lập và tái thiết lập các quan hệ với các quốc gia và tổ chức quốc tế, mở đường cho những bước đổi mới tiếp theo.

Bước sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập được Đảng ta nhấn mạnh hơn: "Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế" [Văn kiện Đại hội lần thứ IX, 2003, 166]. Để cụ thể hóa tinh thần này, ngày 27 tháng 11 năm 2001, Bộ Chính trị khóa IX đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW "Về hội nhập kinh tế quốc tế". Nghị quyết đã nêu những quan điểm cơ bản chỉ đạo tiến hành hội nhập kinh tế quốc tế: Hội nhập kinh tế quốc tế là sự nghiệp của toàn dân; là quá trình vừa hợp tác, vừa đấu tranh và cạnh tranh, vừa có nhiều cơ hội, vừa khơng ít thách thức; cần tranh thủ những ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường; kết hợp chặt chẽ quá trình hội nhập kinh tế quốc tế với yêu cầu giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tinh thần chủ động hội nhập quốc tế được đại hội X phát triển và nâng lên một bước cao hơn: "Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực khác" [Văn kiện Đại hội X, 2006, 112]. Tư duy nhận thức của Đảng về hội nhập đã có bước phát triển tồn diện hơn trước. Khẳng định và làm sâu sắc hơn tinh thần này, ngày 10 tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 22/NQ-TW "Về hội nhập quốc tế". Đây là văn kiện quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, làm rõ và thống nhất nhận thức về hội nhập quốc tế trong tình hình mới. Nghị quyết xác định rõ hội nhập quốc tế được triển khai sâu rộng trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt, hội nhập kinh tế phải gắn với u cầu đổi mới mơ hình tăng trưởng và tái cơ cấu nền kinh tế. Trong bối cảnh mới, đại hội XII đã nâng mục tiêu đối ngoại lên một tầm cao mới theo tinh thần "Bảo đảm lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc..., thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển;... chủ động và tích cực hội nhập quốc tế" [Văn kiện Đại hội XII, 2016, 153]. Những chủ trương này nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại quốc tế và thu hút đầu tư của nước ngoài, kết hợp các nguồn lực bên trong với bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 165 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)