Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 207-208 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đã tăng hạng đứng thứ 55/37 nền kinh tế So với các quốc gia trong

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 186 - 190)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 Theo Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu 207-208 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), Việt Nam đã tăng hạng đứng thứ 55/37 nền kinh tế So với các quốc gia trong

(WEF), Việt Nam đã tăng hạng đứng thứ 55/137 nền kinh tế. So với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam vẫn xếp sau Singapore (3/137), Malaysia (23/137), Thái Lan (32/137), Indonesia (36/137).

hạn chế. Ở cấp doanh nghiệp và sản phẩm, do chi phí sản xuất cịn khá

cao, chất lượng lao động và năng suất lao động thấp đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường. Quy mô nền kinh tế nước ta còn nhỏ bé so với một số nước trong khu vực. Tuy tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng với quy mơ cịn nhỏ nên nguy cơ tụt hậu về kinh tế giữa nước ta với các nước trong khu vực còn khá lớn. Tăng trưởng kinh tế xã hội chưa đi đôi với phát triển bền vững về môi trường.

- Thứ ba, các tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội vẫn còn yếu kém,

thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Tỷ lệ tích lũy nội

bộ nền kinh tế để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa cịn thấp; các cân đối vĩ mô của nền kinh tế thiếu vững chắc, chưa đủ sức cơ cấu lại nền kinh tế, trong khi việc sử dụng các nguồn lực phát triển cịn lãng phí, phân tán, hiệu quả chưa cao. Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng cịn nhiều yếu kém, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là cơ sở hạ tầng giao thông, vận tải. Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Thể chế kinh tế chậm đổi mới, hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và cải cách hành chính diễn ra chậm, bộ máy vận hành chưa hiệu quả.

- Thứ tư, kinh tế đối ngoại còn nhiều hạn chế, hội nhập kinh tế quốc tế còn chậm. Kinh doanh xuất, nhập khẩu gặp nhiều khó khăn. Thị

trường xuất khẩu bị cạnh tranh quyết liệt, rào cản kỹ thuật ngày càng khắt khe; những hạn chế trong các khâu tạo nguồn hàng, chế biến nâng cao chất lượng sản phẩm đã làm cho hàng hóa xuất khẩu nước ta kém sức cạnh tranh; cơ cấu hàng nhập khẩu chậm thay đổi, tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thơ vẫn cịn lớn; quy mơ xuất khẩu cịn nhỏ bé. Bên cạnh đó, việc kết hợp phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề môi trường và xã hội cịn nhiều hạn chế. Cịn có khoảng cách giữa đổi mới chính sách kinh tế và đổi mới chính sách văn hóa, xã hội; khoảng cách giữa các vùng và các tầng lớp dân cư ngày càng chênh lệch, nhiều vấn đề xã hội bức xúc chậm được giải quyết. Mức độ chênh lệch khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng.

7.2.2.2. Một số kinh nghiệm

Từ thực tiễn những năm đổi mới vừa qua, có thể rút ra một số kinh nghiệm chủ yếu sau đây:

- Một là, đổi mới và hội nhập quốc tế không phải là từ bỏ con đường

đi lên chủ nghĩa xã hội mà là phải nhận diện đúng về bản chất kinh tế của chủ nghĩa xã hội gắn với các quy luật trong phát triển kinh tế, từ đó lựa chọn hình thức, bước đi phù hợp đem đến thành công.

- Hai là, khi cơng cuộc đổi mới đi vào chiều sâu thì cần quan tâm

nhiều hơn đến các vấn đề: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa theo mơ hình rút ngắn; cơng nghiệp hóa phát huy lợi thế so sánh trong hội nhập; tăng trưởng kinh tế bền vững; những biến động kinh tế thế giới; cần tăng cường chức năng định hướng, điều tiết của Nhà nước trong phát triển kinh tế thị trường.

- Ba là, xây dựng Nhà nước mạnh, hiện đại làm tốt chức năng định

hướng, điều tiết nền kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện công bằng và bảo đảm an sinh xã hội là hết sức quan trọng. Việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư kinh doanh, có chính sách kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế theo hướng bền vững.

Kết chương

Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam có bước phát triển vượt bậc, đạt những thành tựu to lớn. Nhờ đó Việt Nam đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội và tình trạng kém phát triển để trở thành nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình. Trong ba thập niên qua, Việt Nam đạt mức tăng trưởng khá, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước hình thành, phát triển. Các ngành kinh tế có những thành tựu đáng kể và có sự chuyển dịch cơ cấu theo chiều hướng tiến bộ. Trong các ngành thì nơng nghiệp có bước tiến ngoạn mục trong thời kỳ đầu đổi mới. Nhờ nông nghiệp phát triển mạnh, kinh tế - xã hội

dần được ổn định sau những năm khủng hoảng. Công nghiệp, xây dựng cơ bản và các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ đều có thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế nước ta ngày càng hội nhập sâu và đầy đủ hơn vào nền kinh tế thế giới.

Có được những thành tựu này là do sự nỗ lực của toàn dân, song nhân tố hàng đầu có tầm quan trọng và mang tính quyết định nhất phải kể đến là đường lối, chính sách kinh tế của Đảng, Nhà nước. Xuất phát từ Đại hội Đảng lần thứ VI, qua các kỳ đại hội, đường lối, chính sách đổi mới kinh tế ngày càng được hồn thiện. Hệ thống đường lối, chính sách này đã phát huy tác dụng to lớn khai thông những bế tắc, khai thác và phát huy được các nguồn lực từ bên trong và bên ngoài để thúc đẩy nền kinh tế đạt được những thành quả to lớn.

Tuy vậy, trong 30 năm phát triển vừa qua, bên cạnh những thành tựu khơng thể phủ nhận thì nền kinh tế nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém. Đó là sự phát triển chưa bền vững, chưa tương xứng với tiềm năng, yêu cầu và thực tế của nguồn lực được huy động. Đặc biệt trong thời gian 10 năm gần đây, kinh tế vĩ mơ có những thời điểm thiếu ổn định, tốc độ tăng trưởng bị suy giảm, chậm phục hồi. Nhìn chung chất lượng, hiệu quả, năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp. Chiến lược cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước theo mục tiêu đề ra đến năm 2020 nước ta trở thành nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại gặp khó khăn, buộc phải điều chỉnh mục tiêu. Nguyên nhân của những tồn tại, yếu kém có nhiều, xuất phát từ cả bên trong và bên ngoài nền kinh tế, đặc biệt có những tác động bất lợi trên thế giới tạo nên.

Để khắc phục, giải quyết những tồn tại yếu kém trên đây, tiếp tục đưa nền kinh tế đi lên, tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ XII (2016) đã nêu ra quan điểm, phương hướng phát triển là tiếp tục đổi mới và sáng tạo trong lãnh đạo quản lý phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Xây dựng nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ, hiệu quả theo quy luật kinh tế thị trường và cạnh tranh bình đẳng, minh bạch.

Phát triển nhanh, bền vững trên cơ sở ổn định kinh tế vĩ mô và không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh. Phát triển hài hoà giữa chiều rộng và chiều sâu, chú trọng phát triển chiều sâu; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế xanh. Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hố, xã hội, bảo vệ mơi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu1... Hy vọng, với định hướng này nền kinh tế nước ta sẽ khắc phục được những tồn tại yếu kém, phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong tương lai.

Tài liệu tham khảo 

[1] Nguyễn Bá Ân (2012), Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước giai đoạn 2011-2020, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[2] Ban Tuyên giáo Trung ương (2011), Những điểm mới trong các văn kiện Đại hội XI của Đảng, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[3] Ban Tuyên giáo Trung ương (2016), Những nội dung chủ yếu và

mới trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng,

Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội.

[4] Bộ Công Thương (2017), Báo cáo Logistics Việt Nam 2017,

Nxb. Cơng Thương.

[5] Phạm Đỗ Chí, Trần Nam Bình (Chủ biên, 2001), Đánh thức con

rồng ngủ quên, kinh tế Việt Nam đi vào thế kỷ 21, Nxb. Thành phố

Hồ Chí Minh.

[6] Phạm Minh Chính, Vương Qn Hồng (2009), Kinh tế Việt Nam,

thăng trầm và đột phá, Nxb. Chính trị Quốc gia.

[7] Nguyễn Trí Dĩnh, Phạm Huy Vinh, Trần Khánh Hưng (Đồng chủ biên, 2013), Giáo trình lịch sử kinh tế, Nxb. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 186 - 190)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)