Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 163 - 165)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ TRONG 30 NĂM ĐỔI MỚI (1986 ‐ 2016) 

7.1.2.4. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trước đổi mới, do nhận thức phiến diện về cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa đã dẫn đến khuynh hướng ham xây dựng công nghiệp nặng, quy mô lớn và thiên về xây dựng mới, gây ra tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế. Để khắc phục tình trạng trên, Đại hội VI đã đề ra chủ trương bố trí lại cơ cấu sản xuất, cơ cấu đầu tư giữa các ngành kinh tế, cụ thể hóa một bước quan trọng chiến lược cơng nghiệp hóa đất nước. Đại hội đã xác định cần tập trung sức người, sức của vào việc thực hiện ba chương trình kinh tế lớn (lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) và coi đây là sự cụ thể hóa nội dung chính của cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường đầu tiên.

Tại Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1 năm 1994), lý luận mới về cơng nghiệp hóa có sự thay đổi căn bản. Đảng ta chủ trương cơng

nghiệp hóa phải đi đơi với hiện đại hóa, coi đó là con đường thốt khỏi

nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới, giữ được ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ được độc lập, chủ quyền và định hướng phát triển xã hội chủ nghĩa. Do đó, cơng nghiệp hóa gắn liền

với hiện đại hóa trở thành một nhu cầu khách quan trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam.

Cơng nghiệp hố, hiện đại hố theo quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam có một số nội dung chủ yếu sau:

- Mục tiêu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá được Đại hội VIII xác định rõ: "xây dựng nước ta thành một nước cơng nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, văn minh" [Văn kiện Đảng Tồn tập, tập 55, 2015, 366]. Đại hội VIII còn xác định nước ta chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu đến năm 2020 đưa đất nước cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đại hội XII điều chỉnh mục tiêu: "Đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" [Văn kiện Đại hội XII, 2016, 89]; đồng thời xác định hệ tiêu chí nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại và chỉ rõ, cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa được tiến hành qua 3 bước1.

- Nội dung cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Được điều chỉnh theo hướng lấy nơng nghiệp làm khâu đột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến là mặt trận hàng đầu. Cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thôn được coi trọng đặc biệt. Về nội dung tổng qt của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX nêu 4 chủ trương lớn: phát triển lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn; xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; phát triển kết cấu hạ tầng và đơ thị hóa nơng thơn; xây dựng đời sống văn hóa - xã hội và phát triển nguồn nhân lực.

1 Trong đó: Bước 1, tạo tiền đề, điều kiện để cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa; bước 2, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và bước 3, nâng cao chất lượng cơng nghiệp hóa, mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa và bước 3, nâng cao chất lượng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Con đường và bước đi của cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa

Tại Đại hội IX, Đảng ta đã đưa ra nhận định quan trọng: cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa là nhiệm vụ trung tâm và con đường cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta "cần và có thể rút ngắn thời gian, vừa có những bước tuần tự, vừa có bước nhảy vọt" [Văn kiện Đại hội IX, 2003, 91]. Đại hội X chủ trương đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Như vậy, từ năm 1986 đến nay, đường lối cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa liên tục được bổ sung, hồn thiện cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của đất nước và xu hướng phát triển của thế giới. Sự đột phá trong tư duy của Đảng ta về cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thể hiện rõ nét trong chủ trương chuyển mơ hình cơng nghiệp hóa từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp sang cơng nghiệp hóa sử dụng những yếu tố hợp lý của kinh tế thị trường; chuyển từ q trình cơng nghiệp hóa "khép kín" theo mơ hình thay thế nhập khẩu sang thực hiện cơng nghiệp hóa gắn liền với phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hướng mạnh vào xuất khẩu; từng bước đổi mới cách thực hiện cơng nghiệp hóa (chuyển cơng nghiệp hóa theo cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang gắn liền với nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; cơng nghiệp hóa gắn liền hiện đại hóa).

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 163 - 165)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)