Tình hình thế giớ

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 114 - 115)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1976 ‐ 1985) 

6.1.1.1. Tình hình thế giớ

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 miền Nam hồn tồn giải phóng, đất nước thống nhất, cách mạng Việt Nam bước sang thời kỳ mới - thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước trong bối cảnh thế giới có nhiều khó khăn, thử thách. Sự bao vây, cấm vận, phong tỏa kinh tế của Mỹ và các nước đồng minh của họ đã gây ra khơng ít khó khăn cho kinh tế miền Nam nói riêng và kinh tế cả nước nói chung. Trước giải phóng, nguồn hàng cơng nghiệp phong phú của miền Nam dựa nhiều vào nhập khẩu thông qua hệ thống viện trợ của Mỹ (khoảng trên dưới 1 tỷ USD). Các mặt hàng này rất phong phú về chủng loại: từ nguyên nhiên liệu, máy móc cho cơng nghiệp, nông nghiệp đến hàng tiêu dùng... Sau cấm vận, sự phong phú về hàng hóa ở miền Nam đã sớm chuyển thành sự thiếu hụt nghiêm trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và tiêu dùng.

Ngay sau ngày giải phóng, Việt Nam vẫn nhận được sự viện trợ lớn từ các nước xã hội chủ nghĩa, nhưng không lâu sau, nguồn viện trợ này bị giảm dần. Trước hết là khoản viện trợ của Trung Quốc, trước đây thường vào khoảng 300-400 triệu USD/năm. Sau do nhiều diễn biến phức tạp trong quan hệ quốc tế và giữa hai nước, nguồn viện trợ này giảm dần và chấm dứt hoàn toàn vào năm 1977. Nguồn viện trợ từ các nước xã hội chủ nghĩa khác, chủ yếu là Liên Xơ, mặc dù tính bằng tiền thì tăng nhưng quy ra hiện vật lại giảm. Vì từ khi gia nhập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) vào năm 1978, Việt Nam phải chấp nhận mọi thiết chế kinh tế của khối đó, trong đó có quy định về giá. Việc mua bán, nhập khẩu giữa các nước trong khối SEV áp dụng theo "giá trượt" (được tính trên cơ sở giá

bình qn trên thị trường thế giới trong 5 năm trước đó để hình thành giá cho năm sau). Mức giá này cao hơn 2,5-3 lần so với mức giá viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa dành cho Việt Nam. Do vậy, nếu tính bằng tiền rúp thì viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam tăng từ 1,1 tỷ lên 1,5 tỷ, nhưng vì áp dụng "giá trượt" nên khoản 1,5 tỷ đó chỉ mua được một khối lượng hàng hóa bằng một nửa trước đây, tức là khoảng 600-700 triệu rúp. Với một nền kinh tế vốn hàng chục năm sống chủ yếu dựa vào nhập khẩu, thì sự cắt giảm nguồn viện trợ này là một thách thức lớn.

Sự trì trệ và mất ổn định trong kinh tế - xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu giữa thập niên 70 của thế kỷ XX đã làm bộc lộ những hạn chế của mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Thực tế đó gây nên tình trạng lúng túng trong tư duy kinh tế của các nhà lãnh đạo Việt Nam.

Bên cạnh khó khăn, sự nghiệp phát triển kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội của Việt Nam nhìn chung cũng có những thuận lợi cơ bản. Sau năm 1975, không chỉ các nước xã hội chủ nghĩa mà một số nước trong khu vực và trên thế giới đã quan tâm, giúp đỡ Việt Nam khắc phục khó khăn, hàn gắn vết thương chiến tranh, hội nhập với môi trường quốc tế. Thuận lợi này sẽ giúp Việt Nam kiềm chế được những diễn biến xấu hơn với một vài mối quan hệ chưa tốt. Ngoài ra, sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học - kỹ thuật trên thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nước ta trong xây dựng, phát triển đất nước.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 114 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)