Trong lĩnh vực giao thông vận tải và bưu điện

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 131 - 133)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 Nghị quyết của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp, Báo Nhân dân ngày 2/4/988.

6.2.1.5. Trong lĩnh vực giao thông vận tải và bưu điện

a. Giao thông vận tải

Chiến tranh và thiên tai đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với giao thông vận tải nước ta. Ở miền Bắc, hầu hết các tuyến đường bộ

đều bị hư hỏng xuống cấp, phương tiện vận tải vừa thiếu, vừa lạc hậu; hệ thống vận tải biển và cảng biển còn nhỏ bé, kỹ thuật thô sơ; công nghiệp sửa chữa phương tiện vận tải không đáp ứng được nhu cầu. Ở miền Nam, tuy hệ thống giao thông vận tải tương đối phát triển; nhưng tập trung chủ yếu ở các đô thị, cịn ở vùng nơng thơn giao thơng vận tải vẫn ở trạng thái tự nhiên. Phương tiện vận tải nhiều nhưng chủ yếu là của tư nhân, sân bay nhiều nhưng chủ yếu sử dụng cho quân sự.

Sau hai cuộc chiến tranh biên giới phía Tây Nam và phía Bắc hệ thống giao thơng vốn đã xuống cấp nay càng hư hỏng nặng; trong khi đó ngân sách để đầu tư, duy tu, bảo dưỡng giao thơng khơng có nhiều. Vì thế, để đảm bảo giao thông vận tải được thông suốt và liên tục phục vụ giao thương, đi lại của nhân dân hai miền, ngành giao thông vận tải đã thành lập tuyến vận tải liên hợp đường sắt và ô tô từ Hà Nội, chuyển tiếp tại Vinh sau đó vào thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều cơng trình giao thơng và những tuyến đường bộ huyết mạch đã được tập trung sửa chữa từng bước. Trong giai đoạn 1976-1980 hơn 81.000 km đường bộ đã được xây dựng. Tuyến đường sắt Bắc Nam dài 1.730 km đã được khôi phục vào cuối tháng 12 năm 1976. Cũng trong năm này, Hội đồng Chính phủ có Nghị định thành lập Tổng cục hàng không dân dụng Việt Nam mở đường cho sự phát triển của giao thông hàng không. Nhiều chuyến bay dân dụng trong, ngoài được thiết lập và đưa vào khai thác: Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh - Phnơm Pênh, Lào - Hà Nội, Gia Lâm - Đà Nẵng - Plâyku... Giao thông đường sông, đường biển có bước phát triển nhất định, tuy nhiên vẫn chưa được khai thác tương xứng với tiềm năng của đất nước.

b. Bưu điện

Ý thức được tầm quan trọng của lĩnh vực thông tin liên lạc nên ngay sau ngày giải phóng ngành bưu điện đã tập trung khắc phục hậu quả của chiến tranh và xây dựng kế hoạch phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu của đất nước. Nghị định 390/CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm 1979 xác định ngành bưu điện là "cơ quan thông tin liên lạc của Đảng và chính quyền các cấp", đồng thời đây cũng là một ngành "kinh tế - kỹ thuật" của nền kinh tế quốc dân. Vì được đầu tư và quan tâm phát triển nên hệ thống đường dây điện thoại và số lượng máy điện thoại tăng đều qua các năm:

năm 1977 cả nước có 63,1 nghìn km đường điện thoại, năm 1980 tăng lên là 78,2 nghìn km; tổng số đài điện thoại tăng từ 2.175 cái (năm 1976) lên 3.661 cái (năm 1980); số lượng máy điện thoại cũng tăng từ 30.328 chiếc (năm 1976) lên 90.630 chiếc (năm 1980). Số lượng bưu phẩm, bưu kiện, thư và điện chuyển tiền, điện báo, điện thoại đường dài... được chuyển đi hàng trăm nghìn lượt mỗi năm. Doanh thu năm 1976 đạt 50,6 triệu đồng đã tăng lên 146,4 triệu đồng vào năm 1980. Tuy nhiên, so với yêu cầu của nền kinh tế thì sự phát triển đó chưa theo kịp và rất cần có sự đột phá để đẩy mạnh hơn nữa tốc độ phát triển của ngành bưu điện, đáp ứng những yêu cầu của nền kinh tế.

Tóm lại: trong giai đoạn 1976-1980, nền kinh tế nước ta được thống

nhất, chế độ sở hữu tư liệu sản xuất xã hội chủ nghĩa đã phổ biến trên quy mô cả nước, đồng thời mơ hình kế hoạch hoá tập trung, bao cấp được xác lập. Cả nước bắt tay vào công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, đến cuối giai đoạn này, nhiều chỉ tiêu trong kế hoạch 5 năm không đạt được: nông nghiệp bước vào khủng hoảng; cơng nghiệp trì trệ, nhiều xí nghiệp quốc doanh làm ăn thua lỗ, lãi giả lỗ thật, chất lượng sản phẩm kém, hàng hóa tiêu dùng thiết yếu thiếu nghiêm trọng, công nghiệp đầu tư lớn nhưng hiệu quả thấp; lưu thông rối loạn; lạm phát luôn tăng ở mức hai con số...

6.2.2. Giai đoạn 1981-1985

Tình trạng khủng hoảng của nền kinh tế trong quá trình thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai đã làm bộc lộ những khuyết tật của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp1 đồng thời cũng làm nảy sinh những nhân tố mới để giải quyết khủng hoảng. Ở nhiều địa phương và cơ sở sản xuất xuất hiện những tìm tịi, thử nghiệm sáng tạo, vượt ra khỏi cơ chế quản lý cũ. Hiện tượng này, khi đó được gọi là "xé rào" hay

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 131 - 133)