Chính sách kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 88 - 90)

1 Cơ chế quản lý kinh tế là hệ thống các biện pháp, hình thức, cách thức tổ chức, điều kiện duy trì các mối quan hệ kinh tế phát triển phù hợp với những quy luật kinh tế khách quan

5.2.1.1. Chính sách kinh tế

a. Bối cảnh lịch sử

Dưới con mắt của các chiến lược gia Mỹ thì Đơng Nam Á nói chung, Việt Nam nói riêng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược toàn cầu của họ. Vì thế, sau Hiệp định Giơ-ne-vơ, Mỹ đã "hất cẳng Pháp", từng bước biến miền Nam thành tiền đồn chống Cộng ở khu vực châu Á. Mỹ kết hợp với tay sai người Việt xây dựng tại miền Nam một bộ máy chính quyền thân Mỹ; tiến hành đàn áp các lực lượng chống đối; "xé bỏ Hiệp định Giơ-ne-vơ"... Mỹ giúp chính quyền miền Nam xây dựng lực lượng quân sự mạnh và điều khiển lực lượng này thông qua hệ thống cố vấn để thực hiện các mục tiêu của mình. Qn đội của chính quyền Sài Gịn có xu hướng tăng nhanh trong nửa đầu thập niên 1960 (từ 223.000 năm 1960 lên 571.200 quân năm 1965). Trong những năm 1961-1973, để đối phó với cách mạng miền Nam, Mỹ đã triển khai các chiến lược: "Chiến lược chiến tranh đặc biệt" (1961-1965); "Chiến lược chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973).

Để thống trị miền Nam Việt Nam, Mỹ đã sử dụng kết hợp các cơng cụ chính trị, qn sự và viện trợ kinh tế. Trong đó, viện trợ là cơng cụ quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế miền Nam. Trong 20 năm (1954-1974), Mỹ triển khai nhiều chương trình viện trợ cho chính quyền Sài Gịn để hỗ trợ, giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự, kinh tế. Năm 1955, Mỹ viện trợ 320 triệu đô la cho miền Nam. Viện trợ Mỹ chủ yếu được thực hiện thông qua hai hình thức: viện trợ quân sự và viện trợ kinh tế. Trong giai đoạn 1954-1964, Mỹ đã viện trợ 3.993,9 triệu đô la;

giai đoạn 1969-1975, viện trợ tăng đến mức cao nhất, có năm lên đến 4 tỷ đô la. Tổng cộng từ 1969 đến 1975, Mỹ viện trợ cho chính quyền Sài Gịn là 16 tỷ, trong đó 13 tỷ là viện trợ quân sự trực tiếp, 3 tỷ là viện trợ kinh tế. Viện trợ kinh tế được xem là một cơng cụ để phục vụ mục đích qn sự và chính trị. Loại viện trợ này chủ yếu cung cấp hàng hóa tiêu dùng đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của miền Nam. Có hai chương trình viện

trợ kinh tế lớn là AID (do Bộ Nông nghiệp Mỹ phụ trách) và MACV (Bộ chỉ huy quân sự tại Việt Nam phụ trách). Trong đó, quy định của Chương trình AID là chính quyền Sài Gịn phải dùng số đơ la được viện trợ để mua hàng xuất khẩu của Mỹ. Còn khoản viện trợ MACV được dùng để trả lương cho nhân viên Việt Nam (140.000 người) làm việc trong lĩnh vực xây dựng và dịch vụ của miền Nam.

Như vậy, trong 20 năm, Mỹ đã viện trợ một khoản "khổng lồ" cho miền Nam thơng qua hai hình thức chủ yếu là viện trợ kinh tế và viện trợ quân sự. Mục tiêu cuối cùng trong việc Mỹ viện trợ không phải để phát triển kinh tế, "phát triển kinh tế chỉ là mục tiêu thứ yếu, là một bước đệm nhằm hỗ trợ cho chiến tranh và những mối quan tâm về chính trị" [Phạm Thị Hồng Hà, 2017, 68].

b. Chính sách kinh tế của chính quyền Sài Gịn

Trong 20 năm (1955-1975), Mỹ và Chính quyền Sài Gịn đã triển khai nhiều chính sách kinh tế quan trọng nhằm xây dựng, phát triển một nền kinh tế thị trường, có quan hệ rộng rãi với bên ngoài hướng theo những mục tiêu chính trị, quân sự trong chiến lược toàn cầu của Mỹ. Cụ thể:

- Đối với nơng nghiệp, nơng thơn

Để ổn định tình hình, lơi kéo dân nơng thơn đi theo mình, đồng thời thúc đẩy nơng nghiệp, nơng thơn phát triển, chính quyền Sài Gịn đã triển khai các chương trình: Cải cách điền địa, "người cày có ruộng"; tổ chức lại nông thôn thông qua việc xây dựng khu "dinh điền", "trù mật" và "ấp chiến lược".

+ Cải cách điền địa và Chương trình "người cày có ruộng"

Để "Cải cách điền địa", chính quyền Diệm đã ban hành ba Dụ: Dụ số 2, số 7 và số 57. Trong đó, Dụ số 2 (ra ngày 8 tháng 1 năm 1955) quy định tất cả tá điền phải ký khế ước thuê ruộng (cả với ruộng đất của họ đang canh tác) với mức địa tơ từ 15-25%, tính theo vụ chính trong năm. Dụ số 7 (ngày 5 tháng 2 năm 1955) quy định ruộng đất bỏ hoang cách mạng đã giao cho nơng dân sử dụng thì trong vịng 1 tháng, chủ đất có

thể quay về làm thủ tục khai báo, sau đó cho thuê. Nếu chủ đất không quay về làm thủ tục, ruộng đất đó được giao cho Hội đồng Hương chính quản lý, đem cấp phát cho tá điền (ưu tiên những người di cư từ miền Bắc vào). Ruộng đất này được miễn thuế trong năm đầu, từ năm thứ 2 phải nộp một nửa, năm thứ ba nộp 3/4 mức địa tơ trung bình của địa phương.

Dụ 57 (ngày 22 tháng 10 năm 1956) quy định diện tích tối đa một chủ đất sở hữu không quá 100 ha (không kể 15 ha ruộng hương hỏa; một số ruộng đất trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và đất chăn ni gia súc). Nếu q giới hạn chính phủ sẽ mua số ruộng đất đó và bán lại cho nơng dân. Ruộng đất quá giới hạn được gọi là ruộng đất "truất hữu". Chính phủ mua theo giá thị trường, trong đó 10% trả bằng tiền, cịn lại trả bằng trái phiếu hữu danh, được bảo đảm với lãi suất 5%/năm trong vòng 5 năm. Chính phủ bán số ruộng đất này cho nông dân theo giá tương đương với giá chính phủ mua của người bị "truất hữu" ruộng đất; nông dân sẽ trả dần trong 6 năm, khơng tính lãi.

Việc ban hành và thực thi Dụ số 2 và Dụ số 7 về thực chất là để xóa bỏ ảnh hưởng của cách mạng đối với nông dân miền Nam1. Nếu so với Dụ số 2 và Dụ số 57, với chính sách ruộng đất cách mạng thực hiện trong thời kháng chiến chống Pháp thì thấy mức địa tơ (Dụ số 2) đã tăng lên; đồng thời Dụ số 57 đã loại số địa chủ có dưới 100 ha khỏi diện "truất hữu". Như thế, cải cách điền địa đã phục hồi và duy trì sự tồn tại của đại bộ phận địa chủ. Lực lượng này chiếm 2/3 diện tích ruộng đất và thực hiện bóc lột địa tô đối với nông dân miền Nam [Lâm Quang Huyên, 1997, 39]. Cải cách điền địa như vậy chưa thật sự tiến bộ, cịn có những bất hợp lý; vì thế đến thời Thiệu, chính quyền Sài Gịn phải làm lại cải cách điền địa (với tên gọi mới: Chương trình "người cày có ruộng").

Ngày 26 tháng 3 năm 1970, Nguyễn Văn Thiệu ký Pháp lệnh số 003/70, ban hành Luật "Người cày có ruộng". Nội dung bao gồm 5 điểm:

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 88 - 90)