CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 118 - 119)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1976 ‐ 1985) 

6.2. CHÍNH SÁCH KINH TẾ VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN

Với mục tiêu phấn đấu đưa nền kinh tế nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa về cả quy mô và quan hệ sản xuất, Đảng và Nhà nước đã có những điều chỉnh kịp thời về mặt chính sách trên từng lĩnh vực cụ thể. Tuy nhiên, trải qua hai kế hoạch 5 năm, tình hình kinh tế - xã hội chưa được cải thiện nhiều. Những dấu hiệu của khủng hoảng kinh tế đã xuất hiện (1976-1980) và sau đó là cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội tồn diện, trầm trọng, dẫn tới những tìm tịi, thử nghiệm đổi mới trong nền kinh tế (1981-1985).

6.2.1. Giai đoạn 1976-1980

Đây là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ hai trên cơ sở hiện thực hóa đường lối kinh tế được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ IV, hướng vào việc giải quyết hậu quả chiến tranh, thống nhất kinh tế trên phạm vi cả nước, từng bước thực hiện cơng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa theo mơ hình kế hoạch hóa, tập trung, xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Kế hoạch 5 năm này vẫn được xây dựng trên nền tảng của cơ chế cũ là kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, đề cao vai trò của

kinh tế quốc doanh và tập thể hóa nơng nghiệp, xây dựng cơ cấu công - nơng nghiệp hồn chỉnh, trong đó cơng nghiệp nặng được ưu tiên phát triển.

Để thực hiện mục tiêu xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, trước hết phải cải tạo các thành phần phi xã hội chủ nghĩa, quy tụ vào hai thành phần kinh tế cơ bản là quốc doanh và tập thể. Chính sách kinh tế được đề ra trong giai đoạn này là: "hoàn thành về cơ bản cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Nam, củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất ở miền Bắc; cải tiến mạnh mẽ công tác thương nghiệp, giá cả, tài chính, ngân hàng" [Văn kiện Đảng, Tồn tập, tập 37, 2004, 528] để đi đến sự thống nhất về kinh tế trên phạm vi cả nước. Đảng và Nhà nước đã luôn bám sát nhiệm vụ trên để ban hành các chỉ thị, nghị quyết, chính sách, giải quyết kịp thời những vấn đề do thực tiễn đặt ra ở từng miền và trong từng lĩnh vực cụ thể:

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)