Trong lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 119 - 121)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

KINH TẾ THỜI KỲ TRƯỚC ĐỔI MỚI (1976 ‐ 1985) 

6.2.1.1. Trong lĩnh vực nông nghiệp

Đối với miền Bắc, những năm trước đây, nông nghiệp phổ biến là

các hợp tác xã bậc cao với quy mô thôn. Thực hiện mục tiêu đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, các hợp tác xã tiếp tục được mở rộng về quy mô, thống nhất quản lý tất cả các khâu từ sản xuất đến phân phối, tổ chức lao động theo hướng tập trung, chun mơn hóa, cơ giới hóa giống như các xí nghiệp cơng nghiệp. Vì vậy, từ năm 1976-1980, khắp các vùng từ đồng bằng đến miền núi đều dấy lên cao trào mở rộng quy mô hợp tác xã từ thôn lên xã hoặc liên xã. Năm 1979, tồn miền Bắc có 4.154 hợp tác xã quy mơ tồn xã. Một số nơi đã hợp nhất 2-3 hợp tác xã thành một với quy mơ trên 1.000 ha. Có thể nói, đây là thời kỳ mà mơ hình hợp tác hóa - tập thể hóa phát triển tới trình độ cao nhất cả trong lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, quy mơ hợp tác xã càng mở rộng thì sản xuất càng kém hiệu quả. Đầu tư cho nông nghiệp tăng nhưng sản lượng lương thực ngày càng giảm: từ 6,407 triệu tấn với bình quân đầu người 247 kg năm 1976 giảm xuống cịn 5,997 triệu tấn, bình qn đầu người là 214 kg vào năm 1980. Tình trạng thất thốt, mất mát, hư hao tài sản cố định và tiền vốn trong các hợp tác xã ngày càng gia tăng; diện tích gieo trồng bị bỏ hoang ngày càng lớn, người lao động thờ ơ với công việc của

hợp tác xã, mức thu nhập của xã viên giảm. Có thể nói đến cuối thập niên 1970, mơ hình hợp tác xã nông nghiệp ở miền Bắc lâm vào tình trạng khủng hoảng nặng nề.

Ở miền Nam, sau giải phóng, đại bộ phận ruộng đất đã về tay nơng

dân, quan hệ sản xuất phong kiến khơng cịn là trở lực trên con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ chủ yếu ở miền Nam lúc này là xóa bỏ những tàn dư thực dân phong kiến về ruộng đất và giải quyết vấn đề tranh chấp ruộng đất trong nhân dân mà không cần thực hiện cuộc cải cách ruộng đất như ở miền Bắc. Do vậy, sau khi đã xóa bỏ về cơ bản tàn dư thực dân phong kiến, miền Nam bắt tay vào xây dựng mơ hình tập thể hóa nơng nghiệp dưới hai hình thức: tập đồn sản xuất và hợp tác xã. So với miền Bắc, cơng cuộc hợp tác hóa nơng nghiệp ở miền Nam có một số điểm khác biệt: Thứ nhất, hình thức hợp tác xã chỉ làm thí điểm ở một số tỉnh còn phần lớn các hộ nơng dân vào các tập đồn sản xuất có quy mơ, hệ thống tổ chức đơn giản hơn, đảm bảo cho nơng dân có một phần kinh tế phụ lớn hơn miền Bắc. Về bản chất thì vẫn là tập hợp ruộng đất để tổ chức canh tác tập thể, sản phẩm được phân chia căn cứ theo mức đóng góp, việc điều hành do một ban quản lý của tập đồn đảm nhận. Thứ hai, vì trước đây nông nghiệp ở miền Nam đã bước đầu được cơ giới hóa, nơng dân đã sử dụng máy móc trong sản xuất nên cơng cuộc hợp tác hóa ở miền Nam "đi đơi với thủy lợi hóa, cơ giới hóa". Theo đó, những chủ có máy được trưng mua và đưa máy vào tập đoàn, thành lập các tập đoàn riêng gọi là tập đoàn máy kéo để phục vụ hợp tác xã nông nghiệp.

Kết quả, đến cuối thập niên 1970, đầu thập niên 1980, cơng cuộc hợp tác hóa nơng nghiệp ở các tỉnh Nam Trung Bộ đã cơ bản hoàn thành. Gần 1.200 hợp tác xã và 775 tập đoàn sản xuất đã được thành lập, thu hút 91,6% số hộ nông dân tham gia. Ở các tỉnh Tây Nguyên đã đưa 90,3% số hộ nông dân vào con đường làm ăn tập thể chủ yếu dưới hình thức tập đồn sản xuất. Cịn các tỉnh Nam Bộ, đến cuối năm 1979, cơng cuộc hợp tác hóa mới bắt đầu bước sang thời kỳ mới, chủ yếu là hình thành các tập đồn sản xuất nơng nghiệp. Có 13.246 tập đồn sản xuất đã được xây dựng. Nhưng vì làm ồ ạt và khơng chuẩn bị tốt, nhất là việc điều chỉnh ruộng đất chưa được giải quyết hợp lý và xảy ra thiên tai nên có trên

4.000 tập đồn sản xuất gặp khó khăn và dần dần bị tan rã, cơng tác cải tạo nông nghiệp cũng bị buông lơi ở một số địa phương.

Để chấn chỉnh những lệch lạc đó, Ban Bí thư đã ra Chỉ thị số 93 (tháng 6 năm 1980) nhấn mạnh tinh thần tiếp tục cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với nông nghiệp Nam Bộ. Do vậy, đến cuối năm 1980, phong trào hợp tác hóa nơng nghiệp dần đi vào ổn định. Gần 90% hộ nơng dân đã vào các tập đồn sản xuất hoặc hợp tác xã và khoảng 90% ruộng đất đã được đưa vào các tổ chức này.

Tuy nhiên, giống như miền Bắc, cơng cuộc hợp tác hóa ở miền Nam đã có những biểu hiện "chủ quan, nóng vội trong cải tạo, gị ép nơng dân vào hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, đưa hợp tác xã lên quy mơ lớn, tập thể hóa triệt để tư liệu sản xuất trong khi chưa có đủ điều kiện, áp dụng máy móc những hình thức tổ chức và quản lý giống nhau vào các vùng và các hợp tác xã, tập đồn sản xuất khác nhau"1. Vì thế, về sau, ở nhiều nơi, có khơng ít tập đồn sản xuất, hợp tác xã gặp khó khăn, khủng hoảng đi đến tan vỡ.

Bên cạnh việc chú trọng xây dựng các hợp tác xã bậc cao, vốn đầu tư xây dựng cơ bản dành cho nông nghiệp giai đoạn này cũng cao nhất trong lịch sử phát triển nơng nghiệp Việt Nam tính đến thời điểm 1976- 1980 với 19-23%. Nhờ vậy, đến năm 1980, đã có 4.141 cơng trình thủy nơng các loại có khả năng tưới cho khoảng 1.071,6 nghìn ha và tiêu úng cho khoảng 508,7 nghìn ha; điện cung cấp cho nông nghiệp tăng từ 219 triệu KWh (năm 1976) lên 233 triệu KWh (năm 1980); máy kéo các loại tăng từ 2.297 chiếc (năm 1976) lên 37.019 chiếc (năm 1980); máy bơm nước từ 18.700 chiếc (năm 1976) lên 300.000 (năm 1980).

Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện chủ trương đưa nông nghiệp miền Bắc lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa và tiến hành cải tạo nông nghiệp miền Nam, tình hình sản xuất nơng nghiệp trên phạm vi cả nước vẫn khơng được cải thiện, thậm chí có dấu hiệu giảm xuống. Sản lượng thóc khơng tăng mà còn giảm. Năm 1976 là 11,827 triệu tấn; năm 1977

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 119 - 121)