FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định Thương mại Tự do 2 FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 184 - 186)

- Về ưu điểm: Trong đời sống kinh tế đã xuất hiện một số nhân tố

1 FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định Thương mại Tự do 2 FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài.

thu hút FDI còn hạn chế, chỉ có 211 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 1.603,5 triệu USD. Đến giai đoạn 1991-1995, FDI vào Việt Nam tăng vượt bậc với 1.409 dự án và tổng số vốn đăng ký là 18.379,1 triệu USD. Đây là thời kỳ bùng nổ FDI tại Việt Nam do những thuận lợi từ Việt Nam đem lại (chi phí đầu tư kinh doanh thấp; lao động với giá rẻ, ổn định). Sang giai đoạn 1996-2000, FDI có sự sụt giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 và do môi trường đầu tư chậm được cải thiện. Trong giai đoạn 2001-2005, FDI vào Việt Nam có sự phục hồi nhưng tốc độ chậm. Giai đoạn 2006-2010, FDI biến động thất thường. Năm 2006, tổng vốn đăng ký 12.004 triệu USD, tăng 75,5% so với năm 2005. Năm 2007-2008, FDI đổ vào Việt Nam tăng lên nhanh chóng do từ tháng 1-2007, nước ta trở thành thành viên chính thức của WTO.

Từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, môi trường đầu tư được cải thiện, khung pháp luật về đầu tư phù hợp hơn với thông lệ quốc tế, nên làn sóng đầu tư lớn từ Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản đồng loạt rót vốn vào Việt Nam. Tuy vậy, trong hai năm 2009 và 2011, FDI vào Việt Nam bị sụt giảm đáng kể. Tình hình này là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, các nhà đầu tư giảm sút niềm tin, bên cạnh đó lạm phát và các chi phí đầu vào tăng... Từ năm 2012 đến 2015, số lượng dự án FDI và tổng số vốn đăng ký có xu hướng cải thiện. Năm 2016, với việc hàng loạt Hiệp định thương mại tự do (FTA) có hiệu lực nguồn đầu tư FDI bắt đầu tăng lên. Tính chung tổng vốn đăng ký của các dự án cấp mới, cấp vốn bổ sung và đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần trong năm 2016 đạt hơn 24,3 tỷ USD, tăng 7,1% so với năm 2015. Điểm đáng lưu ý là FDI thực hiện năm 2016 tăng 9% so với 2015, đạt mức giải ngân vốn FDI cao nhất từ trước đến nay.

Hiện nay, có 92 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào nước ta; trong đó Đài Loan là nhà đầu tư số 1 với trên 2.146 dự án với tổng vốn đăng ký 22,8 tỷ USD. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2.650 dự án với tổng vốn đăng ký 22,1 tỷ USD; tiếp theo là Singapore, Nhật Bản và Malaysia. FDI đã có mặt ở 63 tỉnh, thành trong cả nước; thành phố Hồ Chí Minh hiện là

nơi thu hút nhiều FDI nhất với trên 3.500 dự án và vốn đăng ký là 29,9 tỷ USD, chiếm 16,4% tổng số vốn đăng ký. Bên cạnh FDI, từ năm 1993, nước ta bắt đầu tiếp nhận Nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Số lượng vốn ODA vào Việt Nam có xu hướng tăng lên. Trong 5 năm 2011- 2015, nước ta ký kết thêm được gần 27,0 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi; giải ngân được 24,3 tỷ USD. Hiện nước ta có 28 nhà tài trợ song phương và 23 tổ chức tài trợ đa phương; ngồi ra cịn có trên 350 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam.

Tóm lại: Những thành tựu to lớn đã đạt được trên đây là kết quả của

đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Những thành tựu này có ý nghĩa rất quan trọng, chúng góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân; đồng thời nâng cao uy tín Việt Nam trên trường quốc tế, tạo ra thế và lực mới để nước ta phát triển mạnh mẽ hơn trong thế kỷ XXI.

7.2.2. Những hạn chế và một số kinh nghiệm

7.2.2.1. Những hạn chế cơ bản

- Thứ nhất, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của

nền kinh tế còn thấp, quy mơ nền kinh tế cịn nhỏ bé. Tăng trưởng kinh tế

nước ta chủ yếu dựa vào các nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng, với những ngành, những sản phẩm truyền thống, công nghệ thấp, tiêu hao vật tư cao, chưa đi sâu vào chất lượng và còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư công và bảo hộ, bao cấp dưới nhiều hình thức của Nhà nước, làm giảm tính cạnh tranh của nền kinh tế. Năng lực cạnh tranh của nền kinh tế tuy đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới1.

- Thứ hai, sự thiếu ổn định và không đồng bộ của các cơ chế chính

sách phát triển kinh tế ở tầm vĩ mơ đã làm cho năng lực cạnh tranh cịn

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 184 - 186)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)