Nếu chỉ tính riêng từ liên khu IV trở ra, sản xuất vũ khí năm 953 so với năm 946 tăng lên hơn 35 lần [Nguyễn Ngọc Minh, 966, 97].

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 29 - 33)

được củng cố lại nhằm tạo điều kiện giúp đỡ nhau trong sản xuất và bảo vệ sản xuất. Để tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, Nhà nước khuyến khích nhân dân xây dựng các cơng trình thủy lợi. Đến đầu năm 1953, Liên khu III có 30.000 cơng trình tiểu thủy nơng tưới cho 10 vạn ha; Liên khu IV có hệ thống thủy nông tưới cho 18.800 vạn ha. Cải tiến kỹ thuật nơng nghiệp cũng đã có tác dụng to lớn làm cho diện tích gieo trồng được giữ vững, sản lượng nông nghiệp được tăng lên rõ rệt. Năm 1953, ở vùng tự do từ Liên khu IV trở ra đã thu hoạch được 2.757.700 tấn thóc và 650.850 tấn hoa màu, tăng gấp 2 lần so với năm 1945.

+ Về giao thông vận tải và bưu điện

Vùng kháng chiến mở rộng hơn trước nhiều. Đặc biệt từ sau chiến dịch Biên giới (cuối 1950), việc kết nối với các nước xã hội chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu mở những tuyến đường lớn từ biên giới về và thông suốt vào khu IV để phục vụ cho các kháng chiến và hoạt động kinh tế... Lúc này, "Giao thông vận tải là một mặt trận"; ngành giao thông vận tải được chú ý xây dựng. Những con đường cũ được sửa và làm thêm một loạt đường mới trong các chiến khu. Tính từ năm 1950 đến 1953, đã huy động được 20,6 triệu ngày công để làm đường. Từ năm 1950 đến 1954, từ Hà Tĩnh trở ra đã sửa chữa, khôi phục lại 3.670 km đường cũ, làm 505 km đường mới, 1.210 km đường được cải tiến để có thể dùng tạm, 47.000 m cầu được bắc lại và làm thêm, sửa chữa 458 km đường sắt và đóng thêm được 203 chiếc phà.

Năm 1950, Chính phủ đã thành lập Cục Vận tải trực thuộc Bộ Quốc phòng và doanh nghiệp vận tải quốc gia thuộc Bộ Giao thơng Cơng chính. Phương tiện vận tải được sử dụng vẫn theo chủ trương kết hợp giữa cơ giới và thô sơ. Từ sau chiến dịch Biên giới, vận tải ô tô ngày càng chiếm địa vị quan trọng, nhất là ở Việt Bắc. Vận tải thơ sơ vẫn đóng vai trị cực kỳ quan trọng trong giai đoạn này để có thể vận chuyển hàng hóa ở những đoạn đường xung yếu mà ô tô không thể thực hiện được. Ngành giao thơng vận tải đã đóng góp một phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc, đồng thời thúc đẩy giao lưu kinh tế giữa các vùng trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp.

Từ năm 1950, ngành bưu điện có bước phát triển mới. Nhờ tập hợp những máy móc thu được từ quân đội Pháp, lại được sự giúp đỡ của nước bạn, nên đã có thể cải tạo và xây dựng được bộ máy bưu điện - vô tuyến điện thống nhất trên cả nước. Ngày 12 tháng 6 năm 1951, Nha Bưu điện đổi thành Nha Bưu điện - Vô tuyến điện Việt Nam. Hệ thống tổ chức của ngành Bưu điện - Vô tuyến điện được chấn chỉnh lại trên tinh thần tinh giản biên chế, gọn nhẹ, hợp lý từng bộ phận, từng khâu quản lý, khai thác, vận chuyển bưu chính, điện chính và vơ tuyến điện để phù hợp trong tình hình mới. Cho đến đầu năm 1953, ở vùng tự do, các tuyến đường đưa thư đã "thông suốt", từ biên giới Trung Quốc đến Trung ương và về các Liên Khu, cho đến tận Nam bộ. Trong vùng tạm chiếm, cũng mở được một số tuyến chuyển thư ở Bình - Trị - Thiên và Tây Nguyên.

Hệ thống vơ tuyến điện đã hoạt động bình thường trong suốt những năm kháng chiến, đảm bảo được thông tin liên lạc quan trọng nhất từ trung ương tới các chiến khu và ra nước ngoài. Do quân đội Pháp thường tìm mọi cách phá hoại nên các cơ sở bưu điện và vô tuyến điện của ta luôn phải di chuyển. Nhưng ngay cả trong q trình di chuyển, nó vẫn đảm đương được mọi nhiệm vụ liên lạc quan trọng nhất của Đảng và Chính phủ.

+ Triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất

Tháng 3 năm 1953, Chính phủ phát động quần chúng giảm tơ, giảm tức và thực hiện thối tơ. Chính sách giảm tơ đã đạt được kết quả lớn. Tính từ Liên khu IV trở ra, đến năm 1953 đã có 397.000 ha ruộng đất được giảm tơ 25%. Ở miền Tây Nam Bộ, có nơi mức tơ được giảm cao hơn nhiều. Đó là một địn đánh mạnh vào tiềm lực kinh tế của địa chủ, là một dịp nâng cao ý thức giai cấp của nông dân và tác động mạnh đến nông thôn trong vùng tạm chiếm.

Tháng 3 năm 1952, Chính phủ ban hành Điều lệ về việc sử dụng công điền đổi thổ, dựa trên nguyên tắc chia cấp một cách cơng bằng, dân chủ và có lợi cho dân nghèo. Quyền sở hữu ruộng đất của các giai cấp xã hội ở nông thôn đến năm 1953 như trong bảng 4.2.

Ngày 4 tháng 12 năm 1953, Quốc hội thông qua Luật cải cách ruộng

đất. Từ đầu năm 1954 đến khi hịa bình lập lại, trong vùng tự do đã tiến

hành 2 đợt cải cách ruộng đất ở 270 xã (thuộc Thái Nguyên, Thanh Hóa và Bắc Giang). Kết quả thu được 44.500 ha ruộng đất, 10.000 trâu bò chia cho nông dân. Thực hiện giảm tô và cải cách ruộng đất đã giải quyết vấn đề quan hệ sản xuất ở nông thơn, vấn đề lợi ích của nơng dân lao động, kích thích sự phát triển sản xuất.

Bảng 4.2. Tình hình sở hữu ruộng đất tính đến năm 1953

Thành phần Tỷ lệ dân số (%) Tỷ lệ ruộng đất sở hữu (%)

Địa chủ 2,3 18 Phú nông 1,6 4,7 Trung nông 36,5 39 Bần nông 43 25,4 Cố nông 13 6,3 Các thành phần khác 6 1

Ruộng công và bán công 4,3

Ruộng nhà chung 1,3

Nguồn: [Tổng cục Thống kê, 1990, 63]

Trước năm 1945, địa chủ chiếm 3% dân số nhưng chiếm hữu 52,1% tổng số ruộng đất. Song đến năm 1953 địa chủ chiếm 2,3% dân số và ruộng đất chiếm hữu chỉ còn 18% tổng số ruộng đất. Nông dân lao động (trung nông, bần nông, cố nông) chiếm 92,5% dân số, đã làm chủ 70,7% tổng số ruộng đất.

Như vậy, việc thực hiện chủ trương chấn chỉnh toàn diện kinh tế - tài chính trong giai đoạn 1951-1954 đã có ý nghĩa quan trọng. Việc này đã làm cho kinh tế kháng chiến mạnh hơn; đồng thời làm suy yếu kinh tế của địch, góp phần tích cực vào thắng lợi của kháng chiến chống Pháp và tạo tiền đề quan trọng cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội sau này.

4.2.2. Kinh tế vùng tạm chiếm

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 29 - 33)