Đặc điểm tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 34 - 36)

• Cơng nghiệp

Các vùng cơng nghiệp phát triển nhất thời thuộc địa trước đây vẫn chủ yếu thuộc vùng Pháp kiểm sốt. Tuy nhiên, nhiều cơ sở, xí nghiệp, hầm mỏ quan trọng đã thuộc vùng tự do kiểm soát (mỏ thiếc Tĩnh Túc, mỏ kẽm Chợ Điền, mỏ sắt Linh Nham, mỏ than ở Thái Nguyên, Tuyên Quang, mỏ apatit Lào Cai). Cơ cấu ngành nghề công nghiệp khơng thay đổi, hầu hết vẫn là các xí nghiệp cũ được sửa chữa lại. Nhìn chung sản xuất cơng nghiệp ở vùng tạm chiếm bị thu hẹp, giảm sút nghiêm trọng so với thời kỳ trước chiến tranh. Các xí nghiệp chế biến ở thành phố, tuy có được đầu tư thêm vốn và trang thiết bị; nhưng cũng bị phá hoại nghiêm trọng và luôn bị đe dọa bởi chiến tranh. Sản xuất công nghiệp liên tục đi xuống trong quá trình tiến hành chiến tranh ở Việt Nam. Bảng thống kê 4.3 cho thấy rõ tình hình cơng nghiệp trong vùng tạm bị chiếm.

Sự giảm sút của các ngành sản xuất công nghiệp chủ yếu là do các nhà tư bản Pháp nhận thấy tình hình bất lợi của cuộc chiến tranh thuộc về Pháp, nên họ đã rút dần vốn khỏi khu vực. Người Hoa chiếm vị trí thứ hai trong cơng nghiệp vùng tạm chiếm. Họ nắm trong tay những ngành công nghiệp như xay xát, chế biến nông phẩm, thực phẩm và dịch vụ. Phần cịn lại là các xí nghiệp nhỏ, có tính chất địa phương là của các nhà công nghiệp Việt Nam.

1 "Vùng tạm chiếm" là những nơi địch tạm thời "kiểm sốt" hồn toàn. Khái niệm vùng tạm chiếm có tính co giãn và rất tương đối. Có thể hiểu đó là những vùng mà Pháp cịn tạm chiếm có tính co giãn và rất tương đối. Có thể hiểu đó là những vùng mà Pháp cịn trực tiếp khống chế ở những mức độ khác nhau [Nguyễn Văn Nhật & cộng sự, 2017, tập 11, 61].

Ngoài những lĩnh vực cơng nghiệp địi hỏi đầu tư dài hạn, một số lĩnh vực sản xuất có tính chất ngắn hạn, như giấy, gỗ, vật liệu xây dựng, đồ nhựa... đã có những sự phát triển đáng kể. Có một số lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp sang thời kỳ này lại chiếm lĩnh được thị trường và không bị các công ty Pháp chèn ép như thời thuộc địa.

Bảng 4.3. Tình hình sản xuất cơng nghiệp vùng tạm chiếm năm 1953

Sản phẩm Đơn vị Trước chiến tranh Năm 1953 So sánh (%)

Than 1000 tấn 2.615 887 33,9 Xi măng " 270 290,8 107 Muối " 208 106,8 51,3 Rượu 100 lít 500.000 81.990 16,4 Thuốc lá Tấn 5000 7.240 145 Đường trắng " 18.000 326 1,8 Đường đỏ " 36.000 2.950 8,2

Diêm Triệu bao 130 85 65,4

Dệt sợi Tấn 12.000 4.332 35,8

Dệt vải " 4.300 1.373 32

Nguồn: [Nguyễn Ngọc Minh, 1966, 439]

• Nơng nghiệp

Thực dân Pháp vẫn duy trì quan hệ sản xuất phong kiến trong nơng nghiệp. Đầu tư cho nông nghiệp giảm mạnh, vào thời điểm năm 1952 chỉ có 27 cơ sở chọn lọc giống hoạt động (trước chiến tranh có 902 cơ sở). Năng suất lúa cũng rất thấp, nếu tính ra gạo đã xay xát chỉ có 0,7 tấn/hecta, so với 1 tấn ở Miến Điện và 3 tấn ở Nhật Bản. Vì phải chi phí nhiều cho chiến tranh, khoản ngân sách dành cho phát triển nông nghiệp chưa đến 1%. Một phần nhu cầu về trang thiết bị, giống và phân bón được trang trải bằng các khoản viện trợ của Mỹ. Trừ cây cao su được chú ý phát triển phục vụ nhu cầu xuất khẩu nên sản lượng đạt được mức trước chiến tranh và Pháp thực hiện chính sách khai thác tận thu, cịn lại đều chiếm một tỷ trọng thấp không tới 50% mức sản lượng cũ (Bảng 4.4).

Bảng 4.4. Sản xuất nông nghiệp vùng tạm chiếm

Đơn vị Trước chiến tranh (A) 1953 (B) B/A (%) Lúa 1000 tấn 6.945 (1) 2.464 35,5 Ngô " 214 20,6 9,6 Thuốc lá Tấn 12.600 4.515 36 Cao su " 52.000(1) 53.257 101 Cà phê " 2.500 1.176 47 Chè " 10.900 2.174 20 Trâu 1000 con 1.370(2) 258 18,7 Bò " 1.000(2) 181 18,1 Lợn " 2.700(2) 1.317 48,7 Gỗ 1000m3 653(3) 274 42 Củi 1000 ster1 1.534(3) 530 34,5 Than gỗ 1000 tấn 90,9 10,7 11,7

Chú thích: (1) năm 1942, (2) năm 1944, (3) năm 1940, còn lại là năm 1938 Nguồn: [Nguyễn Ngọc Minh, 1966, 436]

Sản xuất nông nghiệp giảm sút nghiêm trọng là do vùng Pháp tạm chiếm ngày càng thu hẹp. Mặt khác ngay trong vùng tạm chiếm, do tác động ảnh hưởng của chiến tranh nên sản lượng cà phê, chè, mía lạc, dứa, lúa đều giảm mạnh. Ở những vùng giáp ranh, có chiến sự và có hoạt động quân sự của cả hai bên, thì nơng nghiệp cũng như đời sống của nơng dân rất khó khăn. Ở những vùng này, bộ đội và những lực lượng kháng chiến ra sức bảo vệ nhân dân, bảo vệ trâu bò, nhà cửa. Trong khi đó, Pháp dùng mọi cách để phá hoại sản xuất của nông dân như đốt phá đồng lúa, bắn chết trâu bị, phá hoại nơng cụ...

Từ cuối năm 1953, Chính phủ Bảo Đại cũng "noi theo" vùng kháng chiến, đưa ra chủ trương "cải cách điền địa". Các quy định tỏ ra rất coi

Một phần của tài liệu Giáo trình Lịch sử kinh tế Việt Nam: Phần 2 (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(195 trang)